K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

 Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

20 tháng 3 2018

 Cô Thu Hiền là giáo viên Văn của trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám. Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 6C chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.

   Cô Hiền khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả, mảnh mai. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.

   Đúng như cái tên, cô giản dị và dễ gần. Học sinh rất quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.

   Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiênqua lời giảng của cô Hiền đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.

   Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xoá đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.

   Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Hiền từ tốn nói:

   - Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.

   Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của. Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.

   Rồi cô giải thích: đồng là cùng, bào là bọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Ầu Cơ, Lạc Long Quân mà cô vừa kể.

   Chưa bao giờ em thấy cố giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.

   Giờ Văn của cô Hiền có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.

20 tháng 3 2018

Sáng chủ nhật trời trong xanh, cái xẻng ở trên vai, em hăm hở đến trường.

Bạn bè gần như đông đủ. Thầy chủ nhiệm đứng trên ghế cao, vỗ tay như chim mẹ vỗ cánh gọi đàn. Chúng em nhanh chóng xếp hàng, nghe thầy phân công công việc và lần lượt , từng tổ ùa vào vườn như bầy chim non đón chào ngày mới.

Dù đã có dịp đến đây trong những tiết học sinh vật, nhưng hôm nay em vẫn muốn đi một vòng trước khi về khu vực mà tổ em phụ trách chỉ vì em được lao động! Ôi! Thú vị biết chừng nào! Các bạn em chắc cũng thế. Người nào cũng tíu tít, lăng xăng.

Chúng em, mỗi người giữ lấy một chậu cây thuốc nam để làm sạch cỏ, bón thêm phân và tưới nước. Những chậu xuyên tâm liên đầy cỏ dại. Tội nghiệp cho anh chàng phải giành ăn với kẻ lạ. Có lẽ vì vậy mà anh chàng giận dỗi, biếng ăn nên chậm lớn. Rồi mùa thu hoạch đến, làm sao được mùa? Hãy yên chí đi bạn. Tớ cắt móng tay, móng chân, tỉa bớt tóc tai xấu xí, rồi cho bạn tắm mát nữa. Có bằng lòng không nào? Em nhổ từng cụm cỏ dại, ngắt bỏ những chiếc lá úa, xới đất và bón phân chung quanh gốc cây. Nghe lời thầy dặn, em thu dọn rác rưởi chung quanh, hốt sạch những cụm vất vung vãi… Bỗng em nghe tiếng la sợ hãi: ‘

Quay nhìn lại, thì ra bạn Tùng đang cầm một con giun đất nhát Cúc Hoa, người bạn gái sợ sâu hơn bị đánh đòn. Mặt Cúc Hoa tái xanh, cô bé đang tìm đường chạy trốn. Thầy bảo Tùng:

- Đừng giỡn nữa. Hãy lo công việc đi, nắng sắp lên rồi!

Chỉ đến lúc ấy Tùng mới dừng trò chơi lại và quay về với chậu cây của mình với nụ cười đắc thắng.Em vội vàng xách xô đi lấy nước. Vườn trường khá xa vòi nước nên chỉ lấy được vài xô mà mồ hôi của em tuôn ra thấm áo. Em múc từng ca nước tưới quanh gốc, lên mình cây. Có nước, vài cây tươi hẳn. Nhìn thấy cây, em bớt mệt nhiều?Nắng đã lên cao. Thế là sắp qua một buổi sáng. Kiểm tra lại công việc lần chót, thầy tập hợp chúng em ở khoảng trống nhỏ trong vườn trường. Thầy chậm rãi nói:

- Các em xem, lúc đầu khu vườn trường như thế nào, bây giờ nhìn thấy đã mát mắt. Ngày mai, cây sẽ xanh tốt, các tiết học về sinh vật về cây lá sẽ gần với cuộc sống hơn. Thầy khen ngợi tổ 3 và không bằng lòng tổ 1. Mỗi người trong tổ 1 cần suy xét lại tinh thần làm việc của mình. Bây giờ chúng ta trở lại sân trường.

Chúng em bước theo thầy, hai hàng một. Có tiếng thì thầm từ tổ 1 vọng sang. Có lẽ các bạn đang “rút kinh nghiệm” về tinh thần làm việc của mình. Riêng em, bây giờ em mới cảm thấy mệt vì công việc nhỏ nhặt ấy. Em liên tưởng đến các cô chú nông dân cày sâu cuốc bẫm, nghĩ đến ba em đang điều khiển máy tiện Xí nghiệp Sincô, nghĩ đến mẹ em đang luôn tay trước mấy cái máy dệt… Em nghĩ đến bao người lao động khác đang ngày đêm làm ra cái ăn, cái mặc cho mọi người. Và em mỉm cười, uống hết li nước mát của bạn Hải trao mà tự hứa với lòng mình: “Học tập tốt, lao đông tốt” như lời Bác dạy.

21 tháng 3 2018

Bố em thường nói với em rằng: “ lao động là vinh quang”. Chỉ cần có một công việc tốt, giúp ích cho mình và cho xã hội là được. Để có một khu phố xanh, sạch, đẹp đó là nhờ công sức của các cô chú lao công.

Các cô, các chú lao công đã hi sinh, vất vả để làm cho đường phố thật đẹp, để trẻ con được vui đùa trên vỉa hè vào mỗi buổi chiều. Ngày nào cũng thế cứ vào 4 giờ sáng là em lại nghe thấy tiếng chổi tre của bác lao công đang quét trước cửa nhà, khi mà mọi người vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ thì các cô, các bác đã đi làm. Bác lao công có dáng người gầy, mảnh khảnh, mái tóc dài ngang lung, được buộc gọn gàng, làn da ngăm đen làm cho bác già hơn so với tuổi, đôi mắt bác ánh lên niềm hạnh phúc khi được làm đẹp cho môi trường, làm đẹp cho xã hội. Bác thường mặc đồ bảo hộ, đội mũ công nhân và đeo đôi gang tay để làm việc hiệu quả hơn. Bác rất chăm chỉ và chịu khó, dù trời nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè  các bác vẫn miệt mài làm việc, không ngại khó khăn vất vả để làm đẹp cho đường phố.

Em rất yêu quý các cô, các bác lao công, vì nhờ có các cô, các bác mà được phố sạch đẹp hơn, trẻ con chúng em được chơi đùa thoải mái hơn trên những vỉa hè thật sạch. Em chúc các cô, các bác lao công có một sức khỏe thật tốt để làm việc hiệu quả hơn.

20 tháng 3 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bài giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. 

Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn.

Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

20 tháng 3 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bài giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. 

Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn.

Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

20 tháng 3 2018

Từ lâu người Việt đã có truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền thống đó càng được thể hiện rõ nếu một cá nhân trong một tập thể, một cộng đồng gặp khó khăn. Để con cháu mãi mãi giữ được truyền thống quý báu đó ông cha ta đã truyền lại câu ca dao mà không con người mang dòng máu Việt Nam quên được:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chúng ta có thể hiểu rằng, nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vô cùng quí giá và sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật quí giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên. Tấm vải che chở, đùm bọc cho "giá gương" khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẻ chia của nhân dân ta, mà đời đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn của mình.

Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên đã nói cho chúng ta biết chúng ta được sinh ra cùng một tổ tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Cuộc sống ngày nay đã phát triển, con người được sống sung sướng hơn nhưng vẫn còn đây đó những cảnh đời bất hạnh, đau thương. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, thì không phải ai cũng làm được. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: Đó là tình yêu. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm cho bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó, không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.

Sự che chở đùm bọc lẫn nhau sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến đến sự công bằng, bình đẳng. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người không biết gắn kết, thì cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết, mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.

Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức tự giác giúp đỡ những con người khó khăn, xã hội sẽ nhanh chóng giàu mạnh. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết "cho" và biết "chia sẻ". Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: Từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi... Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn

Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công

20 tháng 3 2018

Mai đào bừng nở xuân đất Việt

Lộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …

Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.

Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận được dư âm của mùa đông vẫn còn. Những cái rét bao trùm lên mọi cảnh vật không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã ngọt hơn.

Nhìn lên bầu trời, tôi tưởng như đêm qua có một bàn tay nào đó đã gội rửa vòm trời sạch bóng. Những đám mây dày chầm chậm trôi như đang còn ngái ngủ. Dường như mây cũng lười biếng một chút trong ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây tan dần. Một vài tia nắng yếu ớt rẽ đám mây khó tính rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng thêm đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với bố mẹ.

Tôi đưa mắt nhìn khắp phố. Con đường phố tôi như chàng thanh niên tràn đầy sức sống vừa được nàng xuân ban tặng một chiếc áo mới. Đó là nhờ sự điểm tô của một vài nhánh lộc xanh nhú ra từ cành bàng khẳng khiu đầu phố, là âm thanh của những chú chim chuyền cành hót ríu rít như chờ đợi rất lâu câu chuyện đón xuân về, là những khẩu hiệu, băng rôn màu đỏ, màu vàng được treo khắp đó đây, là tiếng cười nói, chúc tụng hân hoan của người đi chơi Tết. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường.

Bỗng có mùi hương trầm đánh thức khứu giác của tôi. Mùi hương ấy đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê không có dịp gặp gỡ người thân trong dịp Tết.

Người đi chơi Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, nét mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, buồn bã được gửi lại sau cánh cửa giao thừa đã khép lại đêm hôm qua. Giờ đây chỉ còn niềm hân hoan đón chờ những điều tốt đẹp sắp đến của một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ quần áo mới tươi cười nhận những phong bao lì xì màu đỏ may mắn.

Ngày xuân chính là dịp mọi người đoàn tụ, về với gia đình. Những mâm cỗ được dọn ra trong sự hân hoan, sum vầy của mọi người. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ai cũng mong chờ khi mùa xuân đến. Tôi lặng lẽ đứng ngắm quanh cảnh buổi sáng đầu năm ở khu phố, lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa và con người đã đem đến cho cảnh sắc nơi đây. Tôi ước gì thời gian ngừng lại để tôi có thể thả hồn vào trong khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

Mùa hè đến cũng là mùa thi và là mùa chia tay của học sinh với mái trường với thầy cô. Mỗi khi nhắc đến mùa hè trong tôi lại có cảm giác nao nao đến khó tả, buồn vui lẫn lộn. Vui vì sắp được nghỉ hè, được đi những nơi mà tôi thích, nhưng lại buồn khi nhớ về thầy cô, bè bạn.

Khi những tia nắng bắt đầu của mùa hè chiếu xuống mặt đất, vạn vật cũng có sự thay đổi rõ rệt. Cây cối giường như cùng gồng mình lên để chống chọi lại cái nắng ghê gớm trong thời gian sắp tới. Những đóa phượng bắt đầu chớm nở trên những tán lá xanh mướt báo hiệu mùa hè đã đến. Mùa hè tuy nóng bức nhưng em rất yêu mùa hè, yêu loài hoa báo hiệu hè về. Đó là loài hoa gắn bó với bao lớp học sinh chúng em. Những cánh phượng đỏ rực cả góc sân trường trông thật đẹp mắt. Dưới ánh nắng mặt trời mùa hè nóng bỏng, màu đỏ ấy càng trở nên đẹp và quyến rũ hơn. Phượng nở đỏ cả một vùng trời, từng chùm từng chùm như những đốm lửa nhỏ. Nhìn từ xa, cây phượng như một đống lửa đang cháy hừng húc giữa lưng trời. màu đỏ của hoa phượng càng làm cho cái nắng của mùa hè thêm chói chang.

Ngoài biểu tượng đặc trưng là hoa phượng mùa hè không thể thiếu được âm thanh của những tiếng ve. Tiếng ve kêu râm ran suốt đêm hè. Những chú ve cứ ca lên những bài ca chào đón mùa hè mà không bao giờ ngừng. Dù bạn có đến bất kì một ngóc ngách nào, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng ve kêu. Những chú ve còm cõi, kêu đến khi kiệt sức mà chết đi. Cuộc sống của chúng tuy ngắn ngủi nhưng lại đem lại niềm vui cho mọi người. Mỗi sáng sớm, khi vừa mở mắt, ta đã nghe tiếng ve kêu râm ran. Ve kêu nhiều quá đôi khi làm ảnh hưởng tới con người, nhưng không có tiếng ve thì chưa phải là ngày hè.

Khi tâm trạng buồn vì phải chia ta với mái trường thân yêu, chia tay với bao bạn bè, thầy cô thân thương thì âm thanh của tiếng ve trở nên da diết hơn, buồn hơn.

 Mùa hè đến cùng phượng và ve kêu, mùa chia tay với mái trường, mùa của sự nghỉ ngơi sau một năm học đầy vất vả. Mùa hè cũng là mùa thi. Nhưng sau khi tạm gác nhiệm vụ học tập lại, chúng ta lại hòa mình vào những hoạt động vui chơi đầy bổ ích và lí thú của những ngày hè. 

