K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2019

Giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến thế kỉ X gọi là thời kì Bắc thuộc

Vì trong suốt thời kỳ từ trước năm 179 TCN đến thế kỉ thứ X, nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ và thống trị nên sử cũ mới gọi là "thời kỳ Bắc thuộc"

Từ năm 179 TCN đến thế kỉ X 

- Nước ta bị người Trung quốc đô hộ

- Bị mất tên nước

- Bị chia nhỏ ra sát nhập vào các quận huyện TQ

- Bị đồng hóa về mọi mặt 

Cô mk chữa rồi

#USAS- 12 # 

Của tổ chức G.O.C 

Thực ra troll đấy mk cũng ko biết của tổ  chức nào

# USAS -12 # 

6 tháng 5 2019

troll tí 

tổ chức khủng bố is

6 tháng 5 2019

C1 :

a. Với người bị bạo lực:

  • Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
  • Làm cho gia đình họ bị đau thương.
  • Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

  • Phát triển không toàn diện.
  • Mọi người chê trách.
  • Mất hết tương lai, sự nghiệp.

C2 :

Xa lánh nạn bạo lực học đường

Chấp hành đúng nội quy an toàn giao thông : đội mũ bào hiểm , ko đi xe vượt đèn đỏ ,.......

6 tháng 5 2019

1 em thấy bạo lụa học đường ko tốt còn an toàn giao toàn giao thông thì rất ngy hiểm

2 bạo lục học đường là phải tránh nó còn an toàn giao thông thì phải đi đúng lề đường

6 tháng 5 2019

tổ tiên ta vẫn giữ được phong tục tập quán:

- Giữ được tiếng nói của tổ tiên - Ăn trầu -Ở nhà sàn - Nhuộm răng - Xăm mình - Làm bánh trưng, bánh giầy - Thờ cúng tổ tiên và các anh hùng có công với dân tộc... ý nghĩa: - chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta không có gì có thể tiêu diệt được nền văn hóa của dân tộc, cho dù có bị chia cắt, bóc lột, đô hộ... đây chính là nền tảng cho việc đấu tranh giành độc lập của dân tộc

6 tháng 5 2019

Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên ta đã để lại cho ta:

-Lòng yêu nước

-Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước

-Ý thức vươn lên,bảo vệ nền văn hoá dân tộc

Tổ tiên ta con để lại cho ta các phong tục tập quán như:nhuộm răng,ăn trầu,xăm mình,làm bánh trưng bánh giày trong mỗi dịp tết đến

Bn nhờ vả m.ng như vậy ak ?

6 tháng 5 2019

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)

- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)

2. Thân bài:

* Tả dòng sông:

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.

- Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương

Các bài văn miêu tả dòng sông Hồng

Bài tham khảo 1

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Dòng sông có lẽ là một trong những cảnh đẹp không thể thiếu của những vùng quê, đặc biệt là những vùng quê nông thôn yên bình, để lại nhiều kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Vậy còn dòng sông đi qua thành phố tấp nập và nhộn nhịp thì sao? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, còn với em, dòng sông Hồng chảy qua thành phố lại có một vị trí quan trọng trong trái tim.

Sông Hồng là một con sông dài và rộng. Em từng nghe bố em nói, sông Hồng chảy qua đa phần các tỉnh thành miền Bắc nên những tỉnh thành ấy được gọi chung là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu em cũng không biết rõ, chỉ biết rằng đoạn chảy qua thành phố nơi em sống dài lắm, có lẽ đến vài chục ki lô mét, còn chiều rộng của nó, em cũng không thể đoán được, nhưng nó đủ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng.

Em nghe cô giáo nói rằng, cái tên sông Hồng là bắt nguồn từ việc nước sông quanh năm đều có màu hồng đào bắt mắt do chứa nhiều phù sa màu mỡ tốt cho đất đai và cây trồng. Hai bên bờ sông không phải là những hàng liễu xanh thẫm rủ bóng xuống như đang làm dáng làm duyên, soi gương chải chuốt mà là con đê dài chạy dọc dòng sông cùng nhà cửa hai bên san sát. Những ngày hè nóng nực mà được ngồi dưới một cái ô lớn, thưởng thức những ly chè được bán trên bờ đê mà khoan khoái cảm nhận những cơn gió mát đang luồn vào mát tóc hay thư thả làm ngắm cảnh tàu thuyền tấp nập đi lại cũng là một trong những cách để đếm thời gian trôi.

