K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2020

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Ví dụ mở bài:

“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

II. Thân bài

1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.

  • Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh.
  • Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành.
  • Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.

2. Sân trường vào giờ ra chơi.

a. Tả hoạt động của học sinh.

  • Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ.
  • Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới.
  • Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi.
  • Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình.
  • Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên.
  • Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.

b. Tả hoạt động của thiên nhiên.

  • Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá.
  • Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò.
  • Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh.
  • Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.

c. Sân trường sau giờ ra chơi

  • Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp.
  • Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt.
  • Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi.
  • Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.
5 tháng 6 2020

Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống... Con người chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân...) cho cây trồng phát triển.

3 tháng 6 2020

Tham khảo:

“Ò ó o o…”

Tiếng gà làm xao động cả một không gian yên ắng xua đi màn đêm. Và một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em.

Ở mọi vùng quê, tiếng gà đã trở thành chiếc đồng hồ thời gian của nông dân. Gà gáy canh trưa: đến giờ nghỉ ngơi, gà gáy chiều tối: đến giờ kết thúc công việc; và gà gáy sáng: nào cùng bắt đầu một ngày hè mới. Tiếng chú gà trống dõng dạc, vang xa đánh thức mọi người, kéo ông mặt trời nhô lên. Những tia sáng yếu ớt bắt đầu xuất hiện. Bóng ông mặt trời lấp ló sau rặng tre ngà phía cuối làng vẫn còn đang ngái ngủ. Chắc hẳn ông phải cố gắng lắm để rời giấc ngủ mà nhô lên gặp mọi người. Những ngọn ánh sáng đầu tiên từ những căn nhà được thắp lên, cùng với sao trời còn sót lại, làm sáng cả bầu không gian. Rồi ánh sáng nhà này đến nhà kia, bắt đầu có âm thanh từ con người nói chuyện với nhau. Và những làn khói xám bắt đầu bay nghi ngút lên từ những căn bếp, những tiếng lách cách của bát đũa và xoong nồi của những bà, những mẹ đang nấu bữa sáng cho gia đình. Đâu đây có tiếng em bé khóc sáng sớm, tiếng “à ơi” dỗ con ngủ của mẹ.

Khi làn khói kia dần tan biến đi cũng là lúc những ngôi sao cuối cùng trên bầu trời cũng biến mất. Ông mặt trời đã tỉnh ngủ, nặng nhọc nâng mình lên sau lũy tre làng với khuôn mặt ửng hồng như lòng quả trứng gà. Những tia nắng đầu tiên đã xuất hiện. Một vài tia nắng tinh nghịch tách mặt trời chạy xuống sân trước, nhảy nhót trên những mái nhà, chơi đùa cùng những làn khói cuối cùng chưa chịu tan vào không trung. Lúc này, ánh đèn trong các gia đình, nhà này nhìn nhà kia, cũng dần tắt hết. Trong nhà, tiếng nói cười đã bắt đầu ngân vang. Họ cùng nhau ăn cơm sáng. Có gia đình ăn trên phản gỗ, có nhà dải chiếu ăn giữa sân để cảm nhận không khí trong lành buổi sớm mùa hạ. Chị gió thấy trên bầu trời, mây rủ nhau bay đến cũng xuất hiện góp vui. Chị đẩy những đám mây bay nhanh, luồn lách qua kẽ là để lại những giai điệu xào xạc đầu tiên của buổi sáng mùa hạ. Gió đi qua, chào bà một tiếng, thơm vào má bé gái đang ngủ, đem lại sự thoải mái, mát lành của đầu mùa. Mọi người vừa ăn vừa kể nhau nghe về những câu chuyện, giấc mơ mà mình gặp, những dự định làm để bắt đầu một ngày hiệu quả và ý nghĩa. Một vài đứa bé quấy khóc vì không muốn ăn cơm. Đàn gà, vịt lon ton vào vườn tìm sâu, mổ lá. Những chú lợn ủn ỉn kêu ăn khi thấy đàn trâu đang ăn cỏ để chuẩn bị cho chuyến ra đồng.

