K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2017

uan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy”.

;3

Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì em mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho em cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho em vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng em trên con đường học vấn.

     Thời cắp sách tới trường của mỗi chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng ta, uốn nắn chúng ta từng chút một trên con đường học tập. Ngày ngày đến lớp đều được nghe những lời nói ngọt ngào và ấm áp của thầy cô. Ôi! Những lời nói thân thương chứa đựng biết bao tình cảm như những dòng sữa rót vào lòng chúng em. Từ khi chúng em còn bi bô tập nói thì đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng em biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Ngày ngày trôi qua, chúng em dần dần bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức và thầy cô luôn dõi theo chúng em. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

    Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy.

     Cuộc đời của mỗi chúng ta chắc chắn sẽ không thể phát triển, chắc chắn sẽ vô ích nếu như không có sự nuôi dưỡng và giáo dục. Vốn tạo hóa đã sinh ra như vậy, là con người, ai cũng có cha, có mẹ, có bạn bè, có người thân. Chúng ta được hưởng công ơn sinh thành, được hưởng sự nuôi dưỡng của cha mẹ để lớn lên từng ngày, được sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, người thân để sống tốt hơn, phát triển hơn. Thế nhưng, chúng ta còn được hưởng một thứ vô cùng to lớn, vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương, sự giáo dục, dạy dỗ của những người thầy giáo, cô giáo trong những mái trường thân thương. Đối với chúng em, đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và quý giá. Nó theo chúng em ngay từ những ngày còn thơ ấu, từ những ngày mới học con chữ đầu tiên. Hình ảnh người thầy, cô giáo đã xuất hiện trong chúng em ngay từ những ngày em tập đọc, tập viết. Có ai thử tưởng tượng đến hình ảnh những người thầy đêm đêm thao thức với ngọn đèn dò từng chữ một trên bài làm của học sinh, soạn ra những bài học, những kiến thức mới chuẩn bị cho tiết giảng của ngày hôm sau, hay tìm ra những phương pháp, cách dạy, cách học tốt nhất nhằm giúp học sinh của mình học tập tốt hơn. Có ai tưởng tượng đến hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng say sưa giảng bài, đôi mắt hướng cái nhìn trìu mến về phía học sinh của mình.

     Thầy cô vất vả, cực nhọc vì học trò là thế, vậy mà lắm khi chúng em lại gây ra những điều sai trái khiến thầy cô lại phải lo lắng, bận lòng. Lắm khi chúng em không trật tự nghe giảng, lắm khi chúng em nói năng vô lễ, hành xử sai trái khiến thầy cô phải suy nghĩ, nhắc nhở. Thế nhưng, tình cảm của thầy cô đối với chúng em cũng không vì thế mà phai nhạt, tình cảm ấy cứ mỗi ngày một nhiều hơn, đậm đà hơn.

     Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!

Viên phấn nào trên tay

Thầy dạy em học chữ

Bụi phấn nào bay bay

Vương tóc thầy trắng xóa.

Bao mùa thu đi qua

Thầy xưa nay đã già

Khai trí em thêm sáng

Cho cây đời nở hoa.

                                

5 tháng 11 2017

ngọc trai

5 tháng 11 2017

là viên ngọc trai

6 tháng 11 2017

Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học nước ta trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi khi đất nước có họa xâm lăng, truyền thống ấy lại càng được phát huy mạnh mẽ.

Ta hiểu vì sao, trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ Chủ nghĩa yêu nước đã là chủ đề nổi trội nhất của văn học Việt Nam... Chủ nghĩa yêu nước trong văn học có một nội dung hết sức phong phú và những hình thái biểu hiện vô cùng đa dạng, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử khác nhau, và tuỳ theo những môi quan hệ khác nhau của mỗi cây bút đối với đất nước, với nhân dân mình, đối với truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc mình.

Một trong những biểu hiện cảm động của lòng yêu nước trong văn học là phát hiện và diễn tả vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Nói đến hình ảnh đất nước trong thơ ca kháng chiến, trước hết phài kể đến bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.

1. Trong bài Tây Tiến, với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng bắt ngay lấy những cảnh dữ dội và hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây súng ngửi trời;

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

Nhà ai pha luông mưa xa khơi...