Nước sông Hồng không trong vắt như những con sông khác bởi nó có chứa rất nhiều phù sa, hơn nữa mỗi ngày trên dòng sông này đều có rất nhiều tàu thuyền đi lại. Những chiếc tàu chở hàng cao lớn, những chiếc bè gỗ từ thượng nguồn xuôi dòng hay những con thuyền bé hơn là những vật thường thấy trên dòng sông rộng lớn này. Vì vậy, sông Hồng vốn là một con đường vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện cho những tỉnh thành châu thổ sông Hồng.

Vào mùa xuân, nước sông dâng lên đầy ắp, màu nước vào mùa nàu cũng đậm hơn màu nước vào những mùa khác trong năm. Mùa hạ về, mặt sông lại yên bình trôi mang theo những cơn gió nam còn thơm mùa hoa cỏ vào tận trong làng. Mùa thu đến, cảnh sắc hai bên bờ sông lại cành thêm thơ mộng, những cây liễu thả rơi những ‘chiếc thuyền” bằng lá liễu nhỏ xinh xuống làm lay động mặt nước. Mùa đông tràn về, mặt hồ phủ một tầng hơi nước mỏng, chập chờn như đang nhảy múa trên mặt sông, nước sông vào thời điểm đó rất lạnh và buốt.

Sông Hồng có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, nước sông có rất nhiều phù sa màu mỡ giúp cho đất đai và cây trồng luôn luôn xanh tốt tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Không chỉ thế, sông Hồng còn là một con đường giao thông vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện và còn cung cấp cho chúng ta một lượng thủy sản phong phú và cũng bồi đắp và mở rộng vùng đồng bằng màu mỡ.

Em rất yêu con sông Hồng bởi lợi ích mà nó đã đem lại cho người dân cùng vẻ đẹp của dòng sông vào tất cả các thời điểm trong năm. Em sẽ cố gắng bảo vệ môi trường và bảo vệ dòng sông khỏi bị ô nhiễm.

