K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Hình ảnh con cò trong thơ ca cổ, trong ca dao dân ca Việt Nam đã là hình ảnh trở nên vô cùng quen thuộc gắn bó thân thiết. Những chú còn ngày đêm kiếm ăn cần mẫn trên những đồng ruộng xanh bát ngát thẳng cánh cò bay, đã trở thành hình ảnh vô cùng thân thuộc gắn liền với người nông dân Việt Nam.

Hình ảnh con cò trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” chính là hình ảnh ẩn dụ, hiện thân cho người nông dân chân chất một nắng hai sương trên đồng ruộng, chăm chỉ, cần mẫn làm hạt lúa hạt gạo nuôi sống gia đình mình.

Bài ca dao xưa mượn tiếng kêu ai oán của con cò khi lâm nguy để nói lên nỗi lòng của những người nông dân chịu cảnh bần hàn khốn khổ, nhưng vẫn kiên quyết sống với phẩm chất trong sách của mình. Thà chết vinh còn hơn sống nhục, có chết cũng phải trong sạch ngay thẳng.

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

con cò mà đi ăn đêm
con cò mà đi ăn đêm
Đọc bài ca dao ta cảm nhận được đây là bài thơ có nghệ thuật ẩn ý ngụ ngôn vô cùng độc đáo, thể hiện lý tưởng sống của người nông dân lao động xưa khi gặp hoạn nạn, nhưng kiên quyết không chịu khuất phục cái xấu cái ác, mà muốn sống chân chính, ngay thẳng, trong sạch.

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao


Nhân vật trung tâm của bài ca dao chính là con cò, nó là hình ảnh người nông dân cần cù chăm chỉ, một nắng hai sương trên đồng, nhưng không may gặp hoàn cảnh éo le bất thường nên lúc cần cù kiếm ăn vào ban đêm.

Người dân xưa vốn lam lũ, nghèo khổ để nuôi sống gia đình họ phải lặn lội thân cò đêm ngày. Những câu thơ thể hiện sự vất vả của người lao động trong cuộc sống mưu sinh thường nhật, gợi nhiều sự xót xa cho một thân cò.

Tiếng kêu ai oán, thê lương của con cò, khi bị gặp nạn khiến người nghe cảm thấy xót thương, thương cho thân phận một chú cò, cần cù chăm chỉ nhưng chẳng may gặp cuộc sống khó khăn, gặp nạn bất ngờ.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Điệp từ ông được nhắc lại trong bài thơ này rất nhiều lần thể hiện sự bi thảm của bài ca dao. Con cò mong có một thế lực nào đó giúp đỡ mình. Một người có đủ sức mạnh để có thể giúp chú cò khốn khổ thoát cảnh bi ai.

Lời chú cò chính là lời cầu cứu của người dân lao động với những nhà cầm quyền, những người có thế lực trong xã hội cũ hay giúp đỡ cuộc sống nghèo khổ bi thương của những người nông dân lao động

Trong những lời kêu cứu của mình con cò còn muốn phân trần về những mong muốn của mình. Con cò không hề sợ cái chết nhưng muốn được chết một cách trong sạch, giữ được thanh danh phẩm hạnh của mình trước cảnh sa cơ, hoạn nạn.

Qua những lời cầu cứu than thân của số phận chú cò trong bài ca dao này ta thấy được triết lý sống nhân sinh vô cùng cao đẹp của người xưa là thà chết vinh còn hơn sống nhục, giấy rách phải giữ lấy lề của truyền thống cha ông ta chưa bao giờ phai mờ.

Thông qua bài ca dao người đọc thêm cảm phục tấm lòng lương thiện, trong sách của người xưa dù cuộc sống có khó khăn vất vả nhưng họ không bao giờ bán rẻ thanh danh của mình. Đó là một truyền thống quý báu cho con cháu phải noi theo.

16 tháng 12 2018

Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

(Nguyễn Khuyến)

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.

Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.

Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

17 tháng 12 2018

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam có rất nhiều bài hay thể hiện tình cảm của người nông dân một nắng hai sương trên đồng. Thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nông chân thật thà, chất phác. Mỗi bài ca dao đều gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc khác nhau.

