K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2019

Mẹ em là tất cả 

21 tháng 3 2019

1. Phần Mở bài

- Làng que em có rất nhiều ao hồ. Vì vậy, em đã nhiều lần được quan sát những người câu cá bên bờ hồ hoặc bờ ao.

- Trong tất cả hình ảnh những người câu cá đã quan sát được, em ấn tượng nhất trước hình ảnh một cụ già ngồi câu cá bên bờ hồ sen ở đầu làng em

2. Phần Thân bài

a). Tả khung cảnh chung

- Một buổi chiều mùa thu, khí trời mát mẻ.

- Bầu trời mùa thu cao xanh không một gợn mây.

- Từng đàn chim đang bay liệng trên tầng không.

- Trên bãi cỏ gần hồ sen, từng tốp bạn trạc tuổi em đang chăn trâu.

- Thỉnh thoảng có làn gió thu nhẹ thổi. Theo làn gió, hương dịu mát của hồ sen bay tỏa khắp xóm làng.

b). Tả ngoại hình

- Bên bờ hồ sen ngát hương, một cụ già đang buông cần câu cá.

Ông cụ khoảng hơn 70 tuổi. Khuôn mặt cụ hơi vuông, da rám nắng trỏng gần như màu nâu đồng bóng, khỏe mạnh.

- Mắt cụ hiền từ hơi nheo lại. Lông mày đậm đa bạc màu. Râu, tóc cụ đã bạc trắng.

- Cụ mặc bộ ba ba màu nâu.

- Cụ vắt trên vai chiếc khăn lau mặt bóng màu trắng.

- Cụ đi đôi dép nhựa cũng màu nâu.

- Nhìn dáng vẻ của cụ, em thấy cụ thật đẹp lão, cái đẹp mộc mạc giản dị chân chất của một cụ già miền Bắc đã trái qua những tháng năm lao động trên đồng ruộng.

c). Tả hoạt động

Em thấy cụ già đặt một hộp nhựa nho nhỏ đựng mồi câu xuống bờ cỏ. Lại gần nhìn, thì ra, mồi câu là những con giun đất nhỏ đang còn sống. Bên cạnh hộp mồi là một chiếc giỏ nho nhỏ đan bằng nan tre.

Cụ lấv cần câu ra. Chiếc cần dáng cong cong như lưng con tôm. Phía đầu cần buộc một sợi dây cước nhỏ màu trắng. Khoảng gần giữa sợi dây có một cái phao nhỏ màu trắng được làm bằng ruột cây đay.

- Cụ thong thả lấy một chú giun nhỏ móc vào lưỡi câu. Cụ từ từ buông lưỡi câu xuống nước.

- Hồ sen nước trong vắt nên em có thể nhìn thấy chú giun đất đang cựa quậy ở lưỡi câu.

Chính sự cựa quậy của chú giun đất đã thu hút một đàn cá rô bơi ngang qua đó. Chúng đâu biết đó là một cái bẩy đang chờ chúng.

- Một chú cá rô cứ bơi gần, bơi gần lại rồi bất ngờ đớp “bập” một cái. Cái phao bị cá kéo làm chìm xuống dưới mặt nước.

- Cụ già chưa nhấc cần câu lên ngay mà cứ cầm cần câu rê rê.

Chờ cho chắc chắn cá đã mắc vào lưỡi câu, cụ từ từ nâng cần lên.

Một con cá rô to bằng bàn tay béo vàng.

- Cụ già nhẹ nhàng gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá rồi bỏ cá vào trong cái giỏ tre đặt bên cạnh hộp mồi. Em thấy cụ rất vui, có lẽ vì mới thả câu một chút mà cụ đã câu được một con cá rô to vàng như vậy. Điêu đó cho cụ niềm tin về một buổi câu thành công. Chiều tối về, cả nhà cụ sẽ có một bữa cơm với những chú cá rô kho khế ngọt lịm và mềm tươm hoặc một đĩa cá rô rán (chiên) giòn ươm.

Cụ già lại bắt một chú giun con móc vào lưỡi câu...

3. Phần Kết bài

Hình ảnh cụ già nhàn nhã ngồi câu cá bên hồ sen vào một chiều thu là một hình ảnh rất dẹp.

Hình ảnh đó góp phần làm cho bức tranh buổi chiều của làng quê đẹp trọn vẹn hơn.

Em yêu lắm cảnh quê hương em, yêu lắm cảnh buổi chiều thu yên ả có cánh chim chao liệng trên tầng không, có đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, có cụ già đẹp phúc hậu giản dị ngồi câu cá bên hồ...

