K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Qua những mùa hoa (1) Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. (2) Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. (3) Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. (4) Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. (5) Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh...
Đọc tiếp

Qua những mùa hoa

(1) Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. (2) Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. (3) Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

(4) Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. (5) Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

(6) Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. (7) Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

(8) Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

(9) Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. (10) Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. (11) Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. (12) Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.

(13) Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. (14) Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã “người lớn” hơn một chút, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.

(15) Đến khi các loài hoa rực rỡ hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng… đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. (16) Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.

Theo VÂN LONG

Từ "nhưng" ở câu (13) có tác dụng gì?

nối đoạn thứ sáu với đoạn thứ năm. nối đoạn thứ sáu với đoạn thứ tư. nối câu (13) với câu (11). nối câu (13) với câu (12).  
1
2 tháng 4

Vì thế, rồi

19 tháng 3

Mẹ em rất chăm chỉ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.

23 tháng 3

Mẹ tôi là một giáo viên, bà ấy rất nghiêm khắc.

Học tập là một quá trình rèn luyện, trau dồi kiến thức và kỹ năng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó là chìa khóa giúp con người mở cánh cửa thành công, hướng đến một tương lai tươi sáng.

Thứ nhất, học tập giúp con người tiếp thu kiến thức. Kiến thức là nền tảng cho mọi hoạt động, giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh và bản thân mình. Kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội... là những hành trang thiết yếu để con người tự tin bước vào đời. Thứ hai, học tập giúp con người rèn luyện kỹ năng. Kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm... là những kỹ năng mềm cần thiết cho thành công. Quá trình học tập giúp con người rèn luyện những kỹ năng này, từ đó nâng cao khả năng thích ứng và phát triển trong môi trường cạnh tranh. Thứ ba, học tập giúp con người hoàn thiện nhân cách. Học tập không chỉ đơn giản là tiếp thu kiến thức, mà còn là quá trình rèn luyện đạo đức, lối sống. Con người học cách làm người, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, chia sẻ và cống hiến cho xã hội. Học tập là một quá trình dài suốt đời. Không chỉ trong nhà trường, mà mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Học tập giúp con người không ngừng hoàn thiện bản thân, thích nghi với sự thay đổi của xã hội và đạt được những thành công trong cuộc sống.

Tóm lại, học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nó là chìa khóa giúp con người mở cánh cửa thành công, hướng đến một tương lai tươi sáng. Mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho xã hội.

19 tháng 3

Chủ nhật tuần trước, trận chung kết bóng đá của khối lớp 5 đã diễn ra. Trận chung kết của lớp 5A1 và 5A2. Đúng tám giờ ba mươi phút, trận đấu bắt đầu. Khán giả đến sân vận động của trường xem rất đông. Anh trai em là thành viên của đội bóng lớp 5A1. Em đã rủ các bạn của mình đến xem và cổ vũ cho anh trai. Trọng tài là thầy Hùng - giáo viên dạy thể dục. Ở hiệp một, cả hai đội đều đã có những tình huống nguy hiểm. Trong hiệp một, ở phút thứ bốn mươi, cầu thủ số 10 của đội lớp 5A2 đã ghi một bàn thắng rất đẹp. Nhưng đến phút bốn mươi, một cầu thủ phòng ngự đội lớp 5A2 đã mắc sai lầm trong vòng cấm. Đội bóng lớp 5A1 được hưởng một quả phạt đền. Anh trai của em - cầu thủ số 9 đã ghi bàn cân bằng tỉ số. Hiệp một khép lại với tỉ số 1 - 1. Đến hiệp thứ hai, cả hai đội đều đã tạo ra được nhiều cơ hội nguy hiểm. Đến phút tám mươi chín, từ một đường chuyền rất đẹp, cầu thủ số 19 của đội lớp 5A1 đã ghi bàn. Sau khoảng ba phút bù giờ, hiệp hai đã kết thúc. Đội bóng 5A1 đã giành chiến thắng. Em cảm thấy vô cùng sung sướng và hạnh phúc.