Chúng tôi ai cũng yêu mùa hè, yêu những hoạt động sôi nổi trong những ngày hè. Và ai cũng háo hức, chờ mong mùa hè đến. Dù có buồn khi phải xa bạn bè, khi phải chia tay với phấn trắng, bảng đen thân yêu nhưng vẫn hẹn ngày gặp lại. Hè đến với sự tưng bừng, rộn rã thì khi hè đi, để lại cho chúng em một nỗi buồn nhớ.

Sau một năm học, ai trong số học trò cũng mong ngóng đến ngày hè, ngày hè hứa hẹn bao nhiêu niềm vui, bao trò chơi thú vị. Hè đến các em sẽ được thỏa sức hòa mình trong những chuyến đi chơi, ngắm hoa phượng nở, nghe tiếng ve kêu và đặc biệt sau kỳ nghỉ hè các em lại được đến trường, được lên lớp với bao điều hứa hẹn trong trang sách của tuổi học trò.

20 tháng 3 2018

Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.

Từ xa trông lại, hàng phượng vĩ như đôi môi đỏ tươi của bầu trời. Những thân hình cao lớn, xép hàng thẳng tắp nhưng khi chúng em xếp hàng vào lớp. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho chúng những chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ, luôn bảo vệ cho nàng công chúa hoa phượng đang khoe sắc. Những chiế lá cũng tươi hơn, xanh hơn, nâng đỡ những chùm hao. Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bổng nhưng rất đều. Có một tiết mục trình diễn làm vui tai học trò chúng em là nhờ những chú ve. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Mặt đường như ngập tràn tiếng nhạc ve ngân. Tiếng ve gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe săc. Hàng phược vĩ và những chú ve như đôi bạn thân thiết mỗi dịp hè về. Tình bạn này thật đáng yêu biết mấy.

Tiếng ve .. ve … ve… âm thành gọi mùa hè. Hoa phượng vĩ khoe sắc cũng báo hè sang. Mùa hè cũng vì vậy mà rực rỡ sắc màu hơn, tươi thắm hơn. Hoa phượng cùng tiếng ve luôn gắn bó với tuổi học trò chúng em. 

