K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TUỔI THƠ CỦA Ê-ĐI-XƠNÊ-đi-xơn  là con út trong một gia đình có 7 anh chị em. Bố ông, Samuel Edison là người Hà Lan, bà mẹ Nancy của ông là một giáo viên tiểu học người Scotland. Ông là Người đàn ông sở hữu 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Ê-đi-xơn  đã từng ở trong một túp lều tranh, cậu bé nằm sấp trên một đống cỏ tranh, đầu tóc rối bù, dưới...
Đọc tiếp

TUỔI THƠ CỦA Ê-ĐI-XƠN

Ê-đi-xơn  là con út trong một gia đình có 7 anh chị em. Bố ông, Samuel Edison là người Hà Lan, bà mẹ Nancy của ông là một giáo viên tiểu học người Scotland. Ông là Người đàn ông sở hữu 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học.

Ê-đi-xơn  đã từng ở trong một túp lều tranh, cậu bé nằm sấp trên một đống cỏ tranh, đầu tóc rối bù, dưới bụng là mấy quả trứng gà. Cậu cứ thế nằm im, vẻ mặt đầy chăm chú. Khi mẹ của cậu bé là Bà Nancy tìm hiểu sự việc, thực ra Ê-đi-xơn đã nhìn thấy gà mẹ ấp trứng nở thành gà con nên tò mò muốn thử tự mình ấp xem có nở ra gà con được không.

Đến năm 7 tuổi, Ê-đi-xơn được cha mẹ cho đi học ở ngôi trường độc nhất trong vùng trường, chỉ có một lớp học 40 học sinh lớn bé đủ cả. Ê-đi-xơn được xếp ngồi gần thầy nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi nhất. Trong khi học, Ê-đi-xơn không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười.

Thầy giáo của Ê-đi-xơn đã từng nói về cậu: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Từ đó, Ê-đi-xơn không đến trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ.

Ê-đi-xơn khi thấy thí nghiệm khí cầu bay của bố và cậu đã miệt mài tự chế ra mấy loại chất hóa học và bảo người làm thuê của bố là Max thử uống. Sau khi uống thứ thuốc Edison đưa cho, Max gần như ngất lịm người. Nhưng Edison vẫn một mực cho rằng: “Không bay lên được là thất bại của anh ta chứ không phải của mình!”

Mặc dù không thích ứng được với việc học tập ở trường nhưng với sự dạy dỗ của mẹ, lòng yêu thích khoa học và ham tìm hiểu, cậu đã nhẫn nại, kiên trì theo đuổi bằng được hoài bão của mình. Ê-đi-xơn gặp rất nhiều thất bại nhưng ông không nản chí. Tài năng, lòng say mê, kiên trì, nhẫn nại của ông đã đem lại cho nhân loại hơn 1.300 phát minh. Đó là những thứ vô cùng quý giá mà Ê-đi-xơn đã dâng tặng cho chúng ta. Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình với những phát minh vĩ đại, nổi tiếng nhất là bóng đèn điện. Edison như là một nhà khoa học tiêu biểu nhất của nước Mỹ và thế giới.

( Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 4, 6, 8, 10, 12 và trả lời các câu hỏi còn lại

1. Bài đọc kể lại những câu chuyện về tuổi thơ của ai ?

A. Ê-đi-xơn                      

B.Ông Samuel Edison, bố của Ê-đi-xơn

C. Bà Nancy, mẹ của Ê-đi-xơn

D. Thầy giáo của Ê-đi-xơn

2. Đúng ghi Đ, sai ghi S

Ê-đi-xơn  là con cả trong một gia đình có 7 anh chị em.

 

Bố Ê-đi-xơn là người Hà Lan,

 

Bà mẹ Nancy của Ê-đi-xơn là một giáo viên tiểu học người Hà Lan

 

3. Điền vào chỗ chấm

Ê-đi-xơn là người đàn ông sở hữu ..................................bằng phát minh.

4*. Em hiểu kỉ lục vô tiền khoáng hậu là như thế nào ?

A. Ý nói những điều không ai có thể làm được trong quá khứ và tương lai.

B.Ý nói những điều rất khó xảy ra trong quá khứ, và không thể xảy ra trong tương lai.

C. Ý nói những điều chưa từng xảy ra trong quá khứ, và cũng “rất khó” xảy ra trong tương lai.

D. Ý nói những điều phi thực tế, không thể xảy ra.

5. Ê-đi-xơn đã nằm sấp trên một đống cỏ tranh và đặt dưới bụng là mấy quả trứng gà để làm gì ?