Tham khảo ạ.

* Cậu dựa vô đây để tự làm ^^
+ Giới thiệu: Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) là một hội thi thể thao dành cho học sinh phổ thông trong cả nước, được tổ chức 4 năm một lần. Đây là một hoạt động thể dục thể thao quan trọng nhằm đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe, phát triển tài năng thể thao cho học sinh.
+ Lịch sử: Hội khỏe Phù Đổng lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1982, lấy tên là "Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ nhất". Từ đó đến nay, HKPĐ đã được tổ chức thành công 9 lần.
+ Mục đích:
--> Khơi dậy tinh thần rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và tầm vóc cho học sinh.
--> Phát hiện và tuyển chọn các tài năng thể thao trẻ cho các đội tuyển quốc gia.
--> Góp phần giáo dục học sinh về tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần thể thao cao thượng.
+ Đối tượng tham gia: Học sinh phổ thông từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông trong cả nước.
+ Nội dung thi đấu: Hội khỏe Phù Đổng bao gồm nhiều môn thể thao đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh, như:
--> Điền kinh
--> Bơi lội
--> Bóng đá
--> Bóng chuyền
--> Cầu lông
--> Bóng bàn
--> Thể dục dụng cụ
--> Taekwondo
--> Judo
--> Cử tạ
--> Karatedo
+ Cách thức thi đấu: Hội khỏe Phù Đổng được tổ chức theo từng cấp, từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, đến cấp quốc gia.
+ Thành tích: Hội khỏe Phù Đổng đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Qua các kỳ HKPĐ, đã phát hiện và bồi dưỡng nhiều tài năng thể thao trẻ cho các đội tuyển quốc gia, góp phần vào thành tích thể thao của đất nước.
=> Kết luận: Hội khỏe Phù Đổng là một hoạt động thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh phổ thông. Đây là một sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, phát triển tài năng và trau dồi đạo đức.

=> Biện pháp tu từ trong câu "Đầu năm trồng chuối, cuối năm trồng cam" là ẩn dụ.
--> So sánh ngầm việc thay đổi công việc, nghề nghiệp liên tục với việc trồng chuối rồi lại trồng cam.
+ Nhấn mạnh đặc điểm:
--> Không có sự ổn định trong công việc, nghề nghiệp.
--> Chưa xác định được mục tiêu, con đường tương lai.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
19 tháng 3

Biện pháp tu từ nói quá.

 

1. Của ít lòng nhiều:
--> Biện pháp nói quá thể hiện qua việc sử dụng từ "nhiều".
=> Tác dụng: Nhấn mạnh tấm lòng chân thành, quý mến của người cho dù món quà có thể không đắt tiền hay to lớn.
2. Đầu năm trồng chuối, cuối năm trồng cam:
--> Biện pháp nói quá thể hiện qua việc sử dụng hai hành động trái ngược "trồng chuối" và "trồng cam" trong cùng một năm.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng, chóng mặt của thời gian.
3. Én bay thấp mưa ngập bờ ao,
    Én bay cao mưa rào lại tạnh:
--> Biện pháp nói quá thể hiện qua việc sử dụng hình ảnh "mưa ngập bờ ao" và "mưa rào lại tạnh".
=> Tác dụng: Nhấn mạnh mối quan hệ tương quan giữa việc én bay cao hay thấp với việc mưa tạnh hay mưa to.
4. Một bước lên mây:
--> Biện pháp nói quá thể hiện qua việc sử dụng hình ảnh "lên mây".
=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự thăng tiến nhanh chóng, vượt bậc trong sự nghiệp hoặc địa vị.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
19 tháng 3

Nhằm mục đích để có thể phóng đại mức độ sự việc được miêu tả với mục đích tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

19 tháng 3

Văn hóa ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với mọi người xung quanh.