Nãy h. Thi fh mời xong

Tk mình nah

21 tháng 3 2019

Chờ síu nha

Mình chỉ làm được gàng bài thui. Dài quá

21 tháng 3 2019

Thơ về mẹ :

 Tình mẹ bao la

       Vượt lên tất cả 

       Tháng năm vất vả

       Tần tảo vì con

       Mong con lớn khôn 

       Đền đạp ơn mẹ

Thơ về cô giáo :

       Tặng cô cả hương nồng sắc xuân

           Tháng ngày dạy dỗ ân cần

       Cho bao thế hệ góp phần dựng xây

            Tiếng cô tưởng nhớ mới đây

        Xây bao hạnh phúc tràn đầy yêu thương

                 _Hol Tốt _

        

   Trước hết, đây là một câu nói rất gợi hình. Lá lành là những chiếc lá còn tươi tốt, nguyên vẹn, chưa bị gió lay hay giập rách. Ngược lại, lá rách là những chiếc lá tả tơi vì gió hoặc các vật cứng va chạm vào. Lá lành đùm lá rách gợi ta liên tưởng đến hành động gói bánh. Trong lúc thiếu lá, nhân dân ta thường đặt lá rách, lá nhỏ vào giữa, trong cùng. Còn bên ngoài chiếc bánh là những chiếc lá tươi xanh, nguyên vẹn.

   Câu "Lá lành đùm lá rách" còn gợi ý nghĩa sâu xa hơn. Lá lành tượng trưng cho hình ảnh những người có cuộc sống yên lành: có tiền của, no ấm hoặc mạnh khỏe. Ngược lại, lá rách ví với những người nghèo khổ, đói rét, đau ốm hoặc hoạn nạn. Như vậy, cả câu "Lá lành đùm lá rách" là một lời khuyên nhủ của người xưa với chúng ta: những người may mắn, mạnh khỏe, no ấm hãy biết cưu mang, giúp đỡ người ốm đau, hoạn nạn, thiếu thốn...

   Xã hội hôm nay đã phát triển. Nhưng đâu phải bây giờ đã hết kẻ đói nghèo, khốn khổ, hoạn nạn, do vậy, rất cần sự tương thân, tương ái. Đây là đạo lí làm người vả lòng nhân ái cao cả đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

   Trong xã hội, không ai có thể sống tách biệt một mình mà tồn tại được. Dẫu một người có đầy đủ sức khỏe, tiền bạc nhưng cũng có khi gặp hoạn nạn. sống giữa thiên nhiên lại càng rủi ro hơn vì những thiên tai nghiệt ngã. Dù giàu hay nghèo, lành hay rách, trước một quả bom của giặc ngoại xâm hay một trận thiên tai, thì máu nào cũng đỏ, xương nào cũng trắng. Không ai có thể làm ngơ trước những vết thương và tiếng khóc. Lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn chính là cơ sở tạo tình đoàn kết, thân ái, ràng buộc chặt chẽ các thành viên trong xã hội. Đó là sức mạnh vô song giúp con người sống qua những ngáy ác liệt nhất trong đời:

Hàng xóm bn bên tr v lm li Đỡ đần bà dng li túp lu tranh Vn vng vàng bà dn cháu đinh ninh B chiến khu b còn vic b Mày ch viết thư k này, k nọ... (Bếp la - Bng Vit)

   Suy rộng hơn nữa, câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" không chỉ là lời khuyên "hãy giúp người" mà thực ra, giúp người chính là giúp mình. Vì sao vậy? Nếu muốn toàn xã hội như một cái bánh thơm ngon thì một chiếc lá lành không làm được gì cả. Chiêc lá lành phải đùm lá rách mới làm cho chiếc bánh chắc và thơm ngon. Vậy khi chiếc lá rách an toàn thì chiếc lá lành cũng bình yên. Hơn nữa, khi ta đem lại hạnh phúc, niềm vui cho người khác cũng chính là lúc lòng ta dâng lên một niềm hạnh phúc như câu danh ngôn nỗi tiếng: "Niềm hạnh phúc của một người là đem lại niềm vui cho nhiều người". Thật vậy, qua những lần bão lụt ở miền Trung hoặc lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người đã dành nhiều thời gian, công sức, tiền của để cứu trợ đồng bào gặp nạn. Họ xem đó là niềm vui vì được chia sẻ nỗi đau cùng đọng bào. Tinh thần tự nguyện ấy thật đáng quý.

   Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" giản dị mà sâu xa, đơn sơ mà có giá trị lâu bền. Đó là một trong những nền tảng đạo đức của dân tộc Việt Nam, chứa đựng tinh thần nhân ái, nhân bản cao cả. Em sẽ luôn luôn ghi nhớ câu tục ngữ này và thực hiện thật tốt trong mọi hoàn cảnh

21 tháng 3 2019

ý là lấy lá rách gói bánh bị hở thì bọc thêm lá lành nữa ăn mới ngon

23 tháng 3 2019

Bài làm

Sau khi thắng Thuỷ Tinh giòn giã hàng trăm lần, Sơn Tinh đâm ra tự mãn, càng coi thường Thuỷ Tinh ra mặt. Từ khi câu chuyện về Thần được dân gian xưng tụng viết thành một truyền thuyết đẹp Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Thần núi càng sinh ra kiêu ngạo. Thần tự nhủ: Trăm ngàn các vị thần được Ngọc Hoàng thượng đế cắt cử cai quản trăm phương, đã mấy ai được như mình.?. Nhất là từ khi câu chuyện ấy được các nhà biên soạn sách tuyển chọn đưa vào chương trình phổ thông để dạy bọn trẻ, rồi mỗi khi đi tuần thú, nghè các giáo viên say sưa ca ngợi tài trí và công đức của mình, chê bai chế giễu Thuỷ Tinh Thần Núi càng thêm kiêu ngạo. Trong con mắt của thần, Thuỷ Tinh chì là cây cỏ thấp đứng bên cạnh cây đại thụ là Thần Núi.

Càng ngày, Sơn Tinh càng được Ngọc Hoàng tín nhiệm. Ngọc Hoàng giao cho Thần Núi mở rộng quyền lực cai quản ra khắp các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Quyền lực càng lớn Sơn Tinh càng cảm thấy uy phong của mình lớn thêm, càng không sợ Thần Nước. Ngoài Thần Núi sai khuân đá, đúc bê tông thành từng tảng nặng hàng ngàn tấn dựng một thành luỹ cao ngất trời ở vùng trung du sông Đà để chặn đường tiến quân của Thuỷ Tinh.

Quả thực từ ngày Sơn Tinh dựng được bức thành kiên cố ấy, Thuỷ Tinh càng khó báo thù, nhiều lần Thuỷ Tinh tiến quân nhưng đành ngậm ngùi rút lui.

Từ sau ngày dựng được bức thành kiên cố, Sơn Tinh không lo đi tuần thú nữa, chỉ vùi đầu vào những tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, hoặc cùng người đẹp Mị Nương thong dong dạo chơi ngắm hoa thơm cỏ lạ, hoặc nghe những bọn nịnh thần vây quanh tâng bốc lên tận mây xanh...

Thời gian trôi đi mà Thần Núi không tiếc, không bận tâm đến một chuyện gì, ngay cả việc dân tình đốt rừng làm nương. Các vị Sơn thần cấp dưới đến bẩm báo ngài cũng tậc lưỡi: Ôi dào, sức người ăn thua gì con người nhỏ bé thế mà lại chỉ có hai bàn tay yếu ớt, có đến hàng vạn năm vẫn củng chẳng phá nổi rừng. Vả lại, họ nghèo khó quá ta đâu lỡ phạt họ, đâu lỡ triệt kế sinh nhai của họ, thế mới xứng với lời ca tụng của người đời ràng ta là vị thần nhân từ, yêu dân như con mình chứ! Mỗi người chỉ chặt mất có vạt rừng bé tẹo, thấm thoát gì?

Nhưng con người đâu chỉ làm cái nương mà họ vừa có được từ vạt rừng xanh suốt đời. Vài ba năm sau, nương dãy bạc màu họ lại bỏ cái nương đó đốt vạt rừng khác để làm nương mới.

Cứ thế, hàng chục, rồi hàng trăm năm, hàng nghìn năm rừng thu hẹp dần. Cả một vùng bạt ngạt rừng giờ đây chỉ còn bé tẹo.

Thần Núi hốt hoảng vội nghĩ ra kế Giao đất giao rừng và rừng thi nhau mọc lên. Tuy không phải là rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh nhưng cũng là rừng vải, rừng nhãn, rừng bạch đàn...

Ngăn chặn được dân đốt phá rừng thì bọn lâm tặc lại nổi lên. Bọn này thực là nguy hiếm. Chúng không đốt rừng nên đâu dễ phát hiện. Chúng luồn sâu vào các cánh rừng đại ngàn còn sót lại nơi dầu nguồn, len lỏi trong rừng tìm những nơi có gỗ quý để Khai thác. Vì chúng cưa bằng loại máy rất êm, lại ở sâu trong rừng nên các vị Sơn thần thổ địa đi tuần tra phía ngoài bìa rừng cũng khó phát hiện. Khi chúng chuyên chở ra thì dùng cả những gì to tướng, lao vun vút, các vị Sơn Thần thổ địa không tránh xa chỉ có mà tan xác.Chỉ có Sơn Tinh là có thể trị được chúng thì ngài lại ở xa quá, đang mải tiệc tùng.

