K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hai người khách được vua nước Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?

đáp án :

Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp rất nồng hậu: vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý.

nhé bạn 

^ HT ^



 

15 tháng 11 2021

Đọc đoạn 1 em thấy, hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp trịnh trọng và nồng hậu.

15 tháng 11 2021

 T I C K cho mk đi mà

15 tháng 11 2021

Mẹ em vốn ở quê, lấy ba em ở Hà Nội lại vì công việc nên cũng ít có dịp về ngoại chơi. Đặc biệt, mỗi dịp tết mẹ em nhớ nhà vô cùng, sau nhiều năm chưa ăn tết tại quê ngoại, năm ngoái ba mẹ em quyết định đưa cả nhà về quê đón tết.

Em nhớ mãi những ngày tết âm lịch ở quê, thật đẹp và bình yên, không quá ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố, mọi người cũng gần gũi, thân tình hơn. Em thích nhất là đêm ba mươi, khi cả nhà sum họp, quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, rồi cùng nhau chờ đợi thời khắc giao thừa điểm năm mới, có gì đó thật sự rất thiêng liêng.

Ngay chiều ba mươi, sau khi dọn dẹp và bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên ngoại phân công cho mọi người từng nhiệm vụ, bà và ông sắp bánh vào nồi, lên lửa để đun, mẹ và thím chuẩn bị đồ ăn cho bữa tất niên cuối năm còn em sẽ chơi với cu Bi nhà chú. Mọi thứ xong xuôi cũng là lúc cô, chú dì vừa qua, mọi người dọn mâm cơm tất niên rồi cùng nhau thưởng thức. Rất nhiều món ngon là đặc sản quê hương được bà dọn để chiêu đãi cả nhà, nào là bánh lọc, bánh canh, nào là chắt chắt, cá kho,...món nào cũng rất đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Đặc biệt, bà làm món mẹ em thích nhất hồi nhỏ là thịt xào măng ngon lắm, bà bảo: " Ưu tiên mẹ Mai bao nhiêu năm mới được ăn tết ở nhà, bà làm món mẹ thích đấy". Mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện và thành quả trong một năm qua, có những khó khăn, trắc trở và cả những thuận lợi, niềm vui riêng. Song, sau tất cả là sự đoàn tụ, bình an cho cả gia đình là điều may mắn nhất. Suốt bữa ăn, em thấy ngoại cười hoài, ngoại bảo: "Năm nào các con các cháu cũng về ăn tết với ngoại có phải vui không?". em thương ngoại lắm, ngoại vẫn vậy, vẫn luôn dành cho chúng em những ân cần và yêu thương nhất.

Bữa cơm xong, mọi người ra hiên nhà uống trà, ăn hoa quả tráng miệng dưới ánh trăng dịu hiền của mẹ thiên nhiên. Bên góc bếp bố và ông ngoại đang đun nồi bánh cho kịp giao thừa. Sau đó, cả nhà cùng lại nấu bánh, tiếp tục những câu chuyện thú vị, chuyện chị Anh Thư con bác năm đỗ trường Đại học y ở Huế, chuyện bác sĩ Mai Anh vừa được nhận đi đào tạo ở Mỹ, chuyện bé Hiền con bác Bảy nhà hàng xóm tuy bố mẹ nghèo mà học rất giỏi lại siêng năng, ngoan ngoãn,....

Giao thừa sắp điểm, nồi bánh cũng vừa chín, nồi bánh chưng thơm phức, bố em sắp bánh lên bàn thờ tổ tiên. Ở quê không có pháo hoa như trên Hà Nội nhưng không bởi thế mà không khí ngày tết bớt náo nhiệt. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nghe thư chúc tết của chủ tịch nước và xem pháo hoa qua vô tuyến truyền hình. Mẹ lì xì cho ông bà ngoại, chúc ông bà sức khoẻ, sống lâu bên con cháu. em chúc bà mãi vui cười như bây giờ. Bà tặng cho em món quà đầu năm mới là chiếc vòng tay nhỏ xinh, bà bảo, chiếc vòng này là của cô Gái mua tặng bà, bây giờ bà tặng cháu, chúc em tuổi mới học thật giỏi, chăm ngoan để cả nhà cùng vui. em hứa với bà sẽ cố gắng thật nhiều, sẽ là đứa cháu giỏi giang để bà thật hạnh phúc và tự hào.

Một đêm giao thừa thật đầm ấm và đáng nhớ, em thật vui, thầm cảm ơn ông trời đã mang em đến, cho em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình mình, của ông bà, ba mẹ và những người thân yêu.

15 tháng 11 2021

TL :

Nội quy báo cáo

HT

1

@Nghệ Mạt

#cua

2. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà 

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:

Đã bấy lâu nay Bác đến nhà

“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”

Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?

“Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.

Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.

15 tháng 11 2021

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:

Đã bấy lâu nay Bác đến nhà

“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”

Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?

“Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.

Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.

15 tháng 11 2021

à Huyện Thanh Quan sống ở thế kỷ XIX, bà là một nữ thi sĩ tài danh hiếm có của nền văn học trung đại Việt Nam. Một trong sáu bài thơ của bà Huyện Thanh Quan là bài thơ "Qua Đèo Ngang". Qua Đèo Ngang được tác giả viết trên đường từ Thăng Long vào Huế để nhận chức "Cung trung giáo tập". Bài thơ khắc họa cảnh tượng đèo ngang trong buổi chiều bóng xế tà. Qua đó thể hiện đầy ắp nỗi niềm nhớ thương của bà Huyện Thanh Quan trên bước đường xa xứ. Có thể nói "Qua Đèo Ngang" là một bài thơ hay, gợi trong lòng người đọc nhiều cảm xúc.

