K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2019

1)

-Từ xanh (1):Chỉ màu sắc của bầu trời=) Nghĩa gốc

-Từ xanh(2):Chỉ màu sắc/tính chất của loại quả(khế)=)Nghĩa gốc

-Từ xanh(3):Chỉ tuổi thanh xuân (tuổi trẻ)của con người.

2)Từ trái nghĩa:

Xanh(2)><Vàng/chín

Xanh(3)><(tuổi) già

Đặt câu:

-Cây khế trong vườn đã chín.

-Dù tuổi đã già theo thời gian,ông vẫn còn rất khỏe.

20 tháng 1 2019

toi chiu ban oi

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

1. Thăng Long Hà Nội đô thành 
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ 
Cố đô rồi lại tân đô 
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây. 


2. Sông Tô một dải lượn vòng 
ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh 
Sông Hồng một khúc uốn quanh 
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài. 


3. Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà 
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui. 


4. Sông Tô nước chảy quanh co 
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya... 


5. Nước sông Tô vừa trong vừa mát 
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh 
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình 
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu. 


6. Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ 
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn 
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn 
Hỏi ai gây dựng nên non nước này 


7. Gió đưa cành trúc la đà 
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương 
Mịt mù khói tỏa màn sương 
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. 


8. Hỡi cô thắt lưng bao xanh 
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về 
Làng anh có ruộng tứ bề 
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ... 

Hỡi cô mà thắt bao xanh 
Có về Kim Lũ với anh thì về 
Kim Lũ có hai cây đề 
Cây cao bóng mát gần kề đôi ta. 

Hỡi cô thắt lưng bao xanh 
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về 
Kẻ Vẽ có thói có lề 
Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn. 

Hỡi cô thắt dải lưng xanh 
Có về Phú Diễn với anh thì về 
Phú Diễn có cây bồ đề 
Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi... 

9. Làng tôi có lũy tre xanh 
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng 
Bên bờ vải nhãn hai hàng 
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 

Ai về Đào Xá vui thay 
Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa 
Xóm Đông có miếu thò vua 
Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu... 


10. Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu 
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng 


11. Lạy trời cho cả gió lên 
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành 

Nhong nhong ngựa ông đã về 
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn 

Đống Đa ghi để lại đây 
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am. 

Long thành bao quản nắng mưa 
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây... 

Trời cao biển rộng đất dày 
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi. 


12. Hỏi người xách nước tưới hoa 
Có cho ai được vào ra chốn này 
Và ướm lời hò hẹn: 
Hỡi cô đội nón ba tầm 
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang 
Phiên rằm cho chính Yên Quang 
Yêu hoa, anh đợi hoa nàng mới mua... 


13. Ông quan ở huyện Thanh Trì 
Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê. 


14. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài 
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An 


15. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài 
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô. 


16. Hà Nội ba mươi sáu phố phường 
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh. 
Từ ngày ta phải lòng mình 
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen. 
Làm quen chẳng được nên quen 
Làm bạn mất bạn ai đền công cho. 
 

Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn

20 tháng 1 2019

thanks nha 

 Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, hai ngọn núi tổng hợp cao uy nghi sừng sững đối mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi cam thảo leo vướng vít cả mặt đường.

 Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:

 - Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.

 Vài học trò xì xào:

 - Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến thế. Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:

 - Điều ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.

 Tất cả học trò đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:

 - Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...

 - Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.

 Rồi ông từ tốn kể:

 - Ngày ấy, giặc Nguyên nhòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn các vua Trần xưa. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục lần, đông hơn mình hàng trăm lần.

 Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói thêm:

 - Ta càng nghĩ càng thêm quý từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sông, gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có dùng thuốc Nam chữa cho người Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.

 Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc đã được tổng hợp từ phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người.

k nhé, ai đồng tình cho 1 k

20 tháng 1 2019

Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, tuy đỗ tiến sĩ đệ nhất bảng nhưng không ra làm quan. Một lần, ông dẫn các học trò đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu, 'hai ngọn núi cao uy nghi, sừng sững đối mặt với một vùng sông nước hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá xanh mượt, những bụi cam thảo nam leo vướng vít cả mặt đường...

Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò:

-    Ta đưa các con tới đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta nghĩ, nung nấu từ mấy chục năm nay.

Vài học trò xì xào:

-    Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới nung nấu lâu đến thế?

Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:

-    Điều ta sắp nói vói các con không cao như núi Thái Sơn, cũng không xa như biển Bắc Hải mà gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con.

Tất cả học trò đều im lặng, duy có người lớn hơn kính cẩn hỏi:

-    Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ dưới chân...

-    Phải, ta muốn nói về cây cỏ mà hàng ngày chúng con vẫn giẫm lên. Chúng chính là những đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.

Rồi ông từ tốn kể:

-    Ngày ấy, giặc Nguyên - Mông dòm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn thận. Bên cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình còn cắt cử người đôn đốc rèn luyện vũ khí, chuẩn bị voi, ngựa, lương thực, thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y tỏa đi khắp các mọi miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập khắp nơi. Núi Nam Tào, Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn của các vua Trần. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần.

Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói:

-    Ta càng nghĩ càng thêm quý từng ngọn cây, ngọn cỏ của non sông gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa để từ nay về sau dân ta có thể dùng thuốc Nam chữa bệnh cho dân Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.

Tất cả học trò của ông đều khâm phục và xin một lòng theo con đường của người thầy. Cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc dược lấy từ cây cỏ nước Nam, tổng hợp được hàng nghìn phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người rất hữu hiệu.

mẫu 1:

Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế là mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những chú,cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về, sao lại mơn man quá! Những chiếc lá bàng rơi xuống sân, lũ học trò chũng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẻ: Bay đi! Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!

mẫu 2:

Khi tiếng ve kêu râm ran trên khắp các vòm cây cũng là khi hè về. Hè đến mang theo những cơn mưa rào, những tia nắng ngọt ngào cùng bầu trời cao trong xanh, những đám mây trắng như đàn cừu non trên thảo nguyên bao la. Cây xanh tỏa bóng mát như chiếc ô khổng lồ che kín cả một góc trời rộng lớn. Các loài hoa đua nhau nở rộ, vườn nhà ai cũng tràn ngập màu sắc, trong không gian luôn thoảng một mùi hương nồng nàn mà chỉ riêng mùa hè mới có. Cây kết trái sai trĩu cành, cam, bưởi, quýt, dưa… tất cả những loại trái cây em thích đều xuất hiện vào mùa hè. Hè về cũng là lúc học sinh chúng em được nghỉ, tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tạm nghỉ ngơi sau một năm học dài. Em rất thích mùa hè bởi đó là khi em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi. Mỗi lần về quê là em lại cùng ông chăm sóc cây trong vườn, mỗi sáng theo bà đi chợ, đến chiều lại cùng đám trẻ con trong làng ra hồ sen chơi. Mỗi năm em đều mong hè đến thật nhanh để có thể sớm về quê thăm ông bà.

20 tháng 1 2019

cần mik giải cho bn toàn bộ câu hỏi trong cuộc thi tìm hiểu về Vừ A Dính ko

20 tháng 1 2019

Lưu giữ

20 tháng 1 2019

gọi là lưu giữ

.........học tốt............

20 tháng 1 2019

câu ghép là câu: phía xa kia là đảo Cát Bà mờ xanh...Đồ Sơn

chủ ngữ: phía xa kia là đảo Cát Bà; là hòn đảo Hòn Dấu;ở bãi biển đồ sơn

cn lại là vị ngữ

k mk nhé, mk cx ko chắc nx