K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2018

Bài làm :

Trong mấy năm gần đây, phong trào từ thiện được nhân lên rộng rãi trên khắp đất nước ta và đã góp phần không nhỏ vào việc giảm bớt nỗi khổ của những người bất hạnh trong xã hội.

   Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện. Thấm nhuần tinh thần ấy, học sinh chúng em đã có những hoạt động từ thiện phù hợp với khả năng và lứa tuổi. Tuần qua, trường em phát động phong trào quyên góp giúp đỡ học sinh và đồng bào lũ lụt. Tất cả các bạn lớp 6B đều nhiệt tình hưởng ứng.

   Giờ sinh hoạt lớp, thầy chủ nhiệm nhắc nhở, động viên chúng em tích cực tham gia phong trào này. Chúng em rất xúc động khi nghe thầy nói về cuộc sống thiếu thốn, vất vả của đồng bào vùng bị lũ lụt. Những cánh đồng lúa ngâm dưới nước sâu. Những ngôi nhà, mái trường bị đổ nát, cuốn trôi theo dòng lũ. Hàng ngàn người không có chốn nương thân, các bạn học sinh không có nơi học tập. Rồi đói rét, bệnh tật… trăm ngàn nỗi khổ do thiên tai gây ra mà con người phải gánh chịu… Những lúc hoạn nạn như thế này, tình làng nghĩa xóm đáng quý biết bao!

   Nghe lời thầy, chúng em tích cực chuẩn bị cho đợt quyên góp. Ai có gì góp nấy, tùy theo hoàn cảnh của mình. Ban cán bộ lớp giúp thầy thu nhận tiền và quà của từng học sinh. Nhiều bạn nhịn ăn sáng mấy ngày liền để lấy tiền đóng góp. Một số bạn có tiền dành dụm vui vẻ đem lên bỏ vào thùng lạc quyên. Cảm động nhất là mấy bạn nghèo trong lớp cũng cố gắng đóng góp. Của ít lòng nhiều, tình cảm của các bạn thật đáng trân trọng. Bạn Xuân mồ côi cha, hằng ngày phải phụ mẹ bán hàng ở chợ để kiếm sống và nuôi các em. Cuộc sống của gia đình bạn khá chật vật. Ngay sau ngày phát động phong trào, Xuân trao cho bạn Hương lớp trưởng một gói nhỏ: "Mẹ mới may cho mình bộ quần áo, mình chưa mặc đến. Cho mình gửi tặng các bạn vùng lũ lụt". Bạn Cẩm phải nhận vé số để bán kiếm thêm tiền ăn học cũng hăng hái đóng góp mười ngàn đồng và nói: "Mình vẫn còn sướng hơn các bạn vùng bị thiên tai nhiều lắm! Cần chia sẻ khó khăn với các bạn ấy!".

   Sau ba ngày, số tiền và hàng quyên góp được khá nhiều. Các bạn nữ đóng gói cẩn thận từng thứ cho vào trong thùng giấy, túi xách. Công việc bận rộn nhưng ai cũng vui vẻ. Chúng em muốn những mói quà nhỏ này sớm đến tay những người bạn sống trong cảnh gieo neo.

   Nhìn chuyến xe tải lớn chở hàng lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, chúng em bồi hồi xúc động. Em càng thấm thía hơn ý nghĩa câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

   Đạo lí của dân tộc Việt Nam ta lấy chữ nhân làm gốc. Hơn lúc nào hết, trong cảnh tai ương, hoạn nạn, đạo lí ấy càng được khơi dậy mạnh mẽ trong lòng mọi người.

UBND TỈNH BẮC NINH        ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN I

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO    Năm học: 2018 – 2019

Môn: Toán – Lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

1. (2 đ)

Thực hiện các phép tính sau:

a. 148 + 123 + 52 + 377

b. 59 : 57 + 12.3 + 70

c. 87.23 + 13.93 + 70.87

d. 102 – [50: (56 : 54 – 3.5)]

2. (2,5đ)

Tìm số tự nhiên x biết:

a. 91 – 3x = 61

b. (2x – 24) . 83 = 85

c. 2x + 1 = 32

d. 570 + x chia hết 3 và 17 ≤ x ≤ 20

3. (2 đ)

Hai bạn Minh và Ngọc thường đến thư viện đọc sách. Minh cứ 12 ngày đến thư viện một lần, Ngọc 15 ngày một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì cả hai bạn lại cùng đến thư viện?