#Hk_tốt

#Ken'z

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

k minh

6 tháng 5 2019

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

Ngót mười năm xa quê, tháng tám vừa qua tôi trở về thăm quê hương. Cái mốc thời gian 10 năm tuy không quá dài nhưng nó cũng đủ khiến lòng tôi nhớ thương ngày đêm da diết mỏi mòn…
Ngồi trên máy bay vượt qua cả ngàn km, sau 1h’45 phút tôi đã về tới sân bay Nội Bài Hà Nội…Xuống máy bay tôi và em trai vội đón taxi về Thanh Hóa…
Khi xe taxi chạy tiến dần vào đất quê hương, tôi đã nhờ bác tài xế chạy chậm dần và bắt đầu ngắm nhìn dòng sông, dãy núi và cánh đồng. Đã lâu lắm rồi tôi thèm được nhìn cây lúa và leo núi. Cái cảm giác bồi hồi, rưng rưng vui mừng tràn ngập trong lòng.
Xe tiến vào con đường làng, lòng tôi nôn nao hơn. Hai bên đường những đứa trẻ chăn trâu đôi mắt tròn xe nhìn thấy tôi ngồi trên xe chúng nhìn xa lạ ngỡ ngàng..Chúng không hề biết tôi là ai, tò mò chúng chạy theo xe cười vui rộn rã…Những cụ già, bà con thôn xóm nhìn thấy tôi, hầu như họ nhận ra tôi nhưng cũng có vẻ không chắc chắn cho tới khi xe taxi dừng ngay trước cổng nhà tôi. Khi bác tài xế vừa mở cánh cửa bước xuống tôi đã nghe bà con làng xóm xôn xao.. “Bà con ơi! Thằng Lâm con bố Sơn về rồi..”
Thế là làng trên xóm dưới, già trẻ, gái trai kéo nhau lại vây quanh chiếc xe. Em trai tôi phải loay hoay chào bà con một hồi mới bế tôi xuống xe lăn ngồi. Nhìn thấy tôi ngồi xe lăn các bà cụ, cô dì rưng rưng khóc ôm lấy tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết nén lòng, cảm động trước tình cảm của bà con, anh em, bạn bè dành cho mình…
Thế rồi cả tối hôm đó cả làng lần lượt tới thăm hỏi tôi, những câu chuyện kể hoài không hết chẳng ai muốn về. Lòng tôi ấm áp vui sướng hạnh phúc vô cùng thức trắng đêm không ngủ.
Mười năm rồi tôi xa gia đình, ngày tôi về mẹ mừng rỡ nghẹn ngào. Tôi biết mẹ vẫn buồn nhưng mẹ vẫn nở môi cười giấu nỗi đau trong lòng để tôi vui. Mẹ biết tôi đã lâu rồi không được ăn những món mà tôi thích ăn (xôi đồ đậu xanh, cháo hành, bánh trôi nước, gà xào sả ớt, cháo lươn, canh rau má…). Mẹ bảo mỗi ngày mẹ sẽ nấu từng món khoái khấu của tôi cho tôi ăn. Nhìn mẹ đôi mắt thâm quầng, tóc pha sương, bàn tay chai sơn mà lòng tôi nhói đau như dao cắt.
Và cha nữa nhìn thấy cha thân gầy, mắt hốc, trán nhăn nhúm, vất vả ngược xuôi suốt cả đời vì con cái mà chưa được ngày nghỉ ngơi. Tôi thương cha vô vàn, thấy mình thật có lỗi với cha mẹ.
Món quà tôi mang từ Sài Gòn về quê tặng gia đình, anh em cùng bạn bè là một tập thơ và một CD thơ ngâm của tôi. Mọi người cầm sách đọc miệt mài, mở đĩa nghe chăm chú, có người bật khóc, có người rưng rưng khoé mắt vì cảm động.
Bạn bè tôi bây giờ đã có gia thất, đứa đi làm ăn xa, đứa đi bộ đội, đứa đi lập nghiệp nơi xứ lạ. Thầy cô thì người chuyển công tác, người nghỉ hưu…Tôi chỉ gặp được ít người còn ở lại quê..Chợt nghe lòng man mác lâng lâng…
Sau 10 năm trở lại quê nhà, biết bao sự đổi thay… làng tôi đã có nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, đường xá cũng đã bê tông hóa… Tôi cảm thấy lòng vui và được an ủi…
Ngày tôi đi chị gái tôi lấy chồng mới có một cu tí 2 tuổi giờ về chị đã ba cháu thật dễ thương. Ban đầu khi gặp tôi chúng lạ lẫm không dám lại gần, thằng em út tôi cũng vậy khi tôi đi nó mới 8 tuổi bây giờ nó đã thành một chàng trai 18 cao to. Nhìn thấy tôi nó cũng có vẻ ngượng ngùng là lạ.. Nhưng rồi những bữa cơm gia đình thân mật, những cuộc tâm sự đã khiến cả nhà thân thuộc gần gũi nhau hơn.

Thật sự tôi không thể cầm được cảm xúc khi thấy mỗi ngày bà con hàng xóm, anh em, bạn bè đến thăm. Họ nói đây là cây nhà lá vườn, rồi người thì bắt lên con gà, người thì mang tặng đôi bồ câu, người mang cho tôi cặp bưởi, nãi chuối, người mang cho tôi mấy quả na vừa chín cây…Ôi tình cảm họ dành cho tôi, một đứa con xa quê lâu ngày thật mặn mà tha thiết, ấm cúng…

Mỗi ngày khi hoàng hôn buông xuống tôi lại cùng em trai ra ngắm đồng lúa xanh, cánh cò, ngắm ngọn đồi chàm sau nhà xanh ngát, rồi đi vào thăm từng nhà anh em, bà con lối xóm..Nhà ai cũng đón tiếp tôi niềm nở, chuyện trò ân cần. Tôi vui lắm..
Mười lăm ngày trôi qua thật nhanh, tôi muốn níu thời gian lại mà không thể. Những ngày tôi về với quê hương, gia đình thật ý nghĩa, và thoả lòng mong đợi bao năm ròng rã…Cuộc hội ngộ nào rồi cũng chia ly, rồi cũng đến ngày tôi phải trở vào lại Sài Gòn. Lòng tôi nghẹn ngào quyến luyến, trước giờ lên xe cả làng tập trung ở nhà tôi tạm biệt, họ ôm tôi dặn dò giữ sức khoẻ và hẹn ngày trở lại. Thật lòng tôi không muốn xa quê hương, gia đình, làng xóm thêm nữa nhưng vì cuộc sống tôi đành nén lòng ngậm ngùi ra đi..
Tôi lên xe mọi người vẫy tay chào, trong đám đông tôi nhận ra mắt mẹ, chị tôi đang rơi lệ…Tôi tự nhủ lòng mình nhất định sẽ sống tốt và sẽ trở về quê hương nhiều lần nữa. Tạm biệt xứ Thanh yêu thương…Hẹn ngày mai ta trở lại bên Người…

6 tháng 5 2019

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.

6 tháng 5 2019

Chắc hẳn quê hương ai cũng có những cảnh đẹp mà luôn in sâu trong tâm trí mình. Đó có thể đơn giản chỉ là cánh đồng lúa hay dòng sông quê. Còn đối với riêng tôi được sinh ra va lớn lên trên vùng đất mà được gắn liền với một đảo nổi tiếng đó chính là vịnh Hạ Long. Đó chính là một điều tự hào của riêng tôi về quê hương mình.

Nếu đến với vịnh Hạ Long bạn sẽ được chứng kiến những khung cảnh đẹp lạ lùng mà có lẽ không một nơi nào trên thế giới có được vẻ đẹp hoang sơ huyền ảo. Điểm đến đầu tiên nếu bạn đến với nơi đây chính đảo Đầu Gỗ cách bến cảng khoảng chừng 4 km. Nếu đi tàu sẽ mất khoảng 25 phút sẽ được chiêm ngưỡng các động nổi tiếng nhất của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Đó là động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ là hai hang động mà du khách nào khi đến đây cũng không thể bỏ qua.

Động Thiên Cung là một trong những hang động khổng lồ và nổi tiếng nhất vịnh Hạ Long và có nhiều người biết đến, những gì nhìn thấy trong hang động sẽ khiến bạn kinh ngạc và sững sờ từ đầu đến cuối hang động khiến bạn không tin vào mắt mình. Mới hay Hạ Long đậm chất tuyệt vời ở sông nước và cả đất trời. Nếu chỉ đi từ bên ngoài những người mới đến thật khó có thể biết rằng nằm trong hàng trăm, hàng ngàn những núi đá lặng lẽ thăng trầm mão rủ bóng xuống biển xanh kia là không biết bao nhiêu các hạng động lớn nhỏ. Mỗi lâu đài là một kiến trúc vô cùng tinh xảo của tạo hóa .

Có những hang động đã được lưu vào lịch sử hàng trăm triệu năm. Trong hang động đâu đâu cũng thấy vô vàn các hang động cùng những hình dạng kì lạ khiến cho du khách có thể thỏa sức cho trí tưởng tượng bay bổng. Dưới vòm động vút cao trong bấu trời nhũ xanh như nước ngọc ta cảm thấy như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Mỗi vách đá dường như là một kiệt tác, bức tranh hoành tráng của một nhà điêu khắc tài ba. Dưới vòm động vút cao trong bấu trời nhũ xanh như nước ngọc ta cảm thấy như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Từ trên cao nhìn xuống vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động. đảo thì giống như ai đó đang hướng về phía đất liền, đảo thì giống như một con rồng khổng lồ giữa sóng nước mênh mông. Những điều kì diệu ấy biến hóa không ngừng theo mỗi góc nhìn khác nhau khiến ta như mơ như thực.

Đến với vịnh bạn sẽ được người dân nơi đây tiếp đãi một cách nhiệt tình lắm đấy. Đó chính là những khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương tôi mà mỗi lần đi đâu xa tôi đều nhớ nó.

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm .

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 1 :

So sánh ngang bằng : Mặt trăng tròn như chiếc mâm .

So sánh ko ngang bằng : Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ .

Câu 2 : 

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Câu 3 :

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

6 tháng 5 2019

Hơn 1000 năm bắc thuộc cha ông ta đã đánh đổi bằng chính máu, nước mắt để gây dựng nên cơ đồ như ngày hôm nay, chúng ta không thể quên được những công lao to lớn mà tổ tiên đã để lại đó chính là:
+ Truyền thống yêu nước
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
+ Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc

+Cùng hàng loạt cách tục lệ, truyền thống văn hóa đẹp dễ vẫn còn đến tận bây giờ : ăn trầu,...
- Ngày nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy những truyền thống đó để xây dựng đất nước giàu mạnh.

Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta đã để lại cho chúng ta những gì? Nhân dân ta giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này ?
- Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
Lòng yêu nước. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. Ý thức vươn lên bảo vệ văn hoá dân tộc. 
- Tổ tiên chúng ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giày, bánh chưng.. Chứng tỏ sức sống mãnh liệt về mọi mặt của dân tộc ta.

6 tháng 5 2019

cái ni lớp 3 học chứ lớp 6 gì

6 tháng 5 2019

Lớp 6 đó bn