Bài ca dao “Đi cấy” thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân trong cảnh nông vụ, phải lo toan nhiều chuyện, khi thời tiết không ủng hộ.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Thông qua bài ca dao này nói lên nguyện vọng của người nông dân mong cho mưa thuận gió hòa để công việc nhà nông được thuận lợi, vụ mùa bội thu, người nông dân đỡ nhọc nhằn vất vả .
Trong câu đầu tiên của bài ca dao đã thể hiện sự lo lắng của người nông dân khi mùa cấy lúa đang tới gần.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Người ta chỉ những người đi làm thuê, cấy lúa cho xong nhiệm vụ rồi lấy tiền công về không phải lo lắng gì nhiều việc cây lúa sau khi được cấy xuống ruộng có bị khô hạn, hay ngập úng nước hay không. Người nông dân trong bài ca dao là một người đi “cấy” cho chính mảnh ruộng của mình. Họ lo lắng trăm bề, sợ cây lúa sau khi trồng xuống không thể phát triển được mà chết đi thì công sức của họ sẽ bị mất trắng.

“Tôi” “trông nhiều bề” thể hiện sự lo lắng, lo toan nhiều mặt trong cuộc sống khác, thể hiện sự chu đáo, có con mắt nhìn xa trông rộng của một người hay lo toan việc nhà.

Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Điệp từ “Trông” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện sự lo lắng, mong mỏi trông chờ, mưa nắng, thời tiết có thể là cho cây lúa của người nông dân bị chết bất cứ lúc nào, thể hiện sự vất vả của nghề nông khi phải phụ thuộc số phận của mình vào thời tiết, thiên tai có thể giáng xuống bất kỳ lúc nào cướp đi công sức, sự hy vọng của người nông dân.

Khiến cho người nông dân không thể không lo lắng. Sự lo lắng cho cái ăn cái mặc của cả gia đình chỉ trông vào sự tồn tại của cây lúa nếu chẳng may cây lúa có mệnh hệ gì thì cả nhà sẽ chết đói, biết lấy gì để sống.

Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Sự lo lắng của người nông dân chỉ có thể dừng lại khi người nông dân có thêm sức mạnh, thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng. Trong hai câu ca dao này thể hiện mong muốn của người nông dân là có thời tiết an lành, phù hộ cho công việc đồng áng của người dân. Người dân khỏe mạnh để có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Đó là mong ước rất chính đáng, của những con người làm nghề nông.

Thông qua bài ca dao này ta thấy sự cực nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo, bưng bát cơm thơm dẻo người nông dân đã đổ rất nhiều công sức tâm huyết của mình vào đó. Chính vì vậy, chúng ta phải biết tôn trọng thành quả của người nông dân không nên lãng phí lúa gạo.

16 tháng 12 2018

- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng 
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ 
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. 
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

16 tháng 12 2018

Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.
 

16 tháng 12 2018

Danh từ : chú chim sẻ

Cụm danh từ : các chú chim sẻ

=> Các chú chim sẻ đang hót líu lo trên ngọn cây.

16 tháng 12 2018

Bài 15.3. Hãy điền các kí hiệu O ( điểm tựa O). O1 ( điểm tác dụng của vật), O2 (điểm tác dụng người người) vào các vị trí thich hợp trên các vật là đòn bẩy ở hình 15.2.

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

Trong các đòn bẩy trên dùng cái nào được lợi về lực

Lời giải:

Trong các đòn bẩy trên, cái được lại về lực là ở hình :c,d

16 tháng 12 2018

Bài 15.3. Hãy điền các kí hiệu O (điểm tựa), O(điểm tác dụng của vật) và O2 (điểm tác dụng của người) vào các vị trí thích hợp trên các vật là đòn bẩy ở hình 15.2. Trong các đòn bẩy trên, dùng cái nào được lợi về lực?

Trả lời:

Trong các dụng cụ trên thì dao xén giấy (hình c), và cái cậy nắp hộp (hình d) là được lợi về lực.

 
16 tháng 12 2018

Bài 15.3. Hãy điền các kí hiệu O ( điểm tựa O). O1 ( điểm tác dụng của vật), O2 (điểm tác dụng người người) vào các vị trí thich hợp trên các vật là đòn bẩy ở hình 15.2.

