K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2022

Khi nhận định về các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Trong mảnh sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc thường gặp những nhân vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Chính vì thế mà một số người tỏ ra hoài nghi giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao, có biết đâu rằng, chính với đám nhân vật “có vấn để” đó mà cái nhìn hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới thể hiện rõ, đầy đủ nhất”.

Và nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là một nhân vật “có vấn đề” như thế, nhưng chính những lời văn mà tác giả viết về nhân vật này và những bi kịch mày phải chịu đựng đã thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm mà Nam Cao muốn gửi gắm qua nhân vật này.

Chí Phèo có một tuổi thơ thật bất hạnh: Ngay từ khi chào đời, Chí Phèo đã là một đứa con hoang, bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ và không biết cha mẹ mình là ai. Chí lớn lên nhờ sự đùm bọc, cưu mang của dân làng. Lớn lên Chí đi ở hết nhà này đến nhà nọ. Cứ như thế, Chí lớn lên bình yên giữa những người dân nghèo khổ nhưng hiền lành. Chí cũng có ước mơ riêng của mình, đó là có một gia đình nho nhỏ “chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải”.

Đến năm hai mươi tuổi, Chí trở thành một chàng trai có vẻ đẹp toàn vẹn từ ngoại hình mạnh khỏe cho đến nội tâm hiền lành. Nhưng rồi Chí đi làm cho nhà Bá Kiến và cũng chỉ vì chuyện ghen tuông vớ vẩn Chí bị đẩy vào tù, sau bảy, tám năm biệt tích trở về làng giờ đây Chí Phèo đã hoàn toàn thay đổi từ ngoại hình cho đến tính cách.

Ngoại hình của Chí thật đáng sợ: cái đầu cạo trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Ngoại hình ấy ẩn chứa một tính cách đã hoàn toàn thay đổi, không còn tính cách “lành như đất” nữa mà giờ đây hắn chuyên đi đập đầu, rạch mặt ăn vạ, hắn lấy rượu để bầu bạn với mình và rồi trong cơn say hắn đến nhà Bá Kiến để trả thù nhưng kết quả của cả hai lần là hắn đã bị Bá Kiến “ru ngủ” bằng rượu, thịt và tiền.

Và rồi từ đó, Chí rơi vào trạng thái mất phương hướng, không biết ai là kẻ thù của cuộc đời mình và lại tiếp tiếp tục rơi vào cái bẫy mà Bá Kiến đã giăng sẵn, hắn vào tù vì Bá Kiến và rồi khi ra tù lại tiếp tục biến mình thành tay sai cho chính kẻ thù của mình, còn gì nhục nhã hơn là điều đó.

Cứ thế, cuộc đời hắn trượt dài trong những bi kịch, hắn không làm gì ngoài việc rạch mặt, ăn vạ để đòi tiền, để đâm chém những ai không cùng phe cánh với cụ Bá. Cuộc đời hắn chìm trong cơn say, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say và đánh nhau trong cơn say, “hắn đã phá tan bao nhiêu gia đình, đập vỡ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện”.

Cứ như thế đời hắn trượt dài, nhìn vào mặt hắn người ta không biết hắn bao nhiêu tuổi. Cuộc đời hắn đã xem như là bỏ đi, nhân hình bị hủy hoại, nhân tính bị xói mòn. Cả làng Vũ Đại đều tránh mặt hắn mỗi lần hắn đi qua. Ngay cả bản thân hắn cũng quên sự có mặt của hắn ở trên đời.

Nhưng rồi người nông dân bị lưu manh hóa ấy cuối cùng cũng đã thức tỉnh. Trong tâm hồn tưởng chừng như chai đá ấy của Chí vẫn còn le lói một ánh sáng của lương tâm, lương thiện chỉ cần có cơ hội thôi là sẽ bừng sáng. Và Nam Cao đã cho Chí một cơ hội để ánh sáng ấy có dịp bừng lên, đó là cho Chí được gặp gỡ với Thị Nở. Chính cuộc gặp gỡ ấy, sự chăm sóc ân cần của Thị cùng bát cháo hành nóng hổi nghi ngút khói đã làm sống dậy bản chất lương thiện của Chí.

