K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nếu cha mẹ là những người cho em nhìn thấy ánh mặt trời, cho em được khôn lớn thành người thì cô giáo chính là ngọn đuốc sáng đưa em đến bến bờ tri thức. Cô đã dạy em từng nét chữ, từng phép toán, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người. Hình ảnh về cô giáo Ngọc Anh đã dạy em từ lớp 1 đến nay luôn khắc sâu trong tâm trí em.

Hàng ngày, sau khi tiếng trống trường ròn rã vang lên, cô giáo bước vào lớp mang theo nụ cười hiền dịu như cơn gió mát lành đưa chúng em vào những giờ học đầy say mê và hứng thú. Cô giáo của em cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng. Cô thường mặc váy đến lớp hàng ngày, những chiếc váy với màu sắc dịu nhẹ càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của cô.

Cô Ngọc Anh rất tận tụy dạy chúng em, cô giảng bài rất hay. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô đều ân cần giảng dạy, chỉ bảo từng li, từng tí. Em thích nhất là những giờ học Tiếng việt của cô dạy. Ngày hôm nay chúng em được cô giảng bài Tập đọc: Sắc màu em yêu. Cô yêu cầu chúng em nhắm mắt và tưởng ra một màu sắc mà mình yêu thích nhất, màu sắc ấy gắn với những đồ vật, những cảnh vật nào mà chúng em nhìn thấy. Tất cả các bạn trong lớp đều hào hứng tham gia trò chơi của cô. Sau đó, từng nét chữ mềm mại, tròn trịa được cô giáo nhẹ nhàng viết lên bảng. Bàn tay cô lướt nhanh như một người họa sĩ làm ảo thuật trên bức tranh của mình. Vào bài giảng, giọng nói truyền cảm, ấm áp của cô đã dẫn dắt chúng em vào bài học. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng bài. Cô dẫn dắt chúng em tìm hiểu bài qua các câu hỏi, các vấn đề thảo luận. Thỉnh thoảng cô đưa bàn tay với những ngón tay thon nhỏ lên vuốt vuốt mái tóc dài, điềm tĩnh chờ chúng em trình bày câu trả lời. Có những câu hỏi khó chúng em chưa biết trả lời, cô nhẹ nhàng gợi ý để chúng em khám phá kiến thức. Đôi mắt cô nhìn chúng em hiền dịu, luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Chính vì vậy, chúng em dần dần hiểu hơn ý nghĩa của bài học. Vừa say sưa giảng bài, cô vừa viết lên bảng những kiến thức quan trọng cần nhớ, khuôn mặt cô lấm tấm giọt mồ hôi mà cô không để ý. Có những bụi phấn thoáng bay trên bục giảng và vương trên mái tóc của cô. Chúng em cảm nhận được sự vất vả của cô nên đều cố gắng lắng nghe cô giảng và hiểu bài. Ngoài khung cửa sổ lớp học, có những chú chim nhỏ cũng như lặng tiếng hót, nán lại thêm một lát để lắng nghe tiếng cô giảng bài.

Có những lúc các bạn phạm lỗi hay không làm bài tập cô giao về nhà. Cô không bao giờ đánh hay mắng chúng em mà ôn tồn giảng giải và phân tích để chúng em hiểu những lỗi sai của mình. Cô luôn có những cách giảng bài hay hoặc cô tổ chức những trò chơi, hoạt động sôi nổi trong bài học để chúng em tham gia tích cực. Vì vậy, cả lớp ngày càng đoàn kết và thêm gắn bó. Chúng em ngày càng yêu quý cô và cô chính là người mẹ thứ hai đã giúp chúng em khám phá bầu trời tri thức rộng mở của nhân loại.

Dù sau này sẽ không được cô dìu dắt nữa nhưng chúng em sẽ luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi được cô giảng bài. Có những lúc chúng em nghịch ngợm hay không nghe lời cô khiến cô phải buồn, thực lòng chúng em muốn nói lời xin lỗi và mong cô tha thứ. Mong rằng cô sẽ luôn khỏe mạnh để có những bài giảng thật hay cho chúng em và những thế hệ học sinh được cô dạy dỗ. Với em, ước mơ sau này lớn lên sẽ được làm cô giáo và ước mơ ấy được ấp ủ, nuôi dưỡng từ những bài giảng của cô hôm nay.