Khi những tia nắng vàng tươi đã nhảy nhót đầy khắp cả sân, mặt trời tự hào vươn qua rặng tre cũng là lúc mọi người bắt đầu sinh hoạt của minh. Nắng đọng vào những bộ áo nâu các bác nông dân khi họ dắt trâu ra đồng. Tiếng chào hỏi vui tươi từ các bác đang dắt trâu, tiếng xôn xao của những mẹ, những bà gánh hàng ra chợ. Những chiếc áo trắng điểm đỏ chiếc khăn quàng tung tăng trên đường đến trường. Chúng chào nhau, chúng kể chuyện nhau nghe, chúng cãi nhau về trò chơi hôm trước, … Cứ ríu rít hệt như những con chim non đang hót ở trên cành, rồi gọi nhau trong bụi cây. Ngoài đồng, những nhánh lúa xanh rờn đang chuẩn bị trổ bông, điểm trắng cánh cò dập dờn xa xa lặn lội kiếm ăn. Những tiếng góp vui của anh nhái, chẫu chuộc, … nghe mới vui tai làm sao!  Màu vàng của nắng, màu xanh của cỏ cây, màu trắng cánh cò và mây, màu nâu của những con người tần tảo mưa nắng. Rồi những âm thanh vui nhộn của thiên nhiên, những câu nói vui vẻ của con người. Cuộc sống nông thôn bắt đầu đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi nhưng lại khiến cho con người ta thấy yên bình và hạnh phúc như thế đấy!

5 tháng 6 2020

Trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, phép nhân hóa dược sử dụng rất rộng rãi. Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cô gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa... Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, hơi, nhảy múa, bế con... Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng độc đáo. Phép nhân hóa được sử dụng nhiều hơn nhưng không có sự trùng lặp.

3 tháng 6 2020

Giúp mình với ạ

3 tháng 6 2020

Biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:"cái lặng im........như bị gió chặt ra từng khúc"giúp cái lặng im vốn vô hình trở nên rất cụ thể,hữu hình,thấm thía,đáng sợ.

-Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:"gió giống như những lát chổi lớn.......lung tung"diễn tả chính xác độ mạnh của gió đêm,đồng thới giúp gió vốn vô hình trở nên rất cụ thể ,hữu tình.

5 tháng 6 2020

Trong lời ru của mẹ có tình mẫu tử hòa hợp với tình yêu nước, thể hiện khát vọng cho con thực hiện những điều lớn lao cao đẹp

5 tháng 6 2020

Trải khắp mọi nẻo đường trên đất nước Việt Nam, có 54 tỉnh thành. Với mỗi nơi, ta lại cảm nhận được một nét đẹp trong sinh hoạt đời sống và con người của mỗi vùng miền. Ví như, người Hà Nội thanh tao, lịch lãm, lời nói đĩnh đạc đúng mực, hay vùng đất miền trung quanh năm mưa lũ nhưng con người nơi đây lại luôn chăm chỉ, bền bỉ và giỏi giang hơn so với bất cứ vùng đất nào, và miền Nam thì lại là thiên đường nhiệt đới. Đâu đâu cũng có những nét đẹp riêng. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận vẻ đẹp của phía cuối cùng của Tổ quốc- mũi Cà Mau qua tác phẩm Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam)- tác giả Đoàn Giỏi nhé.


Cà Mau- vùng đất cuối cùng của tổ quốc là một vùng đất bằng phẳng với rất nhiều kênh rạch và những khu rừng ngập mặn trải dài, bao trùm cả một vùng rộng lớn. Tác giả Đoàn Giỏi đã miêu tả cả nơi đây như có sự hòa quyện, giao thoa giữa những màu xanh: màu xanh lục của cỏ cây, hoa lá, của những cánh rừng ngập mặn, màu xanh trong của làn nước dưới mỗi mạn thuyền hòa lẫn cùng màu thiên thanh của cả vùng trời rộng lớn. Ngày đêm, những cơn gió mang theo âm thanh của đất trời, của núi rừng khiến cho lòng người cảm thấy như được gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết. Ở kênh rạch Cà Mau có rất nhiều những con kệnh có những cái tên khác nhau, mỗi cái tên lại có một sự tích, một đặc điểm của riêng nó. Nhưng điểm chung giữa chúng chính là những cái tên ấy vô cùng gần gũi với những người con Cà Mau.