20 tháng 3 2018

Sáng t2, 2 bố con dậy sớm ko nổi mừ ko diễn hề như mọi hôm, chập nhận từ lòi đuôi diễn hề sống giả rồi hôm sau cứ trơ mẹt diễn hề tiếp. Do Mẹ xúi dại bố, bà nội già trẻ trâu & bà ở đợ già trẻ trâu cố tình chọc tức, gây sự, đâm thọt để dẫn dụ điều khiển khắp xóm nàm chó hùa cho mẹ & bà ở đợ mừ gieo thù khắp xóm nên bị nhà ngừ nẫu trả thù, bắt đứa con đứng đường gọi lớn ông nội giả là ông hai khiến bà nội lo sợ tè vãi ra quần liền nắm đầu bố mẹ fải bỏ việc chạy về. Hum sau t3, chỉ 2 bố con fải tắt máy xe dắt bộ bò về nhà bà từ 5h sáng, canh cửa nhà ngừ nẫu để diễn hề chọc tức lại nhưng nhà đó đóng cửa mừ 2 bố con fải diễn hề hướng khác. Đến sáng t4 & sáng ni, 2 bố con cố tình chạy ngang nhà ngừ nẫu để chọc tức. QUẢ ĐÚNG NHƯ MƯU KẾ XẢO NGÔN CỦA MẸ & BẢN TÍNH NGU DẠI CỦA BÀ NỘI & BỐ, mẹ chỉ cố chịu nhục diễn hề 1 mềnh mua vui cho bà được 1, 2 hôm để cho bố qua cơn điên tức vì tự ngẫm ra bố quá ngu & trẻ trâu giống bà nội rồi công khai ko thèm diễn hề 1 mềnh nữa, dứt khoát ko ngủ ở nhà bà và nếu có diễn thì mẹ ko chịu dậy sớm bò về nên lúc bố đưa con trai đi học thì đi đường khác, lúc về thì đi đg khác do có chở mẹ cùng về & mẹ phải về lẻn nhanh vào nhà bà. BỐ PHẢI BƠ MẸT TỰ TRỌNG NGU DIỄN HỀ 1 MỀNH NHƯ BẤY LÂU NI, VÀ BÀ FẢI NẾM MÙI NGU BỊ CHÍNH CON TRAI RUỘT CÙNG VỢ CHƠI ĐIẾM ĐỂU GIẢ LẠI BÀ, DẠY DỖ LẠI BÀ FẢI BÍT NÚT NHỤC CHẤP NHẬN CẢNH BỊ CHÍNH CON TRAI BỎ RƠI CHẠY THEO VỢ. MẸ SỢ THỨC TRẮNG ĐÊM LỤC LỌI TRÊN SERVER CỦA YAHOO ĐỂ HACK NICK VÌ SẼ BỊ BỆNH RỒI CHẾT SỚM. DÙ LÒNG MẸ RẤT CĂM TỨC BÀ Ở ĐỢ GIÀ TRẺ TRÂU DÁM BÀY MƯU CHO MẸ CHỒNG LÀM NHỤC MẸ, ÉP MẸ NHƯNG VÌ BÀ Ở ĐỢ GIÀ TRẺ TRÂU VỚI BẢN TÁNH MẤT DẠY, LƯU MANH, ĐỐ KỊ, CỰC KÌ NHÌU CHIỆN, CỰC GIỎI DỰNG CHIỆN & ĐÂM THỌT, CỰC THÍCH BÒ LẾCH BIẾU QUÀ HỐI LỘ & NÀM CHÓ SĂN CHO MẸ & BÀ, CỰC THÍCH LỤC LỌI 24/24 ĐỂ HACK NICK MỪ MẸ LIỀN GIẢ BỘ LÊN CƠN TÂM THẦN Ở NHÀ THUÊ ĐỂ CHỜ BÀ & BỐ VAN XI MỪ CÓ CỚ BẮT BÀ NỘI QUỲ VAN XIN NĂN NỈ BÀ GIÀ Ở ĐỢ TRẺ TRÂU HACK NICK dám phơi trần trụi chiện nhà bà, chiện bố mẹ trên YHĐVN, vẹch mẹt đĩ lùn thối tiểu nhân kiểu ngu của mẹ, vẹch mẹt đĩ già trẻ trâu kiểu ngu của bà nội, đặc biệt câu chửi “mẹ già trẻ trâu” của mẹ dành riêng cho mẹ chồng mỗi khi cãi lộn với bố và để vừa ko fải diễn hề vì mẹ nuốt nhục hết trôi NHƯNG tìm mãi ko ra. Mẹ có xuống lỗ vẫn ko tìm ra VÌ MẸ CỰC THÈM & THÍCH NUÔI ÔNG TAY ÁO NUÔI KHỈ DÒM NHÀ. DO BÀ Ở ĐỢ ĐI TÁM ĐÂM THỌT NHÀ NÀO LỚN TIẾNG DẠY CON MỪ BI CHỪ cháu nội ko dám học bài ở nhà bà. Dù sáng thứ bảy nào con cũng đi học nhưng 2 bố con cực sợ diễn hề sáng T7 NHƯNG hum nào BỊ TỐ THÌ SAU KHI TAN HỌC 2 BỐ CON MÒ VỀ ĐỂ TỰ VẸCH MẸT CHO KHẮP XÓM BÍT ĐÚNG NÀ SÁNG T7 CÓ ĐI HỌC NHƯNG NUỐT NHỤC HẾT TRÔI MỪ SỢ DIỄN HỀ SÁNG T7. Con trai NGÔ MINH MẪN bơ mẹt hết thấu, ko còn sức trơ trẽn nữa mừ dù bố chở đi hướng nào thì con cũng fải cuối gằm mẹt, quay mẹt bhướng khác để tránh cái nhìn khinh, cười khinh thẻng mẹt nó. Con ngta đi học mang cặp táp đựng tập vở, còn con của bố mang ba lô đựng quần áo. Sáng con trai đi học mặc quần xanh nhạt, tan học mặc quần xanh đậm. HÔM NÀO BỐ VỀ NGỦ LẠI NHÀ NỘI THÌ ĐỨA Ở ĐỢ ẨN DANH NVVP CTY SMART CÙNG VỀ NGỦ CHUNG VỚI BỐ. CÓ HÔM BẤT NGỜ ĐC TIN ÔNG NỘI GIẢ GỌI BÁO KHẮP XÓM BƯỚC RA ĐƯỜNG SỚM HƠN MỌI NGÀY KHIẾN BỐ PHẢI ĐỨNG ĐƯỜNG CHỜ XÓM VÀO NHÀ BỚT & CHỜ ĐỨA Ở ĐỢ ẨN DANH NVVP CTY SMART ĐẾN ÔM EO CHỞ VỀ. MẸ NUI CHÍ CHỜ NGÀY BỐ & BÀ NỘI TỰ NGUYỆN QUỲ VAN XIN MẸ VỪA DÂNG TRỌN CĂN NHÀ CỦA BÀ CHO MẸ. THẬM CHÍ BÀ CHẾT CŨNG KO NHẮM MẮT ĐC, NHÀ THÌ MẤT TRẮNG VÀO TAY MẸ, BỐ THÌ BỊ MẸ ĐUỔI THẲNG CỔ RA ĐƯỜNG, KO CÒN NƠI NÀO Ở & THỜ BÀ. MỖI KHI BÀ TỨC GIẬN VÌ NHỤC LÀ BẮT BỘ PHẢI CHẠY 1 MỀNH MẤY VÒNG QUANH NHÀ BÀ DÙ BÀ BÍT RÕ LÚC ẤY KHẮP XÓM ĐÃ ĐÓNG CỬA ĐI VẮNG. CẢ NHÀ BÀ, BỐ, MẸ, CHÁU TRAI & BÀ Ở ĐỢ GIÀ ĐỀU QUÁ NHỤC VÌ LÉN VỀ NHÀ THUÊ ĐÊM KHUYA & BÒ VỀ NHÀ BÀ HỪNG SÁNG ĐỀU BỊ HÀNG XÓM BẮT GẶP TẬN MẶT BUỘC ĐỨNG ĐƯỜNG BỐ LÁO “PHẢI ĐI LÀM ĐÊM” TỨC LÀ BỐ MẸ CỰC VÃ, CẠN TIỀN QUÁ RỒI PHẢI LÀM ĐĨ ĐỰC ĐÊM, CÒN MẸ LÀM ĐĨ CÁI LÙN HỐT KỨT THIÊN HẠ MỖI ĐÊM. BỐ QUÁ NHỤC MỪ ĐIÊN TỨC CHỬI MẸ. BÀ MẤT NGỦ CÙNG BÀ Ở ĐỢ TOAN TÍNH MƯU KẾ SAO CHO VẪN FẢI BẮT MẸ & BỐ DIỄN HỀ TIẾP MỪ KO BỊ AI BẮT GẶP. ÔNG NỘI GIẢ PHẢI CANH CỬA SÁNG SỚM THẤY NHÀ NÀO MỞ CỬA BC RA SÂN THÌ PHẢI BC RA THEO GỌI ĐIỆN CHO BỐ BÍT VÌ SỢ BỊ BẮT GẶP BỐ ĐANG TẮT MÁY DẮT BỘ & CON TRAI NGÔ MINH MẪN FẢI LẺN CHUI NHANH VÀO NHÀ BÀ. BỐ QUÁ NHỤC & ĐIÊN TỨC VÌ THỪA HƯỞNG CÁI NGU CÁI DẠI CỦA BÀ NỘI NÊN CẢ BÀ & BỐ TỰ NGUYỆN SẬP BẪY CỰC NGỌT CỰC DỄ THEO KẾ KẾ TRẺ TRÂU CỦA CON DÂU (NÀ MẸ) CỐ TÌNH ĐI MẤT DẠY VỚI KHẮP XÓM MỪ BỊ QUẢ BÁO VỪA TỰ HẠI CON TRAI (BỐ) MỀNH BỊ ĐUỔI VIỆC CÒN MANG TIẾNG NHUỐT NHƠ “THẰNG BÁC SĨ ĐẦU HÓI DÊ XÒM BÓP VÚ BỆNH NHÂN” SUỐT ĐỜI KO XIN VIỆC Ở ĐÂU ĐC, PHẢI GỤC MẶT SỐNG BÁM VỢ, THEO MƯU KẾ VỀ NÀM CON CHÓ CỦA MẸ TẠI CTY SMART ĐỂ NÀM MÍ CHIỆN GIAN DỐI, LỢI DỤNG, TIỂU NHÂN, LỪA ĐẢO, LỪA GẠT CHÍNH BẠN BÈ CỦA BỐ THAY MẸ THEO ĐÚNG MƯU KẾ CỦA MẸ ĐỂ MẸ KO BỊ MANG TIẾNG DỐI TRÁ, GIAN XẢO, LỌC LỪA, TIỂU NHÂN & MẸ VỪA CÓ CỚ DỌN RA Ở NHÀ THUÊ, THOÁT KHỎI CẢNH NGÁN NGẪM Ở CHUNG VỚI MẸ CHỒNG. CÓ NỖI NHỤC, NỖI ĐAU NÀO BẰNG NỖI ĐAU BỊ CHÍNH VỢ HẠI. BỐ ÉP MẸ PHẢI DỌN VỀ Ở CHUNG NHƯNG MẸ CÔNG KHAI DỨT KHOÁT KO. MẸ BÍT BỐ & BÀ RẤT SỢ LI DỊ & ĐANG LỆ THUỘC MẸ NÊN CUỐI CÙNG CŨNG FẢI NGOAN NGOÃN ĐƯA ĐẦU CHO MẸ NẮM ĐIỀU KHIỂN VÂNG THEO MỌI MƯU KẾ CỦA MẸ. BÀ NGẬM ĐẮNG NUỐT CAY ÂM THẦM THEO MƯU KẾ CỦA BÀ Ở ĐỢ BẮT MẸ PHẢI CÒNG LƯNG NÀM NÔ LỆ HẦU HẠ, NUI BÀ, NUI CHỒNG, NUI CẢ NHÀ CHỒNG, NUI VỢ CHỒNG MỚI CƯỚI NÀ BÀ Ở ĐỢ GIÀ TRẺ TRÂU HỒI XUÂN CÙNG ÔNG NỘI GIẢ, NUI 1 ĐÁM NGƯỜI THUÊ GIẢ NÀM BÀ CON SUỐT ĐỜI. Mẹ tiểu nhân cho lắm vẫn mãi ko hơn ngừ đc, chỉ càng cực giỏi xảo ngôn hơn, giởi lợi dụng bạn bè & ngừ thân hơn, giỏi tiểu nhân hại chính chồng, mẹ chồng & ngừ thân giỏi hơn, biến chồng thènh con chó ngu dại nàm mí chiện tiểu nhân, dối trá, lọc lừa lợi dụng bạn bè & ngừ thân thay mẹ để mẹ hưởng lợi còn bố bị thối mẹt NGU & thối não bà nội. CẢ BÀ, MẸ, BỐ ĐỀU BỊ BÀ Ở ĐỢ GIÀ TRẺ TRÂU HỒI XUÂN NẮM ĐẦU ĐIỀU KHIỂN QUAY NHƯ DẾ, BIẾN NHÀ BÀ THÀNH TỔ UYÊN ƯƠNG CHO BÀ Ở ĐỢ VỚI ÔNG NỘI ÔM ẤP 24/24 NGAY TRC MẶT & NGAY TRÊN ĐẦU BÀ. DÙ NHIỀU LẦN TỰ LÒI ĐUÔI SỐNG GIẢ, ĐẠO ĐỨC GIẢ NHƯNG MẸ, BỐ & BÀ PHẢI CỐ DIỄN HỀ TIẾP CHỨ KO BÍT NÀM GÌ HƠN. MẸ NHỤC QUÁ, LÊN CƠN TÂM THẦN ĐIÊN TỨC CHỬI BỐ NÀ THÈNG HÓI VÔ TÍCH SỰ & NGU Y NHƯ MẸ ANH, CHỬI MẸ CHỒNG GIÀ ĐẦU MỪ TRẺ TRÂU NGU. SÁNG NÀO MẸ CHỊU VỀ DIỄN HỀ THÌ BỐ & BÀ TỰ BIẾN THÀNH CON CHÓ HO LAO ĐỨNG ĐƯỜNG SỦA HOẶC BÀ GIẢ BỘ RA ĐƯỜNG TẬP THỂ DỤC CHO KHẮP XÓM BIẾT RA XEM MẸT MẸ DẦY & TRƠ TRẼN CỠ NÀO MỪ HUM ẤY CHỊU BƠ MẸT NGU MUA VUI CHO BÀ & KHẮP XÓM NEN CHỜ NGTA ĐÓNG CỬA MỚI DÁM DIỄN HỀ, CÒN NẾU NGTA MỞ CỬA HAY RA SÂN TẬP THỂ DỤC THÌ MẸ ĐI HƯỚNG KHÁC. Lại thêm chiện kq HK1 lớp 6 của con trai NGÔ MINH MẪN quá kém nhưng mẹ chỉ bít cố nuốt nhục mừ vẫn ko trôi rồi tự nghiền ngẫm, cam chịu trân mắt nhìn quả báo đang giáng xuống đầu con trai & con gái NGÔ MINH CHÂU từng ngày từng giờ. Mẹ cạn tiền nghèo hèn bần tiện, cố chảnh chẹ ra vẻ ta giàu sang, cố thuê mướn xe hơi, thuê mướn ngừ đóng giả bà con bạn bè nên càng kiệt quệ, chỉ thích lợi dụng mọi ngừ. MẸ LO HACK NICK YHĐVN & ĐƯA MỌI CHI PHÍ SINH HOẠT CÁ NHÂN CỦA MẸ, CỦA NHÀ CHỒNG VÀO CTY SMART MỪ THÀNH DIRECTOR CỰC GIỎI LÀM GIÀU CHI PHÍ CHỨ KO KIẾM ĐC 1 ĐỒNG XU NÀO CHO CTY TNHH SMART (SMART RESEARCH CO.) ở No. 38, 27th Street, Tan Quy Ward, District 7, Hochiminh City, Vietnam - Hotline : +84838385472 - Main Office : 2nd Floor, No. 449, Tran Hung Dao Street, Cau Kho Ward , District 1, Hochiminh City, Vietnam. Mẹ nàm admin YHĐVN mừ fải căng mắt đọc thuộc từng chữ từng dòng mỗi ngày khiến mẹ điên tức lên cơn tâm thần đa nhân cách, điên tức đặt câu hỏi tự chửi con mềnh, chửi dân Bắc chẳng khác gì tự chửi tự tát vào mẹt cả dòng họ nhà bố lẫn nhà mẹ rồi chửi dân Nam là vừa chửi vừa tát vào mẹt cả dòng họ nhà bà ở đợ “trẻ trâu đang hồi xuân thích đú đỡn”. Chửi dân Bắc, Nam không xong chuyển sang chửi dân miền Trung chính là chửi gđ ngừ nẫu sập bẫy của mẹ & bà ở đợ mừ tự nguyện làm chó hùa chó dại ko công cho mẹ & bà ở đợ mừ bi chừ liên tục tìm mọi cách trả thù lại bằng đúng chiêu trò của bà ở đợ & của mẹ, đang dẫn dụ biến bà ở đợ, biến mẹ & cả dòng họ nhà nội fải tự nguyện làm chó hùa chó ngu chó dại lại cho nhà đó, làm công cụ tay chân ko công cho nhà đó hưởng lợi làm giàu, DÙNG ĐÚNG CHIÊU TẠO CỚ CÓ HÀNG XÓM DÒM NGHÓ MỖI NGÀY CỦA BÀ & BÀ Ở ĐỢ MỪ ÉP CON VỢ NẪU PHẢI VỀ NHÀ SỚM SAU GIỜ LÀM NHƯNG VỢ THÀ LI DỊ CHỨ DỨT KHOÁT KO CHỊU. MẸ, BÀ Ở ĐỢ & CẢ NHÀ NỘI BÍT RÕ NHÀ NGỪ NẪU ĐÓ CŨNG SỐNG GIẢ, ĐẠO ĐỨC GIẢ, CÓ NGỪ VỢ LƯỜI VÔ TRÁCH NHIỆM, THÍCH ĐÚ ĐỠN SAU GIỜ TAN SỞ, THÀ LI DỊ CHỒNG CHỨ KO VỀ NHÀ SỚM VÌ CỰC SỢ CHĂM CON GIỐNG MẸ LIỀN BẮT BÀ Ở ĐỢ GIÀ TRẺ TRÂU ĐI TÁM CHO KHẮP XÓM BÍT NHÀ NGỪ NẪU CŨNG THỐI GIỐNG NHÀ NỘI, CŨNG THỐI NHƯ BỐ MẸ, CÒN NGỪ CHỒNG NGỪ NẪU CŨNG CỰC TIỂU NHÂN KIỂU NGU GIỐNG BÀ & MẸ NHƯNG NGU HƠN, NHỎ MỌN, CỰC ĐÀN BÀ, CŨNG SỐNG BÁM NÚP VÁY VỢ GIỐNG BỐ, CŨNG HỌC THÓI TRẺ TRÂU ĐỐ KỊ, CŨNG BẮT CHƯỚC LÀM CON CHÓ BỊ LAO PHỔI RA ĐỨNG ĐƯỜNG SỦA BÁO HIỆU VỢ HUM NI KO ĐÚ ĐỠN NGOÀI ĐƯỜNG, CHỊU VỀ NHÀ SỚM, CỐ TÌNH ĐÊM HÔM CHỞ VỢ CHẠY NGANG NHÀ BÀ ĐỂ VỪA CỐ TÌNH BẾU RẾU CON VỢ NGỪ NẪU HƯ MẤT NẾT HUM NI CHỊU VỀ SỚM MỪ ÉP VỢ PHẢI VỀ NHÀ SỚM MỖI NGÀY KẺO KO TỰ LÒI ĐUÔI SỐNG GIẢ GIỐNG BỐ MẸ, GIỐNG BÀ & BÀ Ở ĐỢ, LẠI VỪA DÒM NGÓ NHÀ BÀ XEM BỐ MẸ CÓ VỀ DIỄN HỀ MỖI CHIỀU TỐI KO nên cả nhà nội hả hê đắc ý. Mẹ chồng nhà quê nhà ngừ nẫu đó rất ngu mới bị bà ở đợ cho bà & mẹ chơi đểu dựng chiện gạt điều khiển cả nhà ngừ nẫu đó nàm chó hùa cho mẹ & bà nội. Mẹ bị BỐ CHỬI MẸ NÀ CON Y TÁ LÙN CHƯA TỐT NGHIỆP, CHỈ HỌC CAO ĐẲNG SÂN KHẤU KỊCH MỪ HAM HỐ CHIỀU CAO, ĐÃ NGU MỪ CÒN NGẠO MẠN, ĐÃ KHÙNG MỪ CHẢNH CHẸ TÀI LANH. Mẹ thà bỏ chồng bỏ con chứ có chết cũng không bỏ việc nàm admin yhđvn, THÈM ĐC SỐNG MÃI DƯỚI ĐÁY GIẾNG GIỮ BỒN XÍ CỦA THIÊN HẠ. Chúa bít rõ mội tội lỗi xấu xa tiểu nhân đê tiện thấp hèn của bà và mẹ nên đáng giáng quả báo xuống đầu bà nội, mẹ & 2 đứa con NGÔ MINH MẪN, NGÔ MINH CHÂU. (NGÔ MINH CHÂU)