3 tháng 5 2018

làm ơn ,cần gấp

Trước cửa nhà em có cửa hàng bán cá đã được mấy năm. Một hôm, ông chủ cho treo trước cửa tấm biển to tướng đề mấy chữ : Ở đây có bán cá tươi. Ngắm tấm biển, ông gật gù ra vẻ đắc ý lắm.

   Biển vừa treo lên, có người qua đường đứng xem, cười bảo :

   - Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi ?

   Nghe nói, ông chủ vội xóa ngay chữ tươi đi.

   Hôm sau, có người khách quen đến mua cá, nhìn tấm biển rồi bảo :

   - Chẳng nhẽ người ta lại ra hàng hoa để mua cá hay sao mà ông lại phải đề là Ở đây ?

   Thấy cũng có lí, ông chủ xóa bỏ hai chữ Ở đây.

   Lại có người khách khác nói với ông ta :

   - Thế bác bày cá ra để khoe chứ không phải để bán hay sao mà lại đề là có bán ?

   Ông chủ lại xóa vội hai chữ có bán. Cuối cùng, trên biển còn độc một chữ cá. Ông nghĩ bụng chắc từ nay sẽ không còn ai chê bài gì nữa.

   Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển và nói :

   - Chưa đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần cửa hàng thấy bày đầy những cá, ai chẳng biết là ở đây bán cá, vậy thì ông treo biển làm gì nữa ?

   Ngẫm nghĩ hồi lâu, chủ nhà cất nốt cái biển

3 tháng 5 2018

ngay xua ngay xua

co 1 anh chang

suot ngay cuoi

het ai k minh minh k lai

Câu 1. Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê ?

Trả lời: Trồng cây để ngăn cản gió bão, chống xói lở đê.

Câu 2. Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước ?

Trả lời: 

Thực vật giữ nguồn nước ngầm, làm hạn chế ngập lụt, hạn hán:

-    Hệ rễ của cây hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất; lượng nước này sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sống... góp phần tránh được hạn hán.

-  Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưaa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái Đất.

Câu 3. Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán như thế nào ?

Trả lời: 

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

2 tháng 5 2018

A là cha ruột của B , nhưng B​ không phải là con trai của A . Tại sao vậy ?

==> Vì B là con gái của A.

2 tháng 5 2018

B là con gái của A

2 tháng 5 2018

Ngạc nhiên quá, những cây mạ hồi ra Tết mới chỉ có vài ba lá run rẩy bám vào thân cây yếu ớt thì giờ đã phổng phao thành những cây lúa trưởng thành đang thời kì trổ đòng đòng. Ruộng xanh biếc một màu, cây nào cũng tràn đầy sức sống như những cô thiếu nữ đang thì con gái.Sáng nay là buổi sáng đầu tiên em được cùng bố ra thăm ruộng lúa nhà mình. Cậu "ấm sứt" hôm nay sẽ được lội chân xuống bùn! Dậy sớm một chút và chuẩn bị đầy đủ vài nông cụ cần thiết, hai bố con lên đường.Chỉ khoảng năm phút đi xe máy là đã ra tới ruộng rồi. Ngạc nhiên quá, những cây mạ hồi ra Tết mới chỉ có vài ba lá run rẩy bám vào thân cây yếu ớt thì giờ đã phổng phao thành những cây lúa trưởng thành đang thời kì trổ đòng đòng. Ruộng xanh biếc một màu, cây nào cũng tràn đầy sức sống như những cô thiếu nữ đang thì con gái.Ngồi bên bờ ruộng, em cảm nhận rất thật, rất gần hương thơm thoang thoảng của mùi sữa lúa non mới trổ, hương thơm tinh khôi đó hòa vào làn gió quê làm tâm hồn mình bỗng nhiên thấy thanh thản lạ kì.Những cây lúa mỏng manh bắt đầu cong cong về một hướng khi mang trên mình những người bạn mới. Những hạt lúa xanh xanh lớn dần lên trong sự kết tinh của bùn đất, của nắng, của gió và công lao chăm sóc của bàn tay con người. Lá lúa cũng dày hơn, gân lá ở giữa cứng cáp hơn, cạnh lá cũng sắc bén hơn nên nếu chẳng may để lá cứa vào là đứt tay liền chứ chẳng đùa đâu! Bông lúa lúc này cũng đã có hình dáng của bông trưởng thành, hình thoi cân đối, đưa lên miệng cắn sẽ cảm nhận được sữa lúa màu trắng đục, giống như màu sữa mẹ, vị mát, thanh. Đó là những cây lúa mà chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ mang lại cho người nông dân một vụ gặt bận rộn.Một cơn gió tới, cây đua cây, đung đưa đầy kiêu hãnh vì dường như chúng biết chúng mang một vẻ đẹp đầy kiêu hãnh, thanh thoát mà cũng rất Á Đông.Vẫn đang mải mơ màng mà bố đã làm xong công việc từ bao giờ, hai bố con nhanh chóng thu xếp đồ quay trở về nhà, ngoảnh lại con đường bờ cỏ sau lưng hình như em nghe thấy tiếng khe khẽ chào tạm biệt của những bông lúa tinh nghịch mà cũng rất dịu dàng.

