K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2019

Thầy cô là ngừời lái đò

Cho em bao kiến thức

Thầy cô là cha mẹ

Mà em nhớ suốt đờ

        Tự nghĩ đó ,tíc nha

6 tháng 11 2019

thank

4 tháng 11 2019

Lên google rồi gõ : Tiếng gà trưa auto ra nha bạn :3

4 tháng 11 2019

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng 

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
2-7-1965

1,Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

Hoàn cảnh sáng tác:Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ

2,Mk không biết

3,Mk cũng không biết

4,Bài thơ Tiếng gà trưa là sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước. Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể, giản dị. 

3 tháng 11 2019

Câu 1 :

Đặc điểm

Trùng kiết lị

Trùng sốt rết

Cấu tạo

- Có chân giả ngắn

- Không có không bào

- Kích thước lớn hơn hồng cầu

- Không có bộ phận di chuyển

- Không có các không bào

- Kích thước nhỏ hơn hồng cầu

Dinh dưỡng

- Nuốt hồng cầu

- Trao đổi chất qua màng tế bào

- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu

- Thực hiện trao đổi chất qua màng tế bào

Phát triển

- Trong môi trường " kết bào xác " vào ruột người " chui ra khỏi bàoxác " bám vào thành ruột gây nên các vết loét

- Trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen "máu người " chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu

Sinh sản

- Phân ra nhiều cơ thể mới

- Phân ra nhiều cơ thể mới

bạn dragon ơi bạn mới tl 1 câu nên chưa thể k bạn đc 

2 tháng 11 2019

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông như núi, như người Việt Nam

    Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?

Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng.

Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

 Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn. Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.

Từ ghép đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?

Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:

Dừng chân dứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc. Từ ta với. ta như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:

Bác đến chơi đây ta với ta

Lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại:

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương…

Phân tích bài thơ rồi, em hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình cảm của một nhà thơ nữ trong xã hội thời xưa, giúp em thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam. Em cảm thấy vững vàng trong tư tưởng và có những suy nghĩ tích cực hơn góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam thêm giàu đẹp, để giữ mãi được những dấu tích mà người xưa để lại như gửi gắm, nhắc nhở và trao gởi cho chúng em.

Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần "a" như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả.

Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

 Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn.

Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người, nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-qua-deo-ngang-cua-ba-huyen-thanh-quan-c34a1460.html#ixzz647tw55b5

2 tháng 11 2019

hoặc làm thơ

2 tháng 11 2019

) Bài viết giới thiệu về thầy cô Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà mỗi năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến Ngày Nhà giáo Việt Nam thì mọi kí ức về khoảng thời gian đẹp đẽ dưới mái trường Trần Cao Vân lại ùa về. Nơi mà ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những buồn vui cùng ta.
Thầy cô, chỉ với 2 tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngắm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành thầy giáo, cô giáo, sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những ngọn đèn dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, thắp lên trong trái tim chúng em những niềm tin, hi vọng và một ngày mai tươi sáng hơn. Thầy cô mang bao tri thức, tình thương đến cho mỗi chúng em. Chúng em biết rằng, thầy cô muốn làm được những điều này thì phải thức khuya, miệt mài bên những trang giáo án. Thầy cô không những cho chúng em tri thức từng ngày, mà còn là người dạy cho chúng em biết về đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là những người dạy cho chúng em biết học, biết viết và biết làm những việc nên làm, nói những gì nên nói. Thầy cô như là người ba, người mẹ thứ hai của chúng em. Tình yêu thương của thầy cô dành cho chúng em tuy không được nhiều như bố mẹ nhưng tình yêu thương đó cũng không thể nào đong đếm được. Thầy cô luôn an ủi, động viên mỗi khi chúng em thất bại, vấp ngã và là người thắp lửa cho chúng em để đi đến thành công.
Chúng em đã được học rất nhiều điều bổ ích từ thầy cô. Những điều đó là một hành trang giúp chúng em trở thành người có ích cho xã hội. Thầy cô kính mến! Ngày 20-11 đang gần đến. Chúng em không biết làm gì để báo đáp được công ơn của thầy cô. Chúng em gửi đến thầy cô lời tri ân từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Dù trên con đường của chúng em có phong ba, bão táp thì chúng em vẫn luôn có niềm tin và hi vong một ngày tươi sáng, vì chúng em biết rằng thầy cô vẫn luôn mỉm cười và dõi theo chúng em từng ngày trên con đường sự nghiệp.

1 tháng 11 2019

Chắc là từ " thân em " vì từ đó dùng để chỉ người phụ nữ thời xưa 

~ Hok tốt ~
P/s : Tui thuộc bài đó rồi nên mới phát biểu như thế đó =))

1 tháng 11 2019

bảy nổi ba chìm

a. Con ngựa đá con ngựa đá. Con ngựa đá không đá con ngựa

b. Tôi đã nấu chín được chín cái bánh rồi

c. Tên trộm tranh thủ trộm bức tranh quý giá

1 tháng 11 2019

a) trên đường đi , Lan đã đá phải 1 cục đá

b) Chín quả trứng gà đang dần chín rồi !

c) các họa sĩ đang tranh luận về bức tranh đó 

31 tháng 10 2019

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.

1. Tác giả

Xuân Quỳnh (1942 – 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Xuân Quỳnh (1942 – 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.

2. Tác phẩm

Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

Trả lời:

- Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu cùng khắc sâu thâm tình của đất nước quê hương.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa ⟹ tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ 

⟹ Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm.

⟹ Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2. Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì?

Trả lời:

Những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ được tiếng gà trưa gợi lại:

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới  có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.

Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.

3. Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

Trả lời:

- Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo: Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu

- Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới.