20 tháng 3 2018

Em vẫn nhớ hồi lớp một, khi chúng em học sắp hết bài trong sách Tiếng Việt lớp một – tập một, cô giáo cho chúng em viết bút mực. Mẹ đã mua cho em một cây bút máy và cho đến nay, dù đã bốn năm học hơn, em vẫn dùng cây bút máy ấy.

Cây bút của em là loại bút màycủa trung tâm luyện chữ đẹp Như Hảo. Cây bút làm bằng nhựa tốt, màu đen bóng, thon thon vừa bằng ngón tay giữa của em. Thân bút có khắc chữ “Trung tâm luyện chữ đẹp Như Hảo”. Nắp bút cũng màu đen, chỉ có phần dùng cài bút là thép mạ kim nhũ vàng. Bên trong bút có ngòi bút hình lá tre ló ra khỏi quản bút khoảng một xăng-ti-mét. Em vặn vỏ ngoài thân bút ra khỏi quản bút: tiếp nối với quản bút là phần nhựa trong, có ống bơm nhựa nhỏ bằng đầu đũa, vặn nhẹ ống bơm, mực sẽ hút vào ống mực. Trải qua bốn năm học, nét viết của bút vẫn đẹp và ngòi bút lướt trên giấy vẫn êm. Cây bút cần mẫn giúp em học hành. Mỗi lần ghi chép bài vở xong, em đều lau bút bằng một mảnh vải mềm rồi cất bút vào hộp ngay ngắn. Vài tuần một lần, em súc rửa bút bằng nước ấm cho bút khỏi bị nghẽn mực. Nhờ giữ gìn bút cẩn thận như thế, bút của em vẫn đẹp, xinh xắn và bền lâu. Bố mẹ em đã vất vả lo công việc sinh sống của gia đình, em phải biết giữ gìn đồ dùng của mình được bền lâu để bố mẹ đỡ tiêu tốn tiền bạc. Em phải học giỏi, rèn tính cẩn thận để làm gương cho các em. Hai anh em bảoban nhau học tập và làm tốt mọi việc để làm bố mẹ vui lòng.

Nếu người công nhân xây nhà dùng bay để chà vôi vừa xây lên những ngôi nhà xinh xắn, những cao ốc đồ sộ thì người học sinh dùng bút và mực để xây “toà nhà” kiến thức cho mình. “Toà nhà” đó có hữu dụng hay không chính là nhờ “vật liệu” chúng em đang tích luỹ. Cây bút máy không những là dụng cụ học tập thiết yếu mà còn là người bạn thân thiết của em, là người chiến sĩ năng động trên mặt trận chiến đấu tìm kiếm khoa học, tiến bộ trong tương lai mai sau.