 

 

 

 

 

 6. Việc Ê-đi-xơn không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo đã dẫn đến kết quả gì ?

A. Ê-đi-xơn được thầy đánh giá cao và cho tham gia đội tuyển của lớp.

B. Ê-đi-xơn thường đội sổ và bị bạn bè chê cười. 

C. Ê-đi-xơn được thầy quan tâm đặc biệt, được bạn bè yêu mến.

D. Thầy giáo đã đuổi học Ê-đi-xơn.

7. Vì sao Ê-đi-xơn lại không đến trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ ?

 

 

 

 

 

8. Sau khi uống thứ chất hóa học mà Ê-đi-xơn tự chế, chuyện gì đã xảy ra với Max, người giúp việc của nhà Ê-đi-xơn?

A. Anh ta có thể bay lơ lửng trên không trung.

B. Gần như ngất lịm người

C. Trở thành một người chậm chạp, gặp khó khăn trong việc nhận thức mọi thứ xung quanh.

D. Trở thành một người thích bay lượn trên không trung.

9. Theo em, câu nói của Ê-đi-xơn : “Không bay lên được là thất bại của anh ta chứ không phải của mình!” cho thấy điều gì ?

 

 

 

 

10. Theo em, vì sao gặp nhiều thất bại trong việc học tập cũng như nghiên cứu khoa học, Ê-đi-xơn vẫn trở thành một nhà khoa học nổi tiếng với những phát minh vĩ đại?

A. Nhờ sự dạy dỗ của mẹ, lòng yêu thích khoa học và ham tìm hiểu, cậu đã nhẫn nại, kiên trì theo đuổi bằng được hoài bão của mình.

B. Nhờ sự dạy dỗ thầy cô, lòng yêu thích khoa học và ham tìm hiểu, cậu đã nhẫn nại, kiên trì theo đuổi bằng được hoài bão của mình.

C. Cậu muốn quyết tâm chứng minh cho thầy giáo hiểu cậu không phải là một học sinh điên khùng và không xứng đáng ngồi học ở trường

D. Nhờ may mắn, được sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè.

1
30 tháng 1 2022

1.A

2.S Đ S

3.1907

4C.

5.Ê -đi -xơn đã nằm sấp trên một đống cọ tranh và đặt dưới bụng mấy quả trứng gà để cậu xem mình có thể ấp trứng được không vì thấy gà mẹ có thể ấp trứng được.

6.B

7.Vì Ê-đi-xơn đã bị đuổi học và cậu muốn học với mẹ của cậu hơn

8.B

9.Câu nói của Ê-đi-xơn cho thấy cậu là một người rất tự tin ,không nản lòng nhanh chóng 

10.B

Đó 

Xác định cấu trúc ngữ pháp trong bài Ăng-co Vát.Ăng-co Vát     Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.     Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm...
Đọc tiếp

Xác định cấu trúc ngữ pháp trong bài Ăng-co Vát.

Ăng-co Vát

     Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

     Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

     Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI

0
27 tháng 1 2022

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ nghỉ hè xong, gần đến năm học là mẹ lại đưa tôi đi chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết cho năm học mới. Mẹ chuẩn bị rất nhiều và đầy đủ đồ dùng học tập cho tôi nhưng đồ mà tôi yêu thích nhất là cây bút mực Thiên Long.

Cây bút mực ấy dài tầm khoảng mười lăm phân. Phần nắp bút màu tím bằng nhựa có cả ghim cài nhìn thấy bắt mắt. Phần thân bút màu trắng, bằng nhựa cứng. Trên thân bút, có ghi dòng chữ Thiên Long thật đậm. Chỉ cần mở nắp bút ra là chúng ta sẽ nhìn thấy ruột bút. Ruột bút ở bên trong thân bút, bên trong có chứa mực. Ngòi bút bằng ngòi kim, trên có gắn hòn bi sắt để khi viết thì dễ dàng hơn. Chỉ cần mở nắp bút ra là ta có thể viết rất dễ dàng.

