K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2018

Vào ngày sinh nhật lần thứ 8 của em, bà ngoại có tặng em một chú mèo rất dễ thương và đáng yêu. Vừa nhìn thấy chú là em đã vui mừng và thích thú lắm! Em thường gọi chú với cái tên dễ thương là Mi.

“Meo, meo, meo”, hôm nào cũng vậy, mỗi khi em ngồi vào bàn học bài là chú Mi lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Mi thân thiết và gắn bó với em từng ngày. Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ nhưng bây giờ thì nó đã to bằng cái chai Cô-ca bự rồi. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng và điểm thêm vài vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. 

Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Mi được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. 

Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Mi di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại dấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. 

Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Mi đang rình chúng đấy. Ban đêm, Mi ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột. Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. 

Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Mi ngụy trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Mi nằm yên như đang ngủ. Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng “chít” một cách tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Mi tha con chuột đó ra vườn. 

Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Mi tỏ vẻ sung sướng lắm. Mi ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Em thường nghe mọi người nói “ăn như mèo” quả không sai. 

Dù đói đến đâu thì Mi cũng ăn rất từ tốn. Khác với Vàng - chú cún tinh nghịch nhà em, cứ ăn hùng hục. Vàng và Mi rất thân với nhau. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả. Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Mi nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Thỉnh thoảng, nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Mi cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.

Em rất yêu quý Mi. Mi không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là “dũng sĩ diệt chuột” của nhà em. Mi giúp nhà em rất nhiều trong chiến dịch diệt chuột. Từ ngày có Mi, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Mi cho khỏe, chơi với Mi vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Mi cho em.

Bạn tham khảo nha

18 tháng 3 2018

Tả con mèo 

"Meo, meo, meo", hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Miu lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo mà bà ngoại em đã đem cho nhà em hồi em tròn tám tuổi.

Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ. Nay nó đã to phải bằng cái chai Cô-ca đại rồi. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng, điểm thêm và vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao ! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Miu được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Miu di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại đấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Miu đang rình chúng đấy. Ban đêm, Miu ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột. Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Miu nguỵ trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Miu nằm yên như đang ngủ. Bỗng "chụp" một cái, chỉ nghe thấy tiếng "chít" tuyệt vọng, Miu ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Miu tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Miu tỏ vẻ sung sướng lắm.

Miu ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Đúng là "ăn như mèo". Dù đói đến đâu, chú ta ăn cũng từ tốn, chẳng như con Vàng nhà em, cứ ăn hùng hục. Người ta cứ nói xấu về quan hệ của chó và mèo, nhưng con Miu nhà em lại rất thân với con Vàng. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả.

Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Miu nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Có lúc nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Miu cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.

Em rất quí Miu. Nó không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là "dũng sĩ diệt chuột" của nhà em. Từ ngày có Miu, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Miu cho khỏe, chơi với Miu vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Miu cho em

18 tháng 3 2018

bạn không nên đăng những câu hỏi linh tinh

18 tháng 3 2018

Bạn đọc nội quy nha

18 tháng 3 2018

ý nghỉa chung của chúng là : khuyên chúng ta chăm làm lụng, có làm mới có ăn mà.

chúc bạn học giỏi.

19 tháng 3 2018

Ý nghĩa chung của hai câu ca dao: khuyên con người ta biết quý trọng những điều bình dị: nguyên liệu của lao động (đất, ruộng) và thành quả của lao động (ngô, khoai). Từ đó, biết trân trọng những thành phẩm ấy, vì nó là kết tinh của công sức, của sự chăm chỉ, cần cù, là tấc vàng đáng quý.

18 tháng 3 2018

Được dùng với nghĩa chuyển

18 tháng 3 2018

Từ"bừng tỉnh" trong câu "Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh được dùng với nghĩa chuyển.

19 tháng 3 2018

Thật thiệt thòi cho các bạn sinh ra và lớn lên ở đô thị, thành phố lớn. Các bạn không được tận hưởng, ngắm nhìn quang cảnh làng quê và những buổi sáng sớm hay những buổi chiều tà, những con sông uốn lượn hay những cánh đồng lúa chín… Còn với em, nơi em sinh ra, một vùng quê nghèo của miền Trung đầy nắng và gió. Cho dù đi bốn biển, năm châu thì cảnh làng quê em vẫn luôn lưu đọng trong tâm trí em không lúc nào nguôi.

bai-van-mau-lop-6-ta-lai-canh-lang-que-1

Quê em nghèo lắm, quanh năm người dân nơi đây quen sống với những cồn cát, những cái nắng nóng và những cơn gió Lào nóng, khô như táp vào mặt. Ngôi làng em sống thuộc vào một số ít những ngôi làng may mắn được nằm cạnh cánh đồng bao la, bát ngát. Đứng ở phía cổng làng, phóng tầm mắt ra xa đã có thể thấy rõ sự mênh mông của cánh đồng lúa quê em.