Về phía Thuỷ Tinh, sau nhiều lần dâng nước đánh Sơn tinh đều bị thua đậm, đành nuốt hận lui về chốn Thuỷ Cung đợi thời cơ. Và Thuỷ Tinh cứ chờ. Năm năm... Mười năm... Một trăm năm... Một ngàn năm...

Một hôm, Thuỷ Tinh đang nhớ lại chuyện năm xưa thì có tiểu thần Ba Ba xin vào yết kiến.

- Bẩm Đại Vương, phía thượng nguồn sông Đà bây giờ đã biến thành vùng đồi trọc rồi ạ.

Thần nước reo lên giọng đầy hả hê:

- Trời giúp ta rồi! Lão Thần Núi kia thử hỏi liệu có thắng ta nữa không?

Tiểu thần Thuồng Luồng đứng gần đó cũng tham gia câu chuyện:

- Bẩm, nhưng ta làm sao mà vượt qua được bức thành luỹ kiên cố mà lão Thần Núi dựng lên ạ?

- Các ngươi chớ có lo, ta đã có cách.

Rồi Thuỷ Tinh chia quân ra nhiều toán nhỏ, lặng lẽ, bí mật luồn sâu vào các mạch suối ngầm, tiến lên mai phục ở thượng nguồn sông Đà, khi trời nổi mưa gió sẽ hành động.

Trận báo thù thứ nhất diễn ra một cách chớp nhoáng nhưng sức tàn phá thì thật là khủng khiếp. Từ sâu trong lòng đất, ở tận mạch nước ngầm, quân của Thuỷ Tinh bất ngờ ào lên, chúng lướt qua các quả đồi trọc những khu rừng thưa một cách dễ dàng, ào ào như những dòng thác không gì cản lại được. Rồi sau khi càn quét một vùng vài ki lô mét, chúng lại nhanh chóng lui binh ẩn sâu vào trong mạch nước ngầm. Khi chúng rút đi nhà cửa đổ ngổn ngang, hoa màu bị cuốn trôi, xác người xác súc vật la liệt.

Sau trận báo thù thứ nhất của Thuỷ Tinh, Sơn Tinh vô cùng hốt hoảng, Thần Núi mất ăn, mất ngủ, lúc nào cũng phấp phỏng chờ Thuỷ Tinh tới để quyết chiến.

Nhưng Thuỷ Tinh không cần đánh lớn, chỉ đánh du kích. Những trận đại hồng thuỷ diễn ra bất ngờ và chớp nhoáng (mà con người gọi là lũ quét) đến nỗi Thần Núi Sơn Tinh không kịp trở tay.

Rồi trận tập kích hồi tháng bảy năm ngoái, Thuỷ Tinh bất ngờ từ dưới suối ngầm chui lên đỉnh núi Tản Viên, ào xuống cướp lấy Mị Nương rồi lại lặn sâu vào suối ngầm, đưa Mị Nương về Thuỷ Cung.

Sơn Tinh bàng hoàng trước tai hoạ khủng khiếp với chính ngài. Nhưng hối hận thì đã muộn.

21 tháng 3 2019

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc em ốm, em càng thấm thía hơn điều ấy.

Bạn vào YouTube và đăng kí kênh nha. Kênh tên là CT CATTER

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!!

Tk cho mình nha

Chúc bạn học tốt

21 tháng 3 2019

mk đăng lí rồi nhé

CT CATTER

21 tháng 3 2019

Bài Mẫu Số 1: Thuyết Minh Về Một Món Ăn, Món Nem Rán

Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.

Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.



Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.

Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái hoặc duôi nhỏ. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều. Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.

Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc. Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.

Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau. Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.

Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.

Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.

