K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2019

mk ko bt .bn cứ cho mk đúng ik

Sách là người bạn không thể thiếu được của con người, nhất là đối với học sinh sinh viên. Ngày nay xã hội đã phát triển, con người đã có những cách tiếp cận khác nhau để đến với tri thức nhưng sách vẫn vô cùng quan trọng, chính vì những ý nghĩa đó của sách, nhà văn M. Gorki từng nhận định: "Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới".

Sách đưa đến cho chúng ta nguồn tri thức vô tận, giúp chúng ta mở mang kiến thức và vốn hiểu biết theo từng ngày. Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn có ý thức học tập, tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên và xã hội. Những kinh nghiệm, suy nghĩ của con người được ghi chép, lưu giữ lại để truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Và vì vậy, sách trở thành một con đường quan trọng để con người đến với tri thức. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống... Tùy vào loại tri thức con người lưu giữ mà sách có nhiều loại: sách khoa học, sách nghệ thuật, sách đời sống...

Với tất cả những kiến thức trong dân gian cũng như trong khoa học được ghi chép lại vào sách, khi con người đọc sách, sách sẽ cung cấp tri thức cho con người, con người biết được mọi chuyện Đông, Tây, kim cổ, trên vũ trụ xa vời hay dưới lòng đất thẳm sâu. Đến với sách, ta sẽ được "du lịch miễn phí" đến những quốc gia xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển. Không chỉ thế, ta còn có thể ngược dòng lịch sử trở về quá khứ thậm chí bay vào thế giới viễn tưởng để hình dung về cuộc sống trong tương lai. Kì diệu hơn, ta còn có thể thâm nhập vào thế giới vi mô của sự vật hiện tượng để biết về nguồn gốc chung của cả vũ trụ..

Khi chúng ta cầm cuốn sách trên tay, giở từng trang sách để đọc, chúng ta nhận thấy rằng, mỗi trang sách không những chứa đựng những thông tin mà qua đó sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi đọc sách, người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Nếu Hoài Thanh viết trong "Ý nghĩa văn chương": "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có...", thì ta cũng có thể nói rằng: sách đã cho ta những tình cảm ta chưa có, còn bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Khi đọc sách sử, người ta có thể thêm yêu nước, thêm yêu đồng loại. Sách có thể cho ta một cách sống thế nào cho ý nghĩa mà có thể trường học, đường đời chưa dạy ta. Đó là những triết lí cuộc sống mà chúng ta tìm được khi đọc một câu chuyện, một lời tâm sự trên trang sách. Khi đọc sách ta có thể nhận ra cuộc sống muôn màu muôn vẻ, và chứa trong đó nhiều giá trị cao đẹp, giúp ta nhìn nhận chính mình cũng như người xung quanh chính xác hơn. Như vậy, trong câu nói của nhà văn Nga, "chân trời mới" có thể được hiểu là những chân trời tri thức mới, những chân trời cảm xúc mới. Tất cả đã giúp con người đẹp thêm, có văn hóa hơn, nhân ái hơn...

Câu nói của nhà văn đã cho ta hiểu thêm về giá trị của việc đọc sách và tầm quan trọng của sách đối với đời sống như thế nào. Vấn đề quan trọng cần ở đây là đọc sách thế nào để có hiệu quả, làm thế nào để sách thật sự là người bạn thân thiết của mỗi người? Khi còn trẻ nên đọc sách đểtiếp thu những tri thức nhân loại, để tôn trọng những thế hệ trước. Còn những người có tuổi, bản thân họ đã là một quyển sách, một bộ tiểu thuyết nhưng không vì thế mà họ không cần đọc sách. Những người đã già cũng cần đọc sách để giải trí, để suy ngẫm, để thấy cuộc sống có ý nghĩa ngay cả khi ta sắp lìa đời. Nói như Đac-uyn: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Nói rằng sách là sự thu nhỏ của biển trời tri thức nhưng không phải lúc nào sách cũng làm được điều như vậy, vì có người tạo ra sách không vì mục đích trong sáng, không hướng tới mục tiêu giáo dục. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú thì sách vở tích lũy những điều đó càng đồ sộ, việc đọc lại trở nên quan trọng. Khi đọc sách phải có phương pháp thích hợp, có mục đích rõ ràng. Khi đọc không chỉbằng mắt, mà phải tư duy theo sách, phải nhập tâm, và nên kết hợp với ghi chép. Bởi những điều trong sách là những điều có ích cho cuộc sống mà tác giả đã chứng kiến hoặc đã trải nghiệm sau đó viết ra để là bài học kinh nghiệm cho đọc giả.