4. (3 đ)

Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 4cm, OB = 8cm.

a. Tính độ dài đoạn thẳng AB.

b. Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?

c. Lấy điểm C trên tia Ox sao cho AC = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng OC?

5. (0,5đ)

Cho A = 3 + 32 + 33 + 34 + … + 325. Tìm số dư khi chia A cho 40.

23 tháng 12 2018

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.
Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.
Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.
Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

Bạn tự tóm tắt nhé!

23 tháng 12 2018

Câu truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng không chỉ đem đến sự giải trí cho người đọc mà truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng còn mang đến một bài học ý nghĩa cho những con người có tầm nhìn hạn hẹp, quen thói hống hách không coi ai ra gì. Qua câu chuyện, chúng ta rút ra được rằng không nên kiêu căng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng ta không những không kiêu căng mà còn phải không ngừng học hỏi vì trong cuộc sống có những chuyện chúng ta không ngờ tới. Dù có học bao nhiêu đi chăng nữa, kiến thức vẫn là vô hạn để cho chúng ta tiếp tục mở mang nó.

23 tháng 12 2018

Ta là Thánh Gióng, người con của làng Gióng và cũng là người anh hùng có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước dưới thời Hùng Vương thứ sáu. Thủa ấy, giặc Ân thường xuyên sang xâm chiếm bờ cõi nước Việt. Nhân dân phải chịu nhiều đau thương. Nỗi thống khổ của nhân dân Lạc Việt vang lên tận trời xanh. Ngọc Hoàng thương xót muôn dân trăm họ nên đã cử ta xuống trần giúp dân đánh giặc giữ nước. Tuân lệnh Người, ta lập tức lên đường. Nhìn khắp nhân gian, từ nơi này sang nơi khác mà ta vẫn chưa tìm thấy gia đình ưng ý để đầu thai. Một hôm, đến làng Phù Đổng, ta may mắn gặp được một cặp vợ chồng ông lão phúc hậu và rất chăm chỉ trong làng trong xóm ai ai cũng yêu mến và kính trọng. Ấy vậy mà hai vợ chồng vẫn chưa có được một mụn con. Ta quyết định chọn gia đình ông lão. Biết mỗi sáng bà lão thường ra đồng làm việc nên ta đã hoá phép thành một dấu chân to in trên mặt đất. Đúng như ta tiên đoán. Hôm sau, bà lão ra đồng, trông thấy vết chân dị thường, không khỏi tò mò, bà liền đặt chân mình lên ướm thử. Sau buổi đó bà thụ thai. Mười hai tháng sau, bà lão sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô và bụ bẫm. Đứa trẻ đó chính là ta. Tất cả mọi người trong làng ai cũng vui lây cho gia đình bà lão. Do mệnh trời ban xuống nên từ khi lọt lòng đến lúc ba tuổi ta không nói không cười và cũng không biết đi. Mẹ ta lo buồn lắm.

Bấy giờ giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước Việt. Thế giặc mạnh và hung ác. Đi đen đâu chúng lại gieo tai ương đến đó. Nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khăp nơi rao tim người tài giỏi cứu nước, cứu dân. Nghe được tiếng sứ giả, ta biết là thời điểm mình ra giúp dân đã tới. Ta bèn cất tiếng nói: “Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.” Mẹ ta ngạc nhiên và mừng rỡ, bà bèn chạỵ ngay đi gọi sứ giả. Gặp đựợc sứ giả, ta mừng lắm, bèn nói: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sẳt và một tấm áo giáp sẳt, ta sẽ phá tan nát lũ giặc này.”

Nghe ta nói xong, sứ giả lấy làm kinh ngạc và mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua cho là điềm trời giúp mình nên ngay lập tức sai người làm gấp những thứ ta dặn.