Nổi bật ở nơi đây chính là dòng sông Năm Căn. Tác giả miêu tả dòng sông với hình ảnh rộng lớn và hùng vĩ. Ngày ngày, nước ở con sông lại đổ về biển ầm ầm như thác, mang trong mình biết bao những tài nguyên, những đàn cá lớn hàng đàn giữa những đầu sóng trắng. Thế mới biết, thiên nhiên nơi đây vẫn còn hoang sơ và trong lành tới mức nào. Bao quanh phía ngoài của dòng sông chính là rừng đước với bạt ngàn biết bao những cây đước dựng đứng như thành trì bảo vệ cả dòng sông. Từng hàng, từng hàng nối tiếp nhau như bảo bọc, như thách thức. Đây chính là vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông và khu rừng mà hiếm nơi đâu có thể có được. Bằng con mắt tinh tế và sống động, nhà văn đã sử dụng cả thị giác và thính giác của mình để nhìn ngắm và lắng nghe sự sống trong những cánh rừng đước trải dài kia. Ông đã sử dụng rất nhiều những động từ như “ thoát qua”,” đổ ra”,”xuôi giữa dòng” mà chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về phong cảnh ở nơi đây. Đi qua kênh rạch nơi đây cũng không phải là việc đơn giản, có những chỗ dòng nước chỉ nhẹ nhàng trôi, nhưng cũng có những nơi phải khó khăn và vất vả lắm mới có thể đi qua được. Ta cũng cảm thấy như những con kênh rạch này cũng giống như hỉnh ảnh khái quát trong cuộc đời của mỗi người, có những khi chúng ta được dễ dàng làm những điều mình muốn nhưng cũng có những lúc mọi thứ trở nên khó khăn, vất vả. Không chỉ miêu tả cảnh vật mà tác giả còn tập trugn nhìn vào những hoạt động của con người. Đó chính là khu chợ Năm Căn và hình ảnh con người Cà Mau được tập trugn miêu tả sinh động. “ chợ nằm sát sông, ồn ào, đông vui, tập nập”, với biết bao hoạt động của con người qua những chi tiết liệt kê như “ những chiếc thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. . . ”. Điều đó đã đủ để cho chúng ta thấy được cuộc sống của những con người nơi đây trù phú và giàu có như thế nào. Ai tới đây cũng có thể mua được tát cả mọi thứ mà có thể không cần phải đi ra khỏi thuyền của mình, bởi những chiếc ghe nhỏ lúc nào cũng len lỏi được vào những góc nhỏ nhất để buôn bán: nào hoa quả, nào vải, nào hoa,. . . giúp cho không khí của chợ Năm Căn càng thêm phần tươi mới, rực rỡ.
Sau chuyến đi ý nghĩa ấy, em thấy Cà Mau là một vùng đất đẹp và thơ mộng- một vùng đất tận cùng của Tổ quốc để lại một ấn tượng khó quên đối với em. Qua đó, em thấy yêu thêm Tổ quốc, yêu thêm quê hương và yêu mảnh đất Cà Mau nữa.

6 tháng 6 2020

Đặng Khánh Huyền bạn tự làm hay chép trên mạng vậy

14 tháng 6 2020

TRONG BỮA TIỆC CƠM CHIỀU EM LỠ TAY ĐẤM BAY CON MỤ HÀNG XÓM,THẾ LÀ EM BỊ ĐI TÙ.TRONG TÙ ẨM ƯỚT EM CẢM THẤY ỚN LẠNH. SAU KHI BÀY MƯU TÍNH KẾ EM ĐÃ VƯỢT NGỤC THÀNH CÔNG NHƯNG ĐÃ BỊ 113 PHÁT HIENJ THẾ LÀ EM CHẠY BÁN SỐNG BÁN CHẾT THÌ ĐÃ CẮT ĐUÔI 113.SAU KHI EM VỀ NHÀ THÌ BỐ MẸ EM RẤT BUỒN BÚT CŨNG RẤT VUI 1S SAU CẢNH SÁT BAO QUANH NHÀ VÀ BẮT EM VỀ.EM CẢM THẤY RẤT CÓ LỖI KHI ĐÃ ĐẤM BẢY MỤ HÀNG XÓM ,EM HỨA CHUYỆN NÀYSẼ KO TÁI DIỄN NỮA.

5 tháng 6 2020

Trái Đất -> con người trong Trái Đất

Áo chàm -> biểu tượng cho con người Việt Bắc, màu chàm bình dị, không dễ phai mờ như tấm lòng con người thủy chung son sắt.

Bắp chân đầu gối -> ý chí con người