Được Thị Nở chăm sóc, Chí Phèo rất ngạc nhiên vì xưa nay nào hắn có thấy ai tự cho ai cái gì, hắn phải dọa nạt hay cướp giật mới có. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, hắn bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ và cùng với đó là khát vọng được sống một cuộc sống khác, được hòa nhập cùng mọi người, họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn tự đặt ra câu hỏi cho mình: hắn có thể làm bạn được sao lại chỉ gây thù? Thị Nở chính là người mà Chí đặt niềm tin vào, Chí tin Thị Nở sẽ là chiếc cầu nối giúp Chí trở về với cuộc sống đó.

Nhưng rồi, khát khao sống một cuộc sống lương thiện của hắn vừa mới được nhen nhóm thì đã bị dập tắt. Chiếc cầu nối ấy đã bỏ hắn mà đi chỉ vì lời nói của bà cô: “đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao mà lại phải lấy một thằng không cha, không mẹ chỉ biết rạch mặt ăn vạ”, bỏ lại Chí với nỗi đau khổ đến tột cùng, hắn đau xót nhận ra rằng sẽ chẳng còn chiếc cầu nào mang hắn về với cuộc sống của những người lương thiện nữa.

Những lời lẽ cuối cùng đã bộc lộ tất cả bi kịch nội tâm của Chí: “Tao muốn làm người lương thiện (…). Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”.

Và cuối cùng, bi kịch đã biến thành thảm kịch. Tột đỉnh của sự khổ đau đã biến thành tột đỉnh của sự căm thù, uất hận. Chí thấy kẻ thù trước mắt cướp đi tình yêu của hắn chính là bà cô Thị Nở nhưng trong sâu thẳm tâm hồn có lẽ hắn vẫn ý thức được ai mới chính là kẻ thù gây nên một chuỗi dài bi kịch của cuộc đời mình.

Hắn xách dao đến nhà bà cô Thị Nở nhưng lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến, Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu cuộc đời mình. Trong sự bế tắc đến tột cùng, Chí đã tự tìm ra lối thoát cho riêng mình, đó là cái chết, chết để kết thúc tất cả bi kịch của cuộc đời Chí.

Nhân vật Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của mình đối với những người có số phận bất hạnh. Ở sâu thẳm trong tâm hồn họ chính là sự khát khao hạnh phúc, được yêu thương và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

9 tháng 1 2022

Trước Cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân là mối quan tâm hàng đầu của dòng văn học hiện thực phê phán. Ngô Tất Tố có Tắt đèn với chị Dậu, Nguyễn Công Hoan có Bước đường cùng với anh Pha,… Và đặc biệt là Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó nổi lên hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Hình tượng nhân vật này đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.

Chí Phèo là ai? Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã giới thiệu nhân vật của mình một cách độc đáo. Nhà văn đế Chí Phèo hiện lên trong bộ dạng của một kẻ say rượu: “Hắn vừa đi vừa chửi”. Mà hắn chửi mới lạ lùng và ngoa ngoắt làm sao: “Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi nhau với hắn”. Không lạ sao được bởi khi chửi người ta thường phải hướng tới một đối tượng cụ thể đằng này hắn hướng tới tất cả cuộc đời này, trời đất này. Lạ lùng hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên hắn chửi bỏi “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Vì sao hắn lại đến nông nỗi ấy? Nhân vật của Nam Cao vừa mới xuất hiện đã trở thành một ấn số khiến người đọc tò mò đoán định: con người ấy không tạo được chút cảm tính nào, song lại gieo vào lòng người một niềm xót xa – hắn anh ta phải có nỗi niềm khổ đau nào đó mới đến nỗi dùng rượu đế hủy hoại thân xác, những tiếng chửi đời ngoa ngoắt kia cũng nói lên một điều rằng chủ nhân của nó đã bị mất hết niềm tin vào cuộc đời, vào con người trên thế gian này. Người đọc tò mò đọc tiếp trang truyện và quả thực, cuộc đời Chí Phèo hiện lên như một cuốn phim bi thảm.