Nhưng, với cảm hứng lãng mạn, nhà thơ cũng rất nhạy cảm với vẻ đẹp có tính chất xứ lạ phương xa của những cô Xoè Thái và hình ảnh giàu chất thơ của những dòng sông Tây Bắc rất đỗi trữ tình đổ xuôi giữa hai bờ hoa cỏ:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa...

2. Đất nước trong thơ Hoàng Cầm Bên kia sông Đuống lại gần với một vùng văn hoá Kinh Bắc cổ kính, ở đây mỗi thôn xóm mỗi quả đồi, ngọn núi đều có dấu tích một truyền thuyết lịch sử, gắn với một mái đình, một ngôi chùa, một ngọn tháp.. Đây cũng là quê lương của tranh làng Hồ, của hát Quan họ của những hội làng nô nức vào những dịp đầu xuân... Chỉ cần nhắc đến những địa danh nào đó là mỗi người Việt Nam tưởng như động đến những gì thân thiết nhất và đáng tự hào nhất về quê hương đất nước mình:

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên

Những hội hè đinh đám

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút tháp

Giữa huyện Long Tài

Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu...

Trên vùng đất cổ kính ấy, thường thấy thấp thoáng hình ảnh nhừng cô gái Kinh Bắc thật tươi tắn và dịu dàng, "cười như mùa thu toả nắng".

Nhưng giặc đến. Tất cả đều tan tác. Bài thơ là một mạch tình cảm dạt dào đầy xót xa, đau đớn và căm giận…

 3. Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi lại có màu sắc khác, ấy là Đất nước được nhìn ngắm qua con mắt cùa một người vừa giành được quyền làm chủ. Vì thế những cảnh vật dù rất đỗi bình thường quen thuộc cũng trở nên mới mẻ, đằm thắm, rộn ràng và rộng dài bát ngát:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa...

Nhưng thiên hướng của Nguyễn Đình Thi là thế: hình ảnh đất nước dưới ngòi bút của ông thường hiện ra cảm động nhất là trong dau thương, bất hạnh. Vì thế, cảnh dù giàu chất thơ vẫn pha vị ngậm ngùi:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lả rơi đầy....

(...) Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Qua thơ Nguyễn Đinh Thi, dường như chỉ trong đau thương, đất nước mới thế hiện đậm nét vẻ đẹp và phẩm chất anh hùng:

Nước Việt Nam từ máu lừa

Rũ bùn dứng dậy sáng loà.

4. Có lẽ đẹp hơn cả là hình ảnh đất nước trong thơ Tố Hữu. Có thế nói bài Việt Bắc là mội bức tranh đầy màu sắc và chất thơ về rừng núi chiến khu. quê hương cách mạng. Với Tố Hữu, cảnh bao giờ cũng gắn với người và lung linh một thứ ánh sáng riêng rất đỗi trong trẻo dịu dàng - ánh sáng của lý tưởng và của một hồn thơ giàu tình mến thương:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung...

Đó là cành và người qua nỗi nhớ của Tố Hữu. Nhớ nhất  là những ngày gian nan vất vả, cùng nhân dân chia ngọt xẻ bùi:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi...

5. Nói đến nhừng bài thơ đặc sắc nhất ra đời vào khoảng 1960, phải kể đến bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Tác phẩm giầu tính tượng trưng, ông sáng tạo nên hình ành Tây Bắc như là biểu tượng của Đất nước, của nhân dân, của truyền thống kháng chiến, của sự sống, của nguồn thơ:

Nhựa nóng mười năm, nhân dân máu đổ

Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ...

Tác giả đã sáng tạo nên nhiều hình ảnh rất cảm động về Đất nước quê hương, khi ý nghĩa biểu tượng, tư tưởng triết lý gắn được với những kỉ niệm cụ thể và thắm thiết về cành và người mà ông đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở. Chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương...

6. Một trong những nét mới của quan niệm về đất nước trong văn học nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám là quan niệm đất nước là cùa nhân dân, nhân dân là người sáng tạo ra đất nước, mở mang đất nước và bào vệ đất nước. Quan niệm này đã thể hiện một cách khá thống nhất trong các bài thơ đã phân tích trên đây (Tây Tiến, Bên kia sống Đuống, Đất nước, Việt Bắc và Tiếng hát con tàu). Quan niệm ấy càng được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1975).