Bước chân vào ngôi làng đơn sơ, tĩnh lặng này, là một cây đa cổ thụ với những cành lá sum xuê, phải tới 4 người mới có thể ôm xuể thân cây chắc nịch đó. Ông nội em kể rằng cây đa này có từ thời ông còn nhỏ nó đã sừng sững trước cổng làng. Mỗi khi đi chăn trâu cắt cỏ, ông cùng bạn bè vẫn tụ tập dưới gốc đa để chơi các trò chơi dân gian. Chắc có lẽ “ Cụ đa” đã được hàng trăm tuổi. Cây đa đầu làng này là nơi dừng chân nghỉ ngơi của người dân sau khi làm đồng đi ngang qua đó, cũng là nơi để các ông, bà già và lũ trẻ ngồi hóng gió giữa trưa hè oi bức.

Ở ngay cạnh cây đa trăm tuổi là một giếng nước rất to và rất trong. Người dân trong làng em gọi đó là giếng Đình.  Mọi người cùng lấy nước ở đó để sinh hoạt. Nước giếng rất trong, có thể nhìn thấy cả bầu trời chiếu rọi xuống đó. Mẹ vẫn bảo nước giếng đó rất “ngon”, nếu múc về nấu nước chè xanh thì rất tuyệt. Người lớn xóm em, đặc biệt là các cụ già ai cũng thích uống nước chè được nấu bằng nước giếng làng.

bai-van-mau-lop-6-ta-lai-canh-lang-que-em-2

Trông ra phía xa xa một chút ở giữa làng em là một cái ao làng có rất nhiều sen, mùa hè hoa sen nở rộ đưa hương thơm ngát cả làng. Em thích được ngắm hồ sen vào buổi sáng, khi cánh hoa còn đọng lại một vài hạt sương mai trong suốt như pha lê. Ai đã từng đặt chân đến nơi đây cũng đều khen cảnh làng quê em thật đẹp và tĩnh lặng. Một phần nhờ có ao sen mà ngôi làng cũng như trở nên xinh đẹp và nên thơ hơn.

Diện tích làng em tuy nhỏ, dân cư thưa thớt, những ngôi nhà cách xa nhau nhưng con người nơi đây sống với nhau rất tình cảm, thân thiết. Mỗi buổi sáng sớm thức dậy, khi ánh mắt trời bắt đầu nhú sau rặng tre, đâu đó tiếng chim hót líu lo trên cành cây chào buổi sáng như một bản hòa tấu sôi động, ở đầu làng mọi người đã chuyện trò rôm rả, người vác cuốc, người vác cày, người dắt trâu tấp nập ra đồng bắt đầu ngày lao động mới bận rộn. Bọn con nít thì tíu tít ôm vai bá cổ, vui vẻ cắp sách đến trường. Ai ai cũng bận rộn nhưng người người đều vui vẻ.

Vào lúc mặt trời bắt đầu lặn, bao trùm lên ngôi làng bé nhỏ là màu đỏ rực ở phía xa dãy núi đằng chân trời. Làng quê em trở nên yên bình, êm ả và thoải mái. Những cơn gió hiu hiu thổi làm đung đưa những khóm hoa dại ven đường, đưa hương lan tỏa khắp mọi nơi. Đó là mùi cỏ mới. Những đàn trâu nhở nhơ gặm cỏ ở đằng xa được lũ con nít chăn trâu lùa về, con nào con nấy đều no căng bụng, bước đi chậm chạp, lững thững. Khói bốc lên nghi ngút trên những mái ngói đỏ tươi, nhiều gia đình đang chuẩn bị bữa cơm tối. Cảnh làng quê em giờ đây khiến em mê mẩn, vì sự bình dị và ấm áp lạ thường của nó.

Làng quê em – nơi trôn rau, cắt rốn của em là một nơi bình dị, thân quen như thế. Dù làng quê em còn nghèo, người dân nơi đây còn vất vả, nhưng em hi vọng mọi người sẽ chung tay cùng xây dựng ngôi làng nhỏ này thanh một ngôi làng trù phú hơn. Bản thân chúng em cũng cố gắng học tập để mai này trưởng thành và có cơ hội được xây dựng, cống hiến cho quê hương mình.