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

Trong các đòn bẩy trên dùng cái nào được lợi về lực

Lời giải:

Trong các đòn bẩy trên, cái được lại về lực là ở hình :c,d

16 tháng 12 2018

So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn có sự tiến bộ hơn:

- Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.



 

16 tháng 12 2018

-công cụ sản xuất:
+người tối cổ: công cụ chủ yếu là đá và cành cây
+người tinh khôn:công cụ đá(ngày càng được cải tiến),công cụ kim loại ...

16 tháng 12 2018

Ta là Sơn Tinh, vị thần trị vì ở vùng núi Tản Viên. Hôm nay, nhìn lại cảnh bình yên của đất nước, ta lại nhớ đến lần cầu hôn nàng Mị Châu xinh đẹp, vợ của ta bây giờ. Ta lại nhớ đến cuộc chiến khốc liệt với Thủy Tinh với những khó khăn, thử thách.

Câu chuyện bắt đầu từ lời kén rể của vua Hùng thứ 18. Vua Hùng có người con gái Mị Nương, xinh đẹp, nết na, nên muốn tìm cho nàng người chồng xứng đáng. Lúc ấy, ta nghe khắp thành Phong Châu dân chúng đều xôn xao bàn tán, ai sẽ là phò mã. Ta đem lòng mến mộ nàng Mị Nương từ lâu, nên thấy đây là cơ hội hiếm có để hỏi nàng làm vợ. Ta tức tốc đến thành Phong Châu. Lúc ra mắt nhà vua, trong tất cả các đối thủ, ta thấy có chàng Thủy Tinh tướng mạo khôi ngô, tài giỏi. Nếu ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy đồi thì chàng lại có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhà vua phân vân, không biết chọn ai cho con gái, nên đã gọi các quan tướng và họp mặt. Sau thời gian suy nghĩ khá lâu, cuối cùng nhà vua đưa ra quyết định: “Sáng mai, ai mang sính lễ đến trước sẽ được lấy công chúa” .Ta và Thủy Tinh đồng thanh hỏi nhà vua: “Dạ, bẩm sính lễ gồm những gì?”. Vua Hùng uy nghi trả lời: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, vơi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mồi thứ một đôi.”

Nghe xong những lễ vật vua yêu cầu, ta thở phào nhẹ nhõm vì tất cả đều là sản vật trên rừng dễ tìm kiếm. Ta cáo biệt nhà vua, rồi nhanh chóng trở về, tức tốc sai quân đi tìm đủ sính lễ. Sáng hôm sau, cả thành Phong Châu còn chìm trong mờ sương, ta đã mang đầy đủ lễ vật đến rồi xin vua Hùng đón nàng Mị Nương núi Tản. Ta rời đi không bao lâu, thì đoàn tùy tùng phía sau bỗng dưng cấp báo, vì thấy phía sau nổi lên giông tố, bão bùng cây cối nghiêng ngả. Thấy có sự bất bình, ta liền hóa phép thuật xem có chuyện gì xảy ra. Ta bay lên trên đỉnh núi cao nhìn xuống, thấy Thủy Tinh đùng đùng nổi giận đang hô mưa gọi gió di chuyển về phía núi Tản Viên. Vậy là Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ nên tức giận đuổi theo ta trả thù. Ta nhanh chóng hóa phép, bốc từng ngọn đồi di chuyển từng ngọn núi để chặn dòng nước lũ của Thủy Tinh. Trận chiến càng về sau, càng khốc liệt cả thành Phong Châu chìm trong biển nước, ta sai quân cho di rời người dân lên chỗ cao. Sức chiến đấu của Thủy Tinh, về sau yếu đi, còn ta không hề nao núng. Thủy Tinh kiệt sức, không thể cầm cự lại được bèn rút quân về.

Nhiều năm sau, Thủy Tinh vẫn ôm mối hận trong lòng nên vẫn dâng nước khiêu chiến với ta nhưng đều thất bại. Người dân thành Phong Châu đời này qua đời khác rút ra được nhiều bài học để chống lại những lần Thủy Tinh nổi giận, để cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

16 tháng 12 2018

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

-   Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.