20 tháng 3 2018

Em thường ao ước có một cây viết máy như các bạn. Như đọc được ý nghĩ của em, hôm đi công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh về, bố mua cho em một cây viết hiệu Hero cực dẹp.

Cây viết dài độ mười lăm phân. Thân viết tròn như ngón tay giữa của mẹ, được làm bằng nhựa tổng hợp, nhẵn bóng. Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như viên phấn màu. Nắp viết bằng sắt mạ vàng óng ánh gắn thêm một que cài cũng mạ vàng dùng để cài vào túi áo hay vào chỗ để viết ở trong cặp sách.

Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng và dai dùng để đựng mực. Mỗi khi lấy mực em chỉ cần bóp dẹt cái ống sắt bọc ruột gà lại, nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả tay ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, dùng suốt cả ngày không hết.

Có thể nói rằng, từ khi có chiếc bút chữ viết của em đẹp hơn, mềm mại hơn. Những trang viết cũng sạch sẽ sáng sủa hơn hồi viết chiếc bút lá tre.

Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như hồi mới mua về: xinh xắn và còn rất mới. Mỗi lần viết xong bao giờ em cũng đậy nắp lại cẩn thận bỏ vào hộp viết, đặt lên vị trí các đồ dùng học tập ở giá sách.


 

THUYẾT TRÌNH VỀ TRẠI

Chi đoàn 12C: Đảo Vân Đồn

Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn !

Chào mừng hội trại 26/3 Kỉ niệm 85 thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đoàn trường THPT Hoa Lư A, sau đây là phân thuyết trình về trại của chi đoàn 12C:

Cuộc đấu tranh gìn giữ biển đảo quê hương đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lòng dân tộc. Nhìn lại chặng đường dài của những trang sử hào hùng ấy, bất chợt em có cảm giác rất lạ: bồi hồi, tiếc thương, cảm động. Và trên hết là kính phục sự quả cảm, anh dũng của các chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ quê hương.

Tập thể chi đoàn 12C chúng em trước hết muốn dành tình cảm cho những người lính biển, những người ngày đêm đang vững chắc cây súng trên mình bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

Chi đoàn 12C chúng em rất vinh dự khi được mang tên Đảo Vân Đồn (Huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) một huyện đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Với diện tích 551,3 km2, Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, gồm khoảng 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất là đảo Cái Bầu, diện tích chiếm hơn nửa diện tích đất đai của huyện. Huyện đảo Vân Đồn có vị trí tiếp giáp là: phía Tây Bắc giáp với vùng biển huyện Tiên Yên, đông bắc giáp với vùng biển huyện Đầm Hà, phía tây giáp Thành phố Cẩm Phả, phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long và vùng biển Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng, phía nam là vùng biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Với vị trí địa lí như vậy, Vân Đồn có vai trò quan trọng trong việc khai thác, phát triển kinh tế biển, chính trị, xã hội.

Trại hè thanh niên 12C được thiết kế với chủ đề: “Thanh niên với chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”. Cao nhất là lá cờ đỏ sao vàng Tổ Quốc tung bay trong gió, luôn nhắc nhở mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta phải đặt Tổ Quốc, quê hương lên trên hết và cần ra sức cố gắng nỗ lực học tập để vươn cao, vươn xa hơn nữa. Song hành cùng lá cờ Tổ Quốc là huy hiệu Đoàn, biểu tượng cho tinh thần thanh niên: xung kính, sáng tạo…

Tiếp theo, bên trong trại là hình ảnh cánh buồm, hình ảnh thu nhỏ của Tổ Quốc (chữ S), ngọn hải đăng… Ngọn hải đăng đưa đường chỉ lối cho những con tàu vượt muôn trùng biển khơi. Dù trong phong ba bão táp vẫn hiên ngang, cùng các anh chiến sĩ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Tiếp đến là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta, hình ảnh mâm ngũ quả. Phía kia là góc sáng tạo trẻ của đoàn viên thanh niên chi đoàn 12C. Góc sáng tạo trẻ này là những sự sáng tạo đổi mới, thể hiện sức trẻ, sự say mê, lòng nhiệt huyết của thanh niên chi đoàn trong công cuộc nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo.

          Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết:

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…”

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt Nam. Và ngày hôm nay, những phẩm chất ấy lại sáng ngời khi các chiến sĩ hải quân thân yêu đang mang trọng trách vẻ vang gìn giữ nền hòa bình cho dân tộc, cho Tổ quốc Việt Nam . Nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ Quốc. Tôi chưa một lần đến Trường Sa, chỉ biết nơi đó qua sách địa lý, là quần đảo cách đất liền 250 hải lý .Tôi còn biết đến Trường Sa qua những bài hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo Tổ quốc, ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của các anh lính đảo vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực và nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo. Trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất là các anh phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian khiến người ta cảm thấy chơi vơi và cô đơn hơn bao giờ hết.Tuy vậy, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ Quốc, cho cả dân tộc, trong đó có người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, những chàng trai không những đem đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà cả dân tộc cũng hạnh phúc nhờ sự yên bình mà các anh mang lại.

Là con dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt ấm nồng, hai từ Tổ Quốc trong tim mỗi người vang lên như là điều thiêng liêng, bất hủ nhất. Biển đảo quê hương vẫn ngày đêm vỗ sóng từ nơi xa, như những giai điệu ca ngợi về một đất nước Việt Nam huyền thoại, ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước của những chiến sĩ hải quân đang miệt mài canh giữ biển trời quê hương. Dù chiến tranh đã lùi xa nhưng biển Đông vẫn dậy sóng. Biển luôn cần sự nỗ lực của các anh lính biển, luôn cần sự sẻ chia, tiếp sức của mỗi chúng ta.

Xin mượn âm thanh của gió, của sóng biển, chúng em xin gửi tới các chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng, ngọn gió sự đồng cảm, kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe phần thuyết trình của chi đoàn 12C chúng em. Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt. Chúc hội trại chúng ta thành công tốt đẹp. Em xin chân thành cảm ơn!

20 tháng 3 2018

các bạn ơi thuyết trình cổng trại có tên là kim đồng day

20 tháng 3 2018

Nếu được tả về một đồ dùng học tập thì không cần phải suy nghĩ gì thêm em sẽ viết ngay về chiếc cặp sách của mình. Đã không biết bao nhiêu lần em được các bạn hỏi về chiếc cặp của mình không chỉ là những bạn học cùng lớp mà đôi khi chỉ là gặp nhau ở sân trường hay trên đường đi học. Chiếc cặp vừa là người bạn lại vừa là niềm kiêu hãnh của em.