  • Bài làm 2: Em hãy tả cảnh làng quê em

Em sinh ra và lớn lên tại một làng quê nằm men bên bờ sông Hồng với những nương dâu, bãi ngô xanh ngắt một màu. Cảnh làng quê em là một cái gì đó rất thân quen, thân quen đến lạ thường mà mỗi khi rời xa nơi đó hình ảnh cảnh làng quê vẫn hiện hữu trong tâm trí em. Nơi đó, trong tâm khảm của em, chính là quê hương, là những điều thân thuộc nhất như thể cha mẹ, anh em và máu thịt của mình.

bai-van-mau-lop-6-ta-lai-canh-lang-que-em-3

Làng em nằm sau những rặng tre già chẳng biết có tự bao giờ. Mỗi sáng sớm, những ngọn tre như chiếc cần câu “kéo” ông mặt trời lên cao, chiếu những ánh nắng sớm tinh khôi xuống những mảnh vườn và cả những con ngõ quanh co từ đầu xóm này cho đến cuối thôn kia. Đầu làng em có cây đa cổ cũng hàng trăm tuổi. Cây đa tỏa bóng rộng khắp, trở thành nơi mà bà con nông thường hay ngồi nghỉ mỗi buổi đi làm đồng về. Đó cũng là nơi bọn trẻ chúng em hay tập trung chơi bi, chơi chuyền khi chăn trâu thả bò quanh đó. Từ cổng làng nhìn vào chỉ thấy một màu xanh ngắt, thi thoảng điểm những mái nhà ngói đỏ và những cây cau cao vút.

Từ đầu làng đi vào là cánh đồng lúa xanh ngắt hai bên đường. Đến mùa thu hoạch, cánh đồng lúa lại rộ lên một màu vàng óng của lúa chín. Vào làng, những nếp nhà dần dần hiện ra. Những con ngõ quanh co, tường cũ rêu mốc. Giữa làng là  một ao sen nhỏ. Vào mùa sen nở, hương thơm đưa thoang thoảng thơm ngát khắp cả làng. Những cây gạo cuối làng đang thắp lên những bông hoa đỏ như những ngọn đèn quả nhót, những hàng xoan cũng bắt đầu nở hoa tím vào những ngày tháng Ba. Đám trẻ con chúng em chiều nào cũng lấy hoa gạo chơi đồ hàng, ngay dưới gốc cây.

Làng em tuy nhỏ,  nhưng người người sống bên nhau rất tình cảm, thân thiết như ruột thịt. Khi ngày mới bắt đầu, mặt trời lên đến ngọn tre cũng là lúc tiếng í ới gọi nhau từ đầu làng. Tiếng của các bác nhà nông gọi nhau đi làm đồng, tiếng của lũ trẻ con nói chuyện, rủ nhau đi học. Tiếng trâu bò, tiếng gà rồi thì cả tiếng chim ríu rít chuyền trên cành cây cao. Tất cả cảnh vật và âm thanh đã tạo nên một bức tranh làng quê thật sôi động. Cảnh làng quê em là như vậy đấy, thật bình yên và thân thương biết bao.

bai-van-mau-lop-6-ta-lai-canh-lang-que-em-4

Vào những buổi chiều, mặt trời bắt đầu khuất núi, một màu đỏ rực bao trùm lên tất cả ngôi làng. Làng em khi ấy trở nên thật thanh bình và yên ả. Đó cũng là lúc cánh diều của lũ trẻ con chúng em bay tít lên cao trên những triền đê lộng gió. Đám con nít bắt đầu lùa đàn trâu đã no cỏ đằng xa về gần đến cổng làng. Phía trên những mái nhà ngói đỏ, những làn khói bếp quyện với sương chiều càng khiến cho làng quê trở nên bình dị và ấm áp đến lạ thường.

Cảnh làng quê em không tấp nập, nhộn nhịp như những khu đô thị, những thành phố lớn. Làng em thật bình yên và xanh mát bên dòng sông Hồng vẫn hàng ngày trở nặng phù sa để bồi đắp thêm cho những bãi ngô, nương dâu, những cánh đồng lúa vàng và những nếp nhà bình dị và thân quen. Đó là nơi mà bất cứ ai khi đi xa cũng sẽ nhớ và luôn hi vọng được trở về. Mong rằng làng quê em sẽ ngày một giàu đẹp hơn, cảnh làng quê em sẽ mãi bình yên như thế.

18 tháng 3 2018

mik nghĩ là :

tái sinh 

chắc là đúng 

chúc bn hok tốt !!

18 tháng 3 2018

rừng nguyên sinh kik mình nha

19 tháng 3 2018

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!



 

18 tháng 3 2018

rong ruổi tk mk nha

18 tháng 3 2018

đi liên tục trên chặng đường dài,nhằm mục đích nhất

định gọi là:''rong ruổi''.

19 tháng 3 2018

Giải thích dựa trên khái niệm từ

18 tháng 3 2018

Câu đúng là :

Vườn không nhà trống 

18 tháng 3 2018

Vườn không nhà trống