K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2022

câu hỏi đâu?

11 tháng 1 2022

Thế🐌với🤺ai thắng

11 tháng 1 2022

a) Đây là lớp trưởng lớp mình.

b) Cái bàn màu nâu.

c) Cô ấy ăn hết chiếc bánh đó một mình. 

d) Tôi nghĩ chiếc áo màu xanh này đẹp hơn.

11 tháng 1 2022

Bạn tham khảo nha

Nhìn từ xa, mái trường của chúng em được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng. Mỗi buổi sáng đi học, em đều nhìn lên tấm biển được làm bằng đá hoa cương: “Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành” với lòng đầy tự hào khi được học tập dưới mái trường mang tên Bác. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao nắng gió khắc nghiệt, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Cánh cổng trường màu xanh vẫn luôn mở rộng như vòng tay người mẹ chào đón chúng em mỗi sáng tới trường. Mái trường của em tuy không lộng lẫy và rộng rãi như một tòa lâu đài tráng lệ nhưng có nét đẹp cổ kính, gần gũi đến lạ thường. Trường em có tất cả 30 lớp học, những dãy phòng được xây dựng theo hình chữ U và khoác trên mình chiếc áo màu vàng nhạt. Khi ánh nắng sớm ban mai chiếu vào những dãy nhà, tấm áo ấy bỗng rực rỡ lạ thường.

11 tháng 1 2022

Tuổi thơ của mỗi người thường sẽ gắn liền với một nơi nào đó. Chính nơi đó sẽ gắn kết những kỉ niệm, những tình cảm sâu đậm của thuở còn non dại. Đó có thể là gốc khế sau vườn nhà, là bờ sông mát rượi, là bờ đê cuối làng… Còn với em, tuổi thơ chính là gắn liền với những tháng ngày được học tập tại mái trường tiểu học Đoàn Thị Điểm.

Trường của em là một ngôi trường nhỏ, nằm trên ngọn đồi ở cuối làng. Trường đã được xây hơn 20 năm rồi, nên có phần cũ kĩ, nhưng vẫn rất chắc chắn và sạch sẽ. Chính tại ngôi trường đó, bố mẹ em đã gửi gắm tuổi thơ mình. Và nay, lại đến lượt em.

Cả ngôi trường chỉ gồm có 2 dãy nhà được sơn màu vàng ươm như nắng mới. Đó là hai dãy nhà cấp bốn có mái ngói đỏ tươi. Trên mái nhà, là hàng cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Trong mỗi lớp học, đều có những bộ bàn ghế gỗ xếp thẳng hàng. Cùng chiếc bảng đen bóng như than đá. Cuối lớp là chiếc tủ gỗ để đựng sách vở, đồ dùng học tập của cả lớp. Đặc biệt lớp học nào cũng có bốn cái cửa sổ, và hai cửa ra vào. Nhờ vậy, lúc nào phòng học cũng tràn ngập ánh sáng và làn gió mát mang theo mùi hương hoa cỏ.

Ở giữa hai tòa nhà là phần sân được đổ xi măng phẳng lì, được dùng làm nơi chào cờ, tập thể dục giữa giờ và tổ chức các hoạt động tập thể khác của trường. tuy không có mái che nắng, che mưa, nhưng sân lúc nào cũng rợp bóng mát nhờ tán lá xum xuê của những cây bàng, cây phượng. Những cây ấy đều được trồng từ khi trường mới được thành lập, vô cùng vững chãi. Nó đã chứng kiến biết bao thế hệ học sinh đến rồi đi từ ngôi trường này. Bởi vậy, em và các bạn đôi khi trêu đùa mà gọi là ông bàng, bác phượng.

Chỉ còn vài tháng nữa thôi, là em phải xa rời ngôi trường này để đến một ngôi trường khác. Chỉ mới nghĩ đến điều ấy thôi mà lòng em buồn tiếc khó tả. Thế nhưng, chẳng thể thay đổi được điều gì. Vì thế, trong những ngày tháng còn lại, em sẽ cố gắng tạo dựng thêm nhiều kỉ niệm đẹp hơn nữa với ngôi trường. Và em chắc chắn rằng, trong tương lai, em sẽ trở lại thăm trường và góp sức để xây dựng trường ngày càng phát triển hơn. Nha

11 tháng 1 2022

Gợi ý: Tình cha con qua tác phẩm Chiếc lược ngà.

Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.

Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này.

Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuồng đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.

Và trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn,... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.

Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu "Đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, "Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.

Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.

Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!" đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.

Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.

Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: "Chỉ có tình cha con là không thể chết được". Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.

Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.

11 tháng 1 2022

   Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.
   Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này. Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuồng đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn. Và trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn,... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.|                                                                                                                                                                         Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu "Đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, "Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.

Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.

Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!" đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.

Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.

Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: "Chỉ có tình cha con là không thể chết được". Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.                                                                                                                                                                                                                Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.

11 tháng 1 2022

Mik ko hiểu bạn ghi thêm đề đc ko

11 tháng 1 2022

a)Ở trường có cô giáo hiền như mẹ

b)Mẹ dẫn em đi dạo trên bãi biển

c)nghỉ hè em về quê thăm bà nội

HT

11 tháng 1 2022

Giáo sư Lương Định Của là một nhân cách lớn, một nhà nông học xuất sắc, người đi đầu trong lĩnh vực cải tạo giống cây trồng của Việt Nam. Những đóng góp của ông đã góp phần bảo đảm lương thực cho cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do của dân tộc ta đi đến thắng lợi. Ông được mọi người yêu mến và gọi là “nhà bác học của đồng ruộng”.

11 tháng 1 2022

Văn miếu Mao Điền nằm tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; ngay cạnh đường quốc lộ số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, cách thành phố Hải Dương 15 km về phía tây. ... Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại nào?

Mỗi lần về thăm nhà,tôi thường đi xe của anh

A.Trạng ngữ chỉ thời gian                                  B.Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

C.Trạng ngữ chỉ mục đích                                 D.Trạng ngữ chỉ nơi chốn

@Trunglaai?