Cây bút mực rất có ích đối với học sinh. Màu tím của bút đã trở thành biểu tượng cho lứa tuổi học sinh trong trắng, ngây thơ với những hoài bão, ước mơ thật đẹp. Bút mực Thiên Long viết rất trơn và đẹp, giá thành lại rẻ, chỉ vài nghìn đồng một chiếc, chẳng thế mà nó luôn được rất nhiều học sinh ưa dùng, luôn được học sinh dùng để viết và cả trong thi cử. Chính từ những chiếc bút mực ấy mà bao người đã nên danh trong đường đời, bút mực Thiên Long đã đồng hành cùng học sinh, nâng cánh ước mơ, nuôi dưỡng tài năng bao thế hệ. Bút mực thực sự rất nổi tiếng, được mọi lứa tuổi học sinh ưa dùng. Không những vậy, bút mực Thiên Long không chỉ có nguyên màu tím mà còn có rất nhiều màu khác như màu xanh, màu đen- rất phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp Hai, học sinh cấp Ba, phù hợp với nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau, có màu đỏ phù hợp cho những thầy giáo, cô giáo chấm bài. Với kiểu dáng ưa nhìn, gọn nhẹ, bút Thiên Long chính là đồ dùng học tập thật tiện lợi, chỉ cần bỏ gọn một góc trong hộp bút là xong. Tuy nhiên, nếu để bị rơi bút nhiều lần thì ngòi bút sẽ bị hỏng, tắc mực, sẽ không thể viết trơn tru nữa, do đó khi dùng xong, chúng ta cần lưu ý là đậy nắp bút và để cẩn thận, tránh làm rơi bút nhiều lần, có như vậy bút mới bền. Khi viết hết mực, ta chỉ cần bỏ chiếc ngòi cũ đi và thay ngòi mới là có thể tiếp tục viết dễ dàng.

Chiếc bút mực mãi là đồ dùng học tập ưa thích của tôi. Chiếc bút sẽ mãi là người bạn đồng hành với tôi trong những tháng năm đi học và cả sau này.
 

25 tháng 1 2022

 Tham khảo:

 Tổ em chịu trách nhiệm trực nhật lớp vào sáng thứ năm. Hôm ấy, mọi người trong tổ đều phải đến trường sớm hơn thường lệ. Chúng em cùng nhau hoàn thành công việc. Bạn Lan lau bảng. Bạn Hùng và bạn Thắng kê bàn ghế. Bạn Linh lau bàn giáo viên. Các bạn khác trong tổ cùng nhau nhặt rác và quét dọn lớp. Chỉ một loáng, công việc trực nhật đã kết thúc. Trên trán ai cũng lấm tấm mồ hôi nhưng đều rất vui vì tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các bạn trong tổ.

HT~

Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh phụng sự vua Trần Anh Vương.   Ngài thường đem hết  mua thuốc tốt và lương thực để  người bệnh, nghèo đói. Dầu bệnh có dầm dề máu mủ, người bệnh không có tiền chữa trị, ông cũng không hề né tránh. Vì thế, giường bệnh nhà ông không lúc nào vắng người. Năm ấy mất mùa đói kém, người dân...
Đọc tiếp

Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh phụng sự vua Trần Anh Vương.

   Ngài thường đem hết  mua thuốc tốt và lương thực để  người bệnh, nghèo đói. Dầu bệnh có dầm dề máu mủ, người bệnh không có tiền chữa trị, ông cũng không hề né tránh. Vì thế, giường bệnh nhà ông không lúc nào vắng người. Năm ấy mất mùa đói kém, người dân ốm yếu, bệnh tật luôn luôn, ông lại ra sức cứu chữa. Một hôm có người làng đến thưa:

- Nhà có người đàn bà đẻ, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

   Nghe vậy, ngài theo đi ngay nhưng giữa đường gặp sứ giả do Vương sai tới:

- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Vương triệu đến khám.

- Bệnh đó không gấp. Còn người nhà này, sự sống chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước rồi sẽ đến Vương phủ. - Trừng đáp.

   Sức giả tức giận nói:

- Phận làm tôi sao dám như vậy? Ông định cứu mạng người ta mà không cứu mạng mình chăng?

- Tôi có  cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu chữa, chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Còn tính mệnh tôi trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. - Trừng đáp.

   Sau khi cứu sống người kia, ngài đến yết kiến và tạ lỗi với Chúa thượng. Vương nghe xong mừng lắm, nói:

- Ngươi thật là bậc  chân chính, vừa  vừa có , thương xót đám con đỏ của ta...

   Về sau, con cháu noi gương đều làm quan đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm, nghiệp nhà không bị sa sút. Câu chuyện cho thấy tấm lòng y đức của người . Đây quả là bậc danh y soi sáng sử sách muôn đời.

thầy thuốclương ycủa cảigiúp đỡmắc tộiy đứctài giỏimình đang cần rất gấp
0