Đó chính là chủ đề của trích đoạn Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Đỉềm.

Đoạn thơ dùng phương thức trữ tình - chính luận, phát biểu một định nghĩa về khái niệm đất nước theo quan niệm nói trên.

Trước hết đất nước là một cái gì tuy thật lớn lao - là "Thời gian đằng đằng, không gian mênh mông" - nhưng không hề trừu tượng và xa lạ. Nó là miếng trẩu bà ăn, là cái kèo cái cột trong nhà, là hạt gạo một nắng hai sương, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm v.v... Nghĩa là hết sức gần gũi, thậm chí là máu thịt của mỗi chúng ta:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất nước

Đất nước, ấy là công trình sáng tạo của nhân dân. Nhân dân mỡ màng, xây đắp đến đâu thì đặt tên đến đấy. Mỗi tên gọi là một ước mơ, một nỗi niềm trăn trở, một lối sống, một niềm tin:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gỏt ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương...

Tóm lại Đất nước chính là những cuộc đời - "Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Đất nước, ấy là lịch sử. Lịch sử dựng xây và bảo vệ. Có được Đất nước hôm nay, biết bao lớp người đã phải đổ mồ hôi và máu. Để truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng, hòn than nhóm lửa, truyền lại cho ta tiếng nói và văn chương - những ca dao, thần thoại... Và khi:

Cỏ ngoại xâm thi chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất nước này là Đất nước nhân dân.

Tóm lại, trích đoạn Đất nước là một định nghĩa bằng thơ. Nó phài dùng nhiều yếu tố của văn chính luận, nhưng không đến nỗi khô khan. Vì tác giả đã khéo khai thác kho tàng phong phú của văn hoá dân gian để tạo nên một thế giới hỉnh tượng vừa quen thuộc vừa mới mẻ, giàu ý nghỉa tượng trưng khái quát mà vẫn cò thể lay động lòng người.

Đổi với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước có thể coi là cái huyệt thần kinh nhạy cảm nhất. Giặc Pháp rồi giặc Mỹ đã đập mạnh vào cái huyệt thần kính đó. Chúng đã phải trả giá bằng thất bại nhục nhã trước sức mạnh của lòng yêu nước đó. Đấy là cơ sở tư tưởng cùa dòng thơ yêu nước dồi dào phong phú tuôn chảy suốt 30 năm của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Mỗi bài thơ là một phát hiện về đất nước đẹp và hùng trong chiến đấu và chiến thắng.

7 tháng 11 2017

a) Giải thích nhận định :
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
b) Phân tích , chứng minh :
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 - 1975.
- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:
- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…
- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng:
- Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước.
- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội…
- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…

* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.
c) Đánh giá chung : 
- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.
- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn.

=^.^=

Thanks ^^

5 tháng 11 2017

Nhà trắng ở Mỹ

5 tháng 11 2017

ở trên

5 tháng 11 2017

Đây là nơi để hk toán nha bn
 

5 tháng 11 2017

Hoc toan va van ma

Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành pồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.

Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau.Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.

​Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm… Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ.

Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian. Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.

Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!

Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!

5 tháng 11 2017

Ban vao cau hoi tuong tu y cho nhanh+_+

5 tháng 11 2017

bai nay lop 1 hoc roi ma bai Ngay dau tien di hoc

5 tháng 11 2017

Nhớ ngày xa xưa ấy
Tuổi thơ tôi đến trường
Mẹ dỗ dành khuyên mãi
“Con vào lớp, mẹ thương”!

Trường xưa mái lợp tôn
Sáu, bảy phòng thôi nhé
Thầy dạy tôi không trẻ
Đã năm mươi tuổi rồi

Thầy chỉ chổ tôi ngồi
Ngay đầu bàn phía trước
Chổ này con ngồi được
Con nhỏ nhất lớp mà

Ngày đầu tiên đi học
Lòng cứ mãi lo xa
Mong thời gian chóng qua
Được về nhà với mẹ

Thời gian sao lâu thế
Không chạy lẹ dùm ta
Ngồi yên ôi khó quá
Mấy giờ liền rồi nha.

Hai tiết học trôi qua
Giờ ra chơi cũng đến
Tiếng trống trường đã điểm
Cả lớp cùng đi ra

Thầy bảo : “các em à
Ra chơi đừng chạy nhảy,
Đừng leo trèo, té đấy
Hãy nhớ lời thầy nha !