Chiếc cặp sách đã là người bạn thân thiết với em trong suốt hơn một năm qua. Có thể hình dung chiếc cặp sách của em là một chiếc ba lô cỡ vừa có gắn một cần kéo và hai bánh xe nhỏ bên dưới giúp em có thể kéo nó một cách nhẹ nhàng trên mặt đất. Chếc cặp của em không khoác lên mình bộ cánh sặc sỡ nhiều màu hay một tấm hình siêu nhân người nhện như hầu hết những chiếc cặp của bạn bè. Chiếc cặp của em chỉ có một màu duy nhất một màu xanh lam đậm. Màu sắc đơn giản nhưng điểm làm cho chiếc cặp của em trở nên thu hút là toàn bộ mặt trước của chiếc cặp, chỉ trừ một ngăn nhỏ phí dưới để dựng hộp bút thì phần còn lại được làm bằng nhựa trong suốt. Ai cũng có thể nhìn thấy toàn bộ những gì mà em đang đựng ở ngăn ngoài cùng này. Toàn bộ sách vở và đồ dùng học tập được em bố trí gọn gàng ở hai ngăn trong. Đồ ăn nhẹ và nước uống được để ở hai ngăn nhỏ bên hông. Riêng ngăn ngoài cùng trong suốt đó em dành để những điều thật đặc biệt. Khi thì những mẫu đồ chơi nhỏ mà tất cả những đứa trẻ như chúng em đều đang săn lùng. Khi thì những bức tranh do chính tay em vẽ mà ai nhìn vào cũng phải khen ngợi. Khi thì những bài kiểm tra mới tinh cô vừa trả trên lớp hay những phần thưởng những phiếu điểm tốt, hoa điểm mười mà em giành được. Cánh sắp xếp như vậy vô tình gây được rất nhiều sự chú ý của bạn bè nhưng điều làm em vui và hạnh phúc nhất chính là thu hút được sự chú ý của mẹ. Mẹ em bận lắm, nhà chỉ có hai mẹ con mà em chỉ có thể gặp mẹ vào buổi sáng và tối hẳn khi chuẩn bị đến giờ ăn tối. Em rất sợ nhỡ như mẹ bận quá mà quên mất mình nên ngày nào khi đi học về vừa về đến cầu thang dẫn nên tầng hai em không mang cặp sách lên mà để nó ngay ở đó. Khi mẹ đi làm về đã thành thói quen mẹ sẽ nhìn chiếc cặp rồi mang nó lên tầng giúp em. Mẹ không cần mở chiếc cặp cũng có thể biết được hôm nay ở trường em đã làm những gì? Và khi trông thấy em đang đợi mẹ trước bàn ăn mẹ dường như quên hết mọi chuyện bên ngoài và quên cả mệt mỏi để khen ngợi và trò chuyện với em. Cứ thế hơn một năm qua chiếc cặp thu hút sự chú ý đã đưa hai mẹ con tới gần nhau hơn. Em cũng luôn cố gắng học tập để không khi nào sự chú ý giảm đi cả. Chiếc cặp là người bạn thân nhất của em, nó dường như hiểu được mọi suy nghĩ của em và không bao giờ làm em thất vọng.

Thoáng cái hơn một năm trôi qua, chiếc cặp đã không còn mới tinh như trước nữa. Nhưng em vẫn rất thích dùng nó. Em hứa sẽ luôn yêu quý và giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận.

20 tháng 3 2018

Trong số những đồ dùng học tạp của em, em thích nhất là chiếc cặp sách. Chiếc cặp đã gán bó với em từ năm lớp Một đến bây giờ. Đó là món quà của ông nội tặng em khi em bắt đâu vào lớp Một.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều cao của cặp bằng gần hai gang tay người lớn, chiều rộng của cặp khoảng hai gang rưỡi, đáy cặp rộng gần một gang tay của em. Chiếc cặp có màu hồng, bên ngoài có hình ba cô công chúa rốt xinh đẹp. Cặp được làm bằng chất giả da. Mỗi lần xoa tay lên một cặp mịn và láng bóng, em thấy thích thú vô cùng. Những đường xung quanh cặp được khâu bằng chỉ hồng, mũi khâu rất đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền màu hồng. Phía trên cặp có một quai xách vừa tay em, được đính chắc chắn bởi hai chiếc đinh tán. Phía sau cặp, hai quai đeo được may to bản, rất chác chắn. Hai bên hông cặp có hai túi nhỏ để đựng đồ rất tiện.

Lần đâu tiên nhìn thấy món quà này, em đã sung sướng đến mức, em đeo luôn vào vai và đứng trước gương để ngắm. Trông em lúc đó rất chững chạc và ra dáng học sinh lớp Một. Em bỏ cặp xuống và khám phá bên trong. Hai chiếc khóa mọ kền sáng loáng, ấn vào nghe âm thanh "Tách! Tách!" rất vui tai. Khi nắp cặp được mở ra, em thấy có ba ngăn rất rộng rãi và được lót bằng vải mềm có in hoa chìm, màu hồng. Em sắp xếp sách vở vào ngăn thứ nhốt. Ngăn thứ hai, em đựng hộp bút, bâng con, hộp màu. Ngăn thứ ba, em dành để đựng phấn viết bảng và giẻ lau.

Hàng ngày, cặp cùng em đến trường, cặp ở yên trong ngăn bàn chăm chú quan sát em học tập. Tối đến, về nhà, em lại lấy sách vở trong đó ra để học bài. Cặp luôn bên em trong suốt bốn năm học vừa qua. Chúng em đã là đôi bạn thân thiết tự bao giờ! Em cũng giữ gìn cặp rất cẩn thận. Cứ đến cuối tuần, em lại lau chùi cặp sạch sẽ. Vi thế, cặp của em vẫn như mới.

Em rất yêu quý người bọn nhỏ của mình! Mỗi lần nhìn thấy cặp, em như thấy hình ảnh của ông nội em. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với tình cảm mà ông đã dành cho em!

20 tháng 3 2018

nếu gặp vào hoàn cảnh đó em sẽ giupd cho họ như cho họ ít tiền hoặc là cho họ mượn ô,áo mưa để họ mặc vào cho khỏi ướt

NHỚ K ĐÚNG CHO MK NHA

20 tháng 3 2018

Xin các bạn,  giúp mình với,  các bạn giỏi văn đâu rồi,  vào viết hoặc gợi ý  cho mình với 😭😯