Để có đủ sức đánh tan giặc Ân, kể từ đó ta ăn rất khoẻ. Ta ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Mẹ nghèo không đủ sức nuôi ta, bà con hàng xóm biết chuyện bèn cùng nhau góp sức mong ta sớm đánh đuổi giặc Ân, cứu nhân dân khỏi biển khổ. Người cho gạo, người cho vải, người cho cà. Nhờ công sức của tất cả mọi người, ta lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc ta đã vươn vai biến thành một tráng sĩ khôi ngô tuấn tú, thân hình vạm vỡ, chân tay rắn chắc. Đúng khi ấy thì sứ giả đem các thứ ta cần đến. Ta liền mặc ngay áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, chân bước lên ngựa rong ruôi ra sa trường sau khi đã từ biệt quê hương.

Cuỡi trên mình ngựa sắt oai dũng, ta xông thẳng vào trận địa. Đem hết sức mạnh trời ban, ta đánh thẳng vào hàng ngũ của địch. Chúng kinh hồn bạt vía, dẫm đạp lên nhau mà chết. Giặc chết như rạ, tướng giặc kinh sợ bèn tìm đường tháo chạy. Ta vội thúc ngựa đuổi theo, bỗng nhiên roi sắt gãy. Nhìn thấy bụi tre gần đó, ta bèn nhổ chúng quật vào đám giặc. Chỉ một lát sau, giặc tan vỡ. Ta đuổi đến tận chân núi Sóc cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào. Nhiệm vụ đã hoàn thành, ta bèn phóng ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cưỡi ngựa sắt về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng.

Nhà vua nhớ công ơn của ta bèn phong ta làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại ngôi làng mà ta sinh ra - làng Gióng. Hiện nay, tháng tư hàng năm, ngựời dân nơi đậy lại tưng bừng mở hội đón ta về thăm lại quê xưa và cũng để khăc ghi mãi chiến công này. Những bụi tre trước kia ta dùng làm vũ khí đánh giặc vi bị ngựa phun lửa cháy nên trở nên vàng óng, những vết chân ngựa để lại giờ đã trở thành những hồ ao liên tiếp.



 

23 tháng 12 2018

giúp mk câu 1 mk **** lun

23 tháng 12 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

23 tháng 12 2018

“Đại d­ương lớn bởi dung nạp trăm sông,con ng­ười lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học đ­ược từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu th­ương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không m­ướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nh­ưng lịch thiệp.ấn t­ượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu th­ương vừa nh­ư dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…

Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ­ước đ­ược cầm nó trong tay…

Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể c­ưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn đ­ược nhìn thấy nó hàng ngày,đ­ược tự mình sở hữu nó,đ­ược thấy nó trong cặp của chính mình…

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp tr­ưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp tr­ưởng nhanh nhảu đề nghị:

- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình nh­ không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh­ có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất tr­ờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ đ­ược mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê c­ười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn đ­ược xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...

Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…

Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh­ là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với ng­ười đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NG­ỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!

Bài làm

Hình tượng bay bổng diệu kì nhằm kì vĩ hóa, tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng sinh ra phi thường, ra đi đánh giặc phi thường, bay về trời hóa thành bất tử, sống mãi trong lòng mọi người. Con người vĩ đại không nhận công danh, ơn vua lộc nước, không màng danh lợi, tất cả để lại cho đất nước, cho nhân dân. 

# Chúc bạn học tốt #

Cảm ơn bạn vì đã trả lời câu hỏi của mình 

23 tháng 12 2018

Thì ví dụ như : Đi hiến máu , đi tham gia các công tác đội ,.......

Một con ngựa phê, cả tàu thèm cỏ

22 tháng 12 2018
 Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà chửi cho vừa lòng nhau. Đã chửi, phải chửi thật đau. Chửi mà hiền quá còn lâu nó chừa. Chửi đúng, không được chửi bừa. Chửi cha mẹ nó, không thừa một ai. Khi chửi, chửi lớn mới oai. Chửi hay là phải chửi dài, chửi lâu. Chửi đi chửi lại mới ngầu. Chửi nhiều cho nó nhức đầu, đau tai. Chửi xong nhớ nói bai bai. Phóng nhanh kẻo bị ăn chai vào mồm.  

ko chép mạng mỏi lắm bạn ơi 

Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.

Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe hỏng về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.

Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.

Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.

Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.

Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.

Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.

Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:

Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.

Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.

Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.

Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.

Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.

Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.

Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.

Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.

Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.

22 tháng 12 2018

tả bài này dài lắm