Ngày xưa ấy đã xa
Năm mươi năm có lẽ
Tôi giờ không còn trẻ
Mái đầu cũng dần phai

Hôm nay ngồi nhớ lại
Ngày đầu tiên đến trường
Nhớ thầy tôi ngày ấy
Với tấm lòng luyến thương!

5 tháng 11 2017

Mình nghĩ mình là một người khá là đen tối. Mrs Isabella không chịu được, đến mức mà bỏ bb với mình

5 tháng 11 2017

1.Các bạn tớ thường nói tớ là người thân thiện, vui tính 
2.Tớ tự hào vì tớ không phải người hoàn hảo nhưng là người duy nhất 
3. Tớ chưa hài lòng với bản thân vì đôi lúc tớ đã gây tổn thương cho người khác 

5 tháng 11 2017

Ta đang là vua của đất nước Khơ-me rộng lớn và tươi đẹp. Vốn ta không phải con cháu dòng dõi vương giả gì, chỉ nhờ vào tính trung thực mà ta đã có được ngôi vị như ngày hôm nay. Chuyện là:

Hồi ấy, vương quốc Khơ-me nơi ta sinh sống do một vị vua anh minh cai quản. Sau bao nhiêu năm, vị vua ấy tuổi đã cao, người đã yếu, không đủ sức cai trị giang sơn. Ngài lại không có con trai nên phải tìm người nối ngôi. Ngài phát cho mỗi người dân trong vương quốc một thúng thóc, sai họ đưa về gieo trồng và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không nộp thóc sẽ bị trừng phạt. Lúc ấy, ta cũng rất háo hức mang số thóc được phát ấy về nhà chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ, mong thóc nảy mầm để mình được lựa chọn làm hoàng đế. Nhưng thật kì lạ, dù ta bỏ bao nhiêu công chăm bẵm, tưới tắm mà những hạt thóc vẫn gan lì, không chịu nảy mầm. Ta buồn lắm mà không biết làm thế nào. Những nguời bạn khác của ta không hề quan tâm đến chuyện này, họ chỉ chờ đến ngày vua hẹn để mang những bao thóc đầy đã có sẵn trong kho ra dâng vua. Ta không thể đồng ý với việc làm đó của họ.

Ngày hẹn đã đến, mọi người trong vương quốc nô nức kéo đến kinh thành, đằng sau là những xe thóc vàng ươm, đầy ăm ắp. Ai cũng lớn tiếng khoe ta đây đã tận tâm chăm sóc nên mới có nhiều thóc lúa như vậy. Ta rất buồn và lo sợ mình đến tay không. Đắn đo suy nghĩ rất lâu, cảm thấy không thể dối gạt nhà vua, ta bèn quỳ trước mặt ngài mà nói:

- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

Ta tưởng mình nói xong câu đó sẽ phải chịu một hình phạt nặng nề với tội danh làm trái ý vua. Nhưng lạ thay, nhà vua không hề tức giận, ngài còn hiền từ cười với ta và đưa tay đỡ ta dậy.

- Con tên là gì? Ngài hỏi.

Thấy thái dộ kì lạ của vua, mạnh dạn ta trả lời:

- Dạ! Muôn tâu bệ hạ, thần tên là Chôm. Thần đã cố gắng hết sức để chăm sóc thóc giống Bệ hạ ban nhưng không hiểu sao chúng không thể nảy mầm. Thần đáng tội chết ạ!

Ta vừa dứt lời, nhà vua cười lớn và phán:

- Không! Con không có tội. Trước khi phát thóc ta đã luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những se thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Ta và những người có mặt ở đấy vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết vì cớ gì mà nhà vua lại làm vậy. Trước khi kịp nghĩ ra thì nhà vua lại lên tiếng:

- “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này”. Ngài vừa nói vừa chỉ vào ta. Lúc ấy ta cảm thấy sung sướng vô cùng. Tưởng đâu mình đã chết vì tội khi quân, ngờ đâu ta lại là người được nhà vua truyền lại ngôi báu. Quả là đời có nhiều việc không thể ngờ tới. Chỉ cần có lòng dũng cảm và tính trung thực một chú bé nghèo như Chôm ta lại có ngày trở thành một vị vua cai quản đất nước Khơ-me rộng lớn.