Ứng xử vốn được coi như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Đối với nhiều người, chỉ cần qua cách ứng xử là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện. Vậy ứng xử là gì? Làm thế nào để ứng xử một cách có văn hóa?

Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh. Một người có khả năng đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự lại bị xa lánh và ghét bỏ. Họ không chỉ cho thấy rằng bản thân đnag không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh. Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ. Hay như trong các cuộc thi hoa hậu chẳng hạn. Trong vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh. Người có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, khi đang là học sinh chúng ta nên học cách ứng xử. Rèn luyện ngay từ những điều nhỏ nhặt sẽ hình thành cho chúng ta một thói quen ứng xử lịch thiệp, có văn hóa. Tục ngữ có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, lời nói lịch sự, nhã nhặn sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt với người đối diện. Cách ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn là những hành vi có ý thức. Lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè, yêu thương bố mẹ,… sẽ giúp chúng ta có lối sống lành mạnh và từ đó cách ứng xử cũng trở nên phù hợp. “học ăn, học nói, học gói, học mở” – ứng xử biểu hiện bản thân là một con người phải phép, được giáo dục, có văn hóa.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nới, ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
19 tháng 3
 

HS có thể dựa theo dàn ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay:
+ Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp, trao đổi và có sự giao lưu với nhau
+ Để việc giao tiếp cũng như giao lưu của con người trở nên có giá trị, mang tính nhân văn và tôn trọng lẫn nhau chính là do cách ứng xử của từng người.

2. Thân bài

- Giải thích vấn đề:
+ Ứng xử là gì?: Ứng xử là sự phản ứng xử sự của con người trước sự tác động của người khác trong những hoàn cảnh nhất định; cách ứng xử được bộc lộ qua lời nói, thái độ, hành vi, cử chỉ.
+ Ứng xử thiếu văn hóa là gì?: Là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị.

- Bình luận vấn đề:
+ Tình trạng ứng xử thiếu văn hóa
+ Biểu hiện của ứng xử thiếu văn hóa
+ Nguyên nhân
+ Hậu quả
+ Giải pháp

3. Kết bài

Rút ra bài học nhận thức và hành động: Cách ứng xử của mỗi con người chúng ta sẽ quyết định đến nhân cách chính mình và cả bộ mặt xã hội, chính vì thế, hãy nhận thức đúng đắn về mọi hành vi ứng xử của mình.

Bài thơ "Mây và Sóng" của Rabindranath Tagore đã vẽ nên một thế giới tưởng tượng đầy màu sắc và diệu kỳ, khơi gợi trong em những cảm xúc vô cùng phong phú. Hình ảnh những người sống trên mây và trong sóng hiện lên thật sinh động, hấp dẫn. Họ là những người vô tư, hồn nhiên, chỉ biết đến vui chơi, ca hát và khám phá thế giới xung quanh. Qua lời mời gọi của họ, em cảm nhận được niềm khao khát tự do, muốn được thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống thực tại để hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn. Tuy nhiên, em cũng nhận ra rằng tình yêu thương mẹ là điều thiêng liêng và quan trọng nhất. Em không thể bỏ mẹ để đi theo những người sống trên mây hay trong sóng. Em muốn ở bên mẹ, chơi đùa cùng mẹ và che chở cho mẹ. Trò chơi "Mẹ là trăng, con là mây" và "Mẹ là bờ biển, con là sóng" là những sáng tạo đầy ý nghĩa của em. Những trò chơi này thể hiện tình yêu thương gắn bó giữa em và mẹ, đồng thời cũng thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tâm hồn thơ ngây của tuổi thơ. Bài thơ "Mây và Sóng" đã cho em thấy được vẻ đẹp của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Em yêu thích bài thơ này và sẽ luôn trân trọng những khoảnh khắc được ở bên mẹ.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
19 tháng 3

Em có thể tham khảo bài viết:

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.

bài thơ nào cũng được hả bạn ???

18 tháng 3

bài thơ con là