Câu nói của nhà văn M.Gorki như một lời khẳng định về giá trị của việc đọc sách và cũng là lời khuyên con người nên chăm chỉ đọc sách hơn, đọc những điều có giá trị hơn để làm chủ vũ trụ rộng lớn bao la này.

28 tháng 3 2019

Đây là câu ca giao nói về sự đoàn kết của nhân dân trong nước ~

 #hoktot

28 tháng 3 2019

INH DOAN KET SONG K.O CHIA BE RE PHAI

28 tháng 3 2019

Mở bài: - Giới thiệu về khổ thơ - Nêu cảm nhận chung của mình về khổ thơ này Thân bài: - Khổ thơ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam thương yêu, trải qua bao mưa bom , bão đạn, bao thăng trầm vẫn bình thản ngẩng cao đầu, đẹp một cách lạ kỳ - Càng qua thử thách, sức sống của dân tộc càng mãnh liệt, càng tỏ ngời vẻ đẹp - Hình ảnh so sánh (Tổ quốc – Bà mẹ), là hình ảnh gợi cảm, giản dị mà ý nghĩa, sâu sắc. Tổ quốc cũng như là mẹ nhẫn nại, lam lũ, hy sinh, bao bọc cho các con mình, suốt đời vất vả mà vẫn bình thản ..... Kết bài: Cảm nghĩ chung về khổ thơ. ~ Chúc bn học tốt!~

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
29 tháng 3 2019

a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)

b. Thể thơ: Lục bát

c. Nội dung: Nội dung bày tỏ lòng kính yêu và biết ơn của tác giả đối với Bác.

d. Tác giả sử dụng phép liệt kê: Hành trình về thăm quê Bác có hàng loạt những hình ảnh thân thương bình dị: Làng sen, Hương cau, cúc vàng, mây, áo nâu, bàn học,...

Tác dụng: Thể hiện niềm xúc động và kính yêu của tác giả khi được trên chuyến hành trình về thăm quê Bác, vào thăm nơi làm việc và nơi ở ngày xưa của Bác.

CỔNG TRƯỜNG MỞ RAcâu 1 :đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :"mẹ sẽ .....mở ra"( sgk ngữa văn 7 tập 1)a/em có suy nghĩ j trước hành động người mẹ " buông tay con "b/người mẹ muốn nói vs con điều j ở câu "đi đi con .......mở ra"CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊcâu 2 a/vì sao tác giả lại đặt tên truyện là cuộc chia tay của những con búp bê         b/ chi tiết tương phản giữa cảnh vật vs...
Đọc tiếp

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

câu 1 :đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :"mẹ sẽ .....mở ra"( sgk ngữa văn 7 tập 1)

a/em có suy nghĩ j trước hành động người mẹ " buông tay con "

b/người mẹ muốn nói vs con điều j ở câu "đi đi con .......mở ra"

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

câu 2 a/vì sao tác giả lại đặt tên truyện là cuộc chia tay của những con búp bê

         b/ chi tiết tương phản giữa cảnh vật vs tâm trạng nhaan vật Thành có ý nghĩ như thế nào

câu 3 đọc bài ca dao trả lời câu hỏi 

"công cha như ....... ( sgk ngữ văn 7 tập 1 )

a/ phương thức biểu đạt 

b/ nêu nội dung chính 

c/sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào nêu tác dụng

câu 4 những bài ca dao thường bắt đầu vs cụm từ  "thân em"nêu ý nghĩa của việc sử dụng cụm từ này

Hãy so sánh cụm từ "thân em" trong 2 bài ca dao

thân em như trẽn lúa đòng đòng ......

thân em như trái bần trôi......

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
29 tháng 3 2019

Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.

b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.

Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:

- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)

- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.

=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.

b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.

Câu 3.

a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)

b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.

c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.

Câu 4. 

a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

b. So sánh:

- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.

- Khác: 

+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.

+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.

=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.

27 tháng 3 2019

– Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. Hữu Cầu (quận He) vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn.

– Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long được tin ấy triều đình rất lo lắng. 


 

27 tháng 3 2019

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. Hữu Cầu (quận He) vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái là Nguyễn Thị Quỳnh cho. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn.

– Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long được tin ấy triều đình rất lo lắng. 



 

27 tháng 3 2019

1+1+1+1+1+...+1.0+ILOVEYOU=ILOVEYOU

hok tốt

kt

= ( Không đăng câu hỏi linh tinh)

Mk là girl , Ok ?

#Hàn_Thiên_Hy#

28 tháng 3 2019
Lm j có ls Cống Bần bạn