5 tháng 11 2017

Ta đang là vua của đất nước Khơ-me rộng lớn và tươi đẹp. Vốn ta không phải con cháu dòng dõi vương giả gì, chỉ nhờ vào tính trung thực mà ta đã có được ngôi vị như ngày hôm nay. Chuyện là:

Hồi ấy, vương quốc Khơ-me nơi ta sinh sống do một vị vua anh minh cai quản. Sau bao nhiêu năm, vị vua ấy tuổi đã cao, người đã yếu, không đủ sức cai trị giang sơn. Ngài lại không có con trai nên phải tìm người nối ngôi. Ngài phát cho mỗi người dân trong vương quốc một thúng thóc, sai họ đưa về gieo trồng và giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không nộp thóc sẽ bị trừng phạt. Lúc ấy, ta cũng rất háo hức mang số thóc được phát ấy về nhà chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ, mong thóc nảy mầm để mình được lựa chọn làm hoàng đế. Nhưng thật kì lạ, dù ta bỏ bao nhiêu công chăm bẵm, tưới tắm mà những hạt thóc vẫn gan lì, không chịu nảy mầm. Ta buồn lắm mà không biết làm thế nào. Những nguời bạn khác của ta không hề quan tâm đến chuyện này, họ chỉ chờ đến ngày vua hẹn để mang những bao thóc đầy đã có sẵn trong kho ra dâng vua. Ta không thể đồng ý với việc làm đó của họ.

Ngày hẹn đã đến, mọi người trong vương quốc nô nức kéo đến kinh thành, đằng sau là những xe thóc vàng ươm, đầy ăm ắp. Ai cũng lớn tiếng khoe ta đây đã tận tâm chăm sóc nên mới có nhiều thóc lúa như vậy. Ta rất buồn và lo sợ mình đến tay không. Đắn đo suy nghĩ rất lâu, cảm thấy không thể dối gạt nhà vua, ta bèn quỳ trước mặt ngài mà nói:

- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.

Ta tưởng mình nói xong câu đó sẽ phải chịu một hình phạt nặng nề với tội danh làm trái ý vua. Nhưng lạ thay, nhà vua không hề tức giận, ngài còn hiền từ cười với ta và đưa tay đỡ ta dậy.

- Con tên là gì? Ngài hỏi.

Thấy thái dộ kì lạ của vua, mạnh dạn ta trả lời:

- Dạ! Muôn tâu bệ hạ, thần tên là Chôm. Thần đã cố gắng hết sức để chăm sóc thóc giống Bệ hạ ban nhưng không hiểu sao chúng không thể nảy mầm. Thần đáng tội chết ạ!

Ta vừa dứt lời, nhà vua cười lớn và phán:

- Không! Con không có tội. Trước khi phát thóc ta đã luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những se thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Ta và những người có mặt ở đấy vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết vì cớ gì mà nhà vua lại làm vậy. Trước khi kịp nghĩ ra thì nhà vua lại lên tiếng:

- “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này”. Ngài vừa nói vừa chỉ vào ta. Lúc ấy ta cảm thấy sung sướng vô cùng. Tưởng đâu mình đã chết vì tội khi quân, ngờ đâu ta lại là người được nhà vua truyền lại ngôi báu. Quả là đời có nhiều việc không thể ngờ tới. Chỉ cần có lòng dũng cảm và tính trung thực một chú bé nghèo như Chôm ta lại có ngày trở thành một vị vua cai quản đất nước Khơ-me rộng lớn.

5 tháng 11 2017

a)Hà là cô bn thân của tôi. Nhà chúng tôi gần nhau và chúng tôi học cùng trường nên sáng nào tôi cũng rủ Hà đi học. Chơi với Hà lâu nên tôi cũng hiểu Hà rất nhiều. Hà là người học giỏi, lực học của bạn luôn luôn đứng đầu lớp. Hà thông minh lắm đấy! Những câu hỏi đố vui của tôi bạn trả lời rất nhanh và chính xác. Hà là một lớp trưởng gương mẫu nên không thể thiếu đức tính nhanh nhẹn. Hà vui tính lắm! Lắm lúc bạn còn trêu tôi và kể cho tôi nghe những câu chuyện hài hước. Cũng vì thế mà tôi rất yêu quý Hà.<