20 tháng 3 2019

Người Việt 

21 tháng 3 2019

la nguoi viet nha bn

Trên Trái Đất có nhiều loại khí áp khác nhau tùy thuộc vào sự phân loại:
+ Theo thời gian: Khí áp thường xuyên, khí áp theo mùa, khí áp theo ngày đêm.
Trên Trái Đất có các đai áp cao và đai áp thấp hoạt động thường xuyên, phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Các đai khí áp gồm: một đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới, hai đai áp cao cực.
Ở các lục địa có các cao áp và hạ áp hoạt động theo mùa: ví dụ cao áp Xibêri, hạ áp Iran ở lục địa Á – Âu.
Ở các địa phương kề nhau có bề mặt đệm khác nhau, ngày đêm có các áp khác nhau; ví dụ ở nơi kề biển, ban ngày có áp thấp, ban đêm có áp cao…
+ Theo nguồn gốc: Áp hình thành do nhiệt lực. áp hình thành do động lực.
+Theo phạm vi: Áp hoạt động toàn cầu. hoạt động ở khu vực, hoạt động ở địa phương (ở thung lũng và sườn núi cao. ở trong đất liền và ngoài biển).
Ngoài ra. còn có các áp cao và áp thấp hoạt động theo mùa. Bên cạnh các khí áp hoạt động có tính toàn cầu ( đai khí áp), khí áp hoạt động theo khu vực (khí áp theo mùa), còn có các khí áp hoạt động ở phạm vi địa phương
– Như vậy. áp do nhiệt lực cao áp thấp xích đạo, áp cao cực; áp theo mùa; áp địa phương: các áp hình thành do động lực có: áp cao cận chí’ tuyến, áp thấp ôn đới.
– Nguyên nhân hình thành các áp chủ yếu do nhiệt lực và động lực.
+ Ở Xích đạo: không khí bị mặt đất đốt nóng, nở ra và bay cao lên đến một độ cao nào đó bị lạnh đi. Do phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống lại được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực Côriolit. Tới các vĩ độ 30° 35°, độ lệch đã lên tới 90° so với kinh
tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn. hạ xuống rất mạnh, tạo ra các vùng áp cao bên dưới, làm thành đai áp cao cận nhiệt đới.
+ Ở cực: do nhiệt độ thấp nên hình thành cao áp.
+Do sự chênh lệch về khí áp. gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt và từ hai cực về phía ôn đới gặp nhau, tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới.
– Nguyên nhân hình thành các khí áp theo mùa .là do nhiệt lực: Trên các lục địa rộng lớn. về mùa hạ có nhiệt độ cao hình thành nên các áp thấp về mùa đông, nhiệt độ hạ thấp. hình thành nên áp cao.
– Nguyên nhân hình thành các khí áp hoạt động ở phạm vi địa phương chủ yếu là do nhiệt lực: Sự chênh lệch nhiệt độ theo ngày đêm giữa bờ biển và đất liền, giữa thung lũng và sườn núi tại các địa phương đã tạo ra các áp thấp và áp cao giữa biển và đất liền, .giữa thung lũng và sườn núi.

20 tháng 3 2019

Mỗi năm trăng rằm

Cuội ngồi gốc đa

Ánh mắt phiêu xa

Nhìn xuống trần thế

Nd: cho thấy sự cô đơn, buồn chán nơi mặt trăng và sự mong muốn xuống trần gian của chú cuội

Vần nhịp: Vần lưng: nằm- rằm

                  Vần chân: đa- xa

                  Vần liền: đa xa

20 tháng 3 2019

Trận chung kết U23 Châu Á

Trận cầu kinh điển

U-Zơ Việt Nam

Thường Châu tuyết trắng

Trắng xóa như mây.

Tuyết nhiều như thế

Sao mà đá được?

Nhưng mà không sao

Vì người hâm mộ.

Tiếng còi vang lên

Trận đấu bắt đầu

Việt Nam cầm bóng

Công Phượng đi bóng,

Vô cùng lắt léo

Hàng thủ đội bạn

Loạn tung lên rồi,

Chuyền cho Quang Hải

Dứt điểm không trúng.

Đội bạn phản công

Vô cùng nguy hiểm

Lưới đã rung lên

Vào lưới nhặt bóng.

Chỉ hai phút sau

Quang Hải sút phạt

Tung lưới đối phương

Cân bằng tỷ số.

Đến hết hiệp một

Bước sang hiệp hai

Ngang tài ngang sức

Tỷ số giữ nguyên

Bước vào hiệp phụ.

Ở hiệp phụ một

Không ai chịu ai

Đánh qua đánh lại

Còi lại cất lên.

Sang hiệp phụ hai

Cũng lại như vậy

Còn mười bốn giây

Việt để lọt lưới.

Những giây cuối cùng

Việt Nam cố gỡ

Nhưng mà không kịp

Đã hết thời gian.

Nhận huy chương Bạc

Làm nên lịch sử

Trang vàng chói lọi

Bóng đá Việt Nam.

-Bài thơ trên ở nhịp 2/2

-Vần hỗn hợp