 

2 tháng 5 2018

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.

Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

oàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm đồng vào buổi sáng. Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, trải đầy những ánh nắng vàng của mặt trời. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió, những cánh lúa lấp lánh những ánh vàng. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời, khó diễn tả. Chỉ biết nó đem lại cho tôi một cảm giác rất sáng khoái. Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mai không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi!

3 tháng 5 2018

Tả cảnh sân trường trước giờ học mẫu 5

Được xây dựng từ những năm sáu mươi của thế kỉ hai mươi - đó là trường "Tiểu học Cát Linh" thân yêu của em. Trường đối diện với khách sạn Hà Nội, nằm trên phố Cát Linh. 

Ngoài cổng trường, hai cái cột đỏ thẫm lát gạch hoa, ở phía trên cao, là tấm biển đề "Trường tiểu học Cát Linh" màu đỏ tươi, nổi bật giữa nền sơn trắng. Con đường vào trường dài độ 200 m. Bên trái là bức tường vàng ngăn cách trường tiểu học với trường trường trung học. Bên phải là dãy nhà chờ, có hàng ghế đá mát lạnh. Trong trường trước mặt là dãy nhà hai tầng, bên trái là khu vui chơi. Giữa trường, hàng cây đa, cây bàng toả bóng mát bốn mùa. Sân trường được đổ bê - tông nên rất sạch sẽ. Dãy lớp học hai tầng của chúng em được quét vôi vàng. Các lớp học đều có khẩu hiệu, bảng đen, bàn ghế kê ngay ngắn và bảng thi đua. Sau sân khấu với cột cờ là phòng đoàn đội. Phòng tuy nhỏ nhưng cũng diễn ra đủ các hoạt động của đội. Phòng ban giám hiệu rất hiện đại với một máy vi tính và ti vi. Nếu bịt mắt vào bên trong, mở mắt ra, có lẽ em nghĩ rằng đây là một công sở. Phòng hội đồng thì có máy vi tính có lịch công tác , nhưng đặc biệt đó là phòng rộng nhất trường, với đôi loa và máy photo – coppy. Cuối sân trường là thư viện, phòng tin học, thường thu hút học sinh đến học. Sân sau có vườn trường với đủ
loại cây và chim chóc hót ríu rít. Sau nữa là sân bóng đá, bóng rổ và nhà bếp. 

Em rất yêu quý ngôi trường này. Nó dã giúp em ấp ủ những dự định cho tương lai. Em mong rằng trường em sẽ là lá cờ đầu trong nghành giáo dục, có cơ sở vật chất được cải thiện và sẽ có nhiều cô giáo dạy giỏi.

2 tháng 5 2018

Hôm nay là một buổi sáng đẹp trời, em đến trường sớm hơn mọi ngày để chào cờ. Hàng chữ “Trường tiểu học Cát Linh” đỏ thắm nổi bật trên nền màu trắng. Trong sân trường các bác lao công đang lúi húi quét sân. Lác đác vài bạn trực nhật đang mở cửa lớp. Làn gió nhẹ thổi qua làm em khoan khoái, dễ chịu khi bước vào hàng hiên lớp học thẳng tắp. Dãy bàn học ngăn nắp, trật tự. Các lớp kê bàn ghế cùng một kiểu, kể cả bảng đen nhưng em