Bài thơ trước hết mở ra trước mắt người đọc cảnh tượng đèo ngang vào buổi chiều ta bóng xế:

Bước tới đèo ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Tác giả đã sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm "bóng xế tà" gợi thời điểm bà Huyện Thanh Quan đặt chân đến đèo ngang là buổi chiều, khi hoàng hôn đang buôn xuống. Đây cũng là thời điểm rất dễ gợi buồn nhất là những người có tâm trạng xa nhà xa quê. Câu thơ thứ hai kết hợp phép nhân hóa "cỏ cây chen đá", "lá chen hoa", điệp từ "chen" cách hiệp vần a "lá"_ "hoa" tất cả ddeuf gợi lên cảnh tượng đèo ngang thật rõ nét với những cỏ, những cây, những lá, những hoa và tất cả đều gợi lên sức sống mãnh liệt của một vùng rừng núi hoang sơ, ngút ngàn. Cảnh thiên nhiên tuy đẹp nhưng mênh mông, rộng lớn, nhạt nhòa trong bóng hoàng hôn cho nên nó ảm đạm và vương vấn nỗi buồn.

Cảnh vật đèo ngang không chỉ có sự xuất hiện của cây cối, hoa lá mà còn có sự xuất hiện của con người:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Ta bắt gặp trong hai câu thơ trên cách sử dụng từ láy giàu giá trị gợi hình "lom khom", "lác đác", phép đảo ngữ ở cả hai câu thơ "tiều vài chú", "chợ mấy nhà". Đặc biệt phép đối chặt chẽ giữa câu trên và câu dưới "lom khom với lác đác", "dưới núi với bên sông", "tiều vài chú với chợ mấy nhà". Cảnh đèo ngang tuy có thêm sự xuất hiện của con người nhưng quá nhỏ bé, ít ỏi, thưa thớt trước thiên nhiên. Có lẽ chính vì thế mà cảnh vật càng tăng thêm nét vắng vẻ, hoang vu và có phần tiêu điều, xơ xác.

Nhà thơ lại điểm thêm vào cảnh vật đèo ngang những âm thanh hắc khoải của tiếng chim quốc và chim đa:

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Vẫn là cách sử dụng phép đối chặt chẽ giữa hai cau và phép chơi chữ bằng cách sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa"quốc quốc", "gia gia". Như vậy giữa không gian tỉnh lặng của đèo ngang trong buổi chiều tà vẳng lên tiếng chim quốc hắc khoải, tiếng chim gia gia não ruột. Chính âm thanh "nhớ nước, thương nhà" của chim quốc, chim gia gia, càng làm thêm phần quặng quẻ, u buồn, cô liêu của cảnh vật. Qua khung cảnh đèo ngang, nhà thơ đă gửi gắn vào cảnh vật đèo ngang tâm trạng "nhớ nước, thương nhà" hoài niệm về một triều Lê từng hưng thịnh của chính mình. Hai câu thơ thể hiện khá rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo của nhà thơ.

Hai câu cuối khép lại bài thơ la thâu tóm cả cảnh và tình:

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Nhịp thơ chậm tạo âm điệu trầm buồn, da diết, từ giàu giá trị gợi hình"trời, non, nước", gợi cảm"một mảnh tình riêng" cùng với cách sử dụng đại từ "ta" thật độc đáo, phép tương phản giữa cảnh và tình.

Tất cả đã gợi lên cảnh đèo ngang mênh mông,bao la, rợn ngợp mà con người quá nhỏ bé, cô đơn lại đang trĩu nặng trong lòng "một mảnh tình riêng" không biết chia sẻ cùng ai có lẽ vì thế chăng mà cảnh đèo ngangtrowr nên ưu buồn"tâm trạng" của nhà thơ.

Tóm lại Qua Đèo Ngang đã sử dụngthể thơ đường luật, thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tì độc đáo. Bài thơ sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm. Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình. Tất cả đã giúp người đọc bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật đèo ngang. Có thể khẳng định rằng qua đèo ngang la một bài thơ hay, đọng lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc.

15 tháng 11 2021

bạn ơi lục bát biến thể được ko

8 tháng 12 2021

   yêu em anh để nằm ngang 
tại vì anh muốn yêu em ngàn năm
   ngàn năm văn hiến thơ hay
hay là ta sáng tác thêm một câu :
   đầu lòng 2 ả tố nga
tắt đèn đóng của chữ a kéo dài

15 tháng 11 2021

TL : 

trời còn rét nên mùa xuân đã đến gõ cửa mọi nhà 

~HT~

Dẫu trời còn rét song mùa xuân đã đến gõ cửa mọi nhà.

@Nghệ Mạt

#cua

15 tháng 11 2021

Lời trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới:

+ Lời từ tuyên ngôn độc lập năm 1776 nước Mĩ.

+ Từ những bản tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền năm 1791 của nước Pháp.

→ Lời lẽ hai bản tuyên ngôn đều đề cập đến vấn đề nhân quyền thể hiện sự khéo léo, kiên quyết của Bác trước kẻ thù.

– Khéo léo vì Bác tỏ thái độ trân trọng, thành quả, văn hóa lớn của nhân loại

– Kiên quyết vì Bác khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ. Biện pháp lấy gậy ông đập lưng ông được vận dụng thích đáng.

15 tháng 11 2021

Bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam được hưởng tự do, độc lập mà tự mình giành lại từ tay Nhật: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã dũng cảm đứng về phía Đồng minh chống phát xít Nhật; dân tộc đó phải được tự do, dân...

nhớ tíck