- Bảo ban, nhắc nhở cháu, ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.

⟹ Qua những kỉ niệm về bà, tác giả đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu; cháu thương yêu, kính trọng và biết ơn bà.

4. Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đối khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

Trả lời:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

LUYỆN TẬP

Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.

Trả lời: 

Gợi ý: Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay. 



 

31 tháng 10 2019

Các chủ đđề chính

Các mức đđộ nhận thức

Tổng cộng

Nhận biết 40%

Thông hiểu 40%

Vdụng thấp 20%

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chương I: ĐVNS

  

Dinh dưỡng của ĐVNS

Phân biệt đđặc đđiểm dinh dưỡng của ĐVNS

   

%

đđiểm

Câu

  

5%

0,5đ

2 câu

20%

1 câu

  

20,5%

2,5đ

3 câu

Chương II: Ngành Ruột Khoang

Môi trường sống của thủy tức

 

Cấu tạo, sinh sản của Ruột khoang

  

Vai trị của san hơ

 

%

đđiểm

câu

2,5%

0,25đ

1 câu

 

5%

0,5đ

2 câu

  

20%

1 câu

27,5%

2,75đ

4 câu

Chương III:Các ngành giun

Môi trường sống của giun tròn, giun đđốt

Cấu tạo của sán lá gan

Cấu tạo của giun dẹp

    

%

đđiểm

câu

7.5%

0.75

3cau

30%

1 câu

10%

1cau

   

47.5%

4,75đ

6 câu

Chương IV:Ngành thân mền

  

Dinh dưỡng của trai sông

    

%

đđiểm

câu

  

2.5%

0.25

1 câu

   

2.5%

0.25

1 câu

Chương IV:Ngành chân khớp

  

- Cấu tạo của nhện, châu chấu

    

%

đđiểm

câu

  

5%

0.5

2 câu

   

5%

0.5

2 câu

100%

Tổng số đđiểm

1%

1

30%

3

20%

2

20%

2

 

20%

2

100%

10

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 - Đề 1

I. Trắc nghiệm(2đ) Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng

  • Ma trận đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7
  • Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 - Đề 1
  • Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7 - Đề 2
  • Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 7

1. Trùng roi dinh dưỡng giống thực vật ở điểm:

A. Dị dưỡng       B. Tự dưỡng        C. Ký sinh      D. Cộng sinh

2. Môi trường sống của thủy tức:

A. Nước ngọt     B. Nước mặn        C. Nước lợ      D.Ở đất

3. Hình thức sinh sản giống nhau giữa san hô và thủy tức:

A. Tái sinh        B. Thụ tinh         C. Mọc chồi      D. Tái sinh và mọc chồi

4. Đặc điểm không phải của giun dẹp:

A. Cơ thể dẹp           B. Cơ thể đối xứng toả tròn .

C. Cơ thể gồm,đầu, đuôi, lưng, bụng.        D. Cơ thể đối xứng 2 bên

5. Môi trường kí sinh của giun đũa ở người là:

A. Gan       B. Thận       C. Ruột non      D. Ruột già

6. Số đôi phần phụ của nhện là:

A. 4 đôi       B. 6 đôi       C. 5 đôi          D. 7 đôi

7. Nơi sống phù hợp với giun dất là:

A. Trong nước           B. Đất khô       C. Lá cây        D.Đất ẩm

8. Trai hô hấp bằng:

A. Phổi     B. Da       C. Các ống khí      D. Mang

9. Hãy chọn nội dung ở cột A sao cho phù hợp với cột nội dung ở cột B vào cột trả lời.

CỘT A

CỘT B

TRẢ LỜI

1. Giun đũa

2.Thủy tức

3. Trùng biến hình

4. Châu chấu

A. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi.

B. Cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu,có khoang cơ thể chưa chính thức, ống tieu hóa có ruột sau và hậu môn.

C. Cơ thể có 3 phần Rõ: đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh.

D. Cơ thể có hình dạng không ổn định, thường biến đổi.

1…..

2…..

3…..

4…..

II. Tự luận (7đ):

1. Dinh dưỡng của sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào? (2đ)

2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh? (3đ)

3. Vì sao nói san hô chủ yếu có lợi? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì?(2đ)

31 tháng 10 2019

ok chưa bn

30 tháng 10 2019

+ Thói quen tốt : Đọc sách.

Việc đọc sách vẫn luôn được khăng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hoa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suôt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

+ Âm thanh quen thuộc : tiếng chim hót

Những âm thanh dịu êm từ tiếng chim hót luôn luôn lúc nào cũng làm tôi say đắm. Những lúc đi học về, tôi lẳng lặng lắng nghe tiếng chim hót, những nốt có lúc vụng về như người mới tập hát nhưng cũng có lúc vút cao, vững chắc như một bản nhạc hoà ca thực thụ. Tưởng chừng những bài hót này thật đơn giản, chỉ làm vui đất trời nhưng thật ra, những bản nhạc này làm tôi quên đi bao cái ưu phiền, sầu não trong cuộc sống này. Có thể có rất nhiều loại âm thanh, không phải chỉ một, hai mà có rất nhiều nhưng tại sao tôi chỉ quen thuộc với mỗi tiếng chim hót mà thôi, phải chăng người ta hay nói rằng Những điều đẹp đẽ thường đến từ những thứ nhỏ nhất. Đúng vậy, tôi có thể cảm nhận tiếng gọi thiên nhiên, sự bình yên đến lạ kì từ tiếng chim hót. Tôi rất yêu những âm thanh bé nhỏ này và cứ tưởng một ngày không còn tiếng chim nữa, chắc hẳn cuộc sống của tôi sẽ chán lắm.

#Trang