8 tháng 1 2022

câu 5 câu nào vậy !?? mik ko thấy câu 5 toàn câu 1,2,3 ko à

8 tháng 1 2022

chịu xin đề bài với làm được -_-'''' ?

=_= cho mk cái đề đc ko ? Giờ sách thay đổi r
8 tháng 1 2022

ĐÚNG RỒI SIN CÁI ĐỀ -_-'''' ?

8 tháng 1 2022

thì nói về việc ông trời đặt tên cho các loại cây và ông trời đặt cho tên loại cây đó là cây thì là 

HT

21 tháng 1 2022

sai dốt mới thế 

8 tháng 1 2022

chịu nhé tớ hơi bận nên ko giúp được :<

8 tháng 1 2022

Bác Tuấn là người lao động trí óc mà em ngưỡng mộ nhất.

Bác Tuấn là một nhà báo, hiện nay đang làm việc cho tờ báo Pháp luật. Hằng ngày, bác làm việc chăm chỉ và cần mẫn. Công việc chính của bác là viết các bài báo về mảng pháp luật và đời sống. Mỗi khi đọc những bài báo mà bác viết, dù ngắn hay dài em vẫn cảm nhận được sự tận tụy và chu đáo của bác ở trong đó. Đặc biệt, bác Tuấn còn rất được đồng nghiệp yêu quý, vì bác rất hiền lành và tốt bụng.

Ở nhà, bác Tuấn là một người cha, một người chồng tốt, là một người hàng xóm thân thiện. Ngày nghỉ, bác quét dọn nhà cửa chăm sóc cho vườn rau sau nhà, chở cái Mi con chú đi chơi phố. Mỗi lần hàng xóm sang nhờ bác chuyện gì, nếu làm được là bác làm ngay, chẳng từ chối bao giờ.

Em rất ngưỡng mộ tài năng và con người bác Tuấn.

Tham khảo

8 tháng 1 2022
Em thích những chú chim bồ câu lông trắng. Chú chim bồ câu bạo dạn đi trên sân lúa. Chú chim đi vòng quanh đống rơm, mổ lấy những hạt thóc thừa con sót lại trên cọng rạ. Chú có bộ lông trắng như tuyết, đầu tròn và thân hình thon lẳn. Mắt chú chim đẹp thật: to và đen láy, viền mắt màu đỏ hồng. Mỏ chú chim màu vàng ngà. Ức của nó có lông màu trắng, bóng mượt, mịn màng như nhung. Chú chim câu có đôi chân thấp, hồng hồng, mang một dúm lông trắng như tua chi. Chú chim đi lại từ tốn ung dung trên sân. Em rất yêu quý chim bồ câu. Hình ảnh đẹp ấy in vào tâm trí em những kỷ niệm êm đềm không bao giờ quên.
8 tháng 1 2022

Không mạnh mẽ, hùng mạnh như đại bàng, không có giọng hót lảnh lót như họa mi, cũng không có bộ lông lộng lẫy như chim công, chim sẻ là chú chim nhỏ bé, đáng yêu mà em thích nhất.

Chim sẻ rất bé, chỉ to bằng nắm tay của em bé. Lông chim rất mượt mà mịn màng, không dày lông như các loài chim khác. Chim sẻ thích ăn sâu, một buổi sớm mai, dù bé bỏng nhưng chim vẫn dậy thật sớm, đậu trên cành ríu rít hót mừng ngày mới. Bộ lông ấy không có màu sắc rực rỡ như chim chích, chim điểu, chim sáo, chim khuên mà màu nâu bóng giản dị. Chim hay im lìm đứng trong bụi cây chốc chốc reo vui một tiếng ríu rít, rồi tiếp tục rình mồi ăn ngon lành. Nhiều người bắt chim sẻ về nướng, tạo thành món đặc sản của miền quê nhiều nơi, người ra bắt chim bằng súng với đạn là đá. Địa phương đã lên tiếng bảo vệ loài chim sẻ không cho lạm sát quá đà.

Em rất yêu chim sẻ nó vừa bắt sâu trong vừa nhà vừa góp vui cho đời tiếng hót. Em mong sẽ không có nhiều người bắt chim sẻ quá đà nữa.

8 tháng 1 2022

Cô Hồng kính mến!

Con là Hương học trò cũ của cô năm lớp 5 đã lâu lắm rồi con trò mình chưa có dịp gặp nhau. Hôm nay ngồi rảnh rỗi chợt nhớ về cô con có mấy lời muốn hỏi thăm cô. Dạo này không biết cô có khỏe không? Căn bệnh viêm xoang của cô còn tái phát nhiều không ? NHớ hồi đấy mỗi lần đến thời điểm trở gió là cô lên lớp luôn phải cầm theo một chiếc khăn mùi xoa . Chúng con nghĩ mà thương cô nhiều lắm.

Con mong cô sẽ sớm chữa dứt điểm được căn bệnh của mình. Chúc cô luôn cháy sáng ngọn lửa tình yêu với nghề. Hi vọng cô sẽ đưa được nhiều chuyến đò sang sông giúp đỡ được nhiều thế hệ học trò thành công. Em còn nhớ rất rõ dáng cô nghiêng bên chồng sách vở cao ngất mỗi khi chấm bài , ô phải thức khuya để soạn giáo án đến sáng hôm sau đến lớp mắt cô thâm quầng. Cô hãy giữ gìn sức khỏe cô nhé để tiếp tục chèo lái con thuyền tri thức.

Học lên càng cao, kiến thức càng nhiều, bài tập càng thêm khó. Nhiều khi em muốn bỏ cuộc lắm, nhưng nhớ đến lời dạy của thầy, những điều mà thầy đã dặn em bao ngày qua, em lại tiếp tục cố gắng. Mấy năm qua em đều được học sinh giỏi đấy thầy. Sắp tới em sẽ học chăm hơn nữa để có thể có cơ hội được học tập tại trường chuyên mà em hằng mơ ước. Em nhất định sẽ cố gắng!

Thôi thư đã dài, em xin ngừng bút. Em chúc cô và gia đình sức khỏe. Em xin hứa sẽ là một học sinh giỏi và đứa con ngoan để cô vui lòng.

Học trò của cô

8 tháng 1 2022

cảm ơn bn

nhưng mình lại làm bạn thất vọng thì sao

8 tháng 1 2022

Chúc bạn một ngày vui vẻ và hạnh phúc 

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.

Có mấy loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt?

Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại:

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.

- Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Trong chương trình học, các em đã được làm quen và nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú.

Gieo vần

Ta thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau:

Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)

Ví dụ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.

ADVERTISING

X

Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).

Ví dụ:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Ví dụ:

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi.

Bố cục

Bố cục thường thấy của một bài thớ  bao gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.

- "Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau.

- "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài.

- "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài.

- "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

Cách trình bày dựa theo dàn ý này nha : 

Mở bài:

Giới thiệu về  thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Thân bài:

Nêu đặc điểm của thể thơ.
-Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.
-Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt
-Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến
-Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.
-Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắng vần với chữ cuối câu cuối.
-Bố cục:
+4 phần :khai, thừa, chuyển, hợp
+2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình
-Những nhận xét, đánh giá chung
-Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú.
Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.
Kết bài
Nêu vị trí của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Có vị trí quan trọng là một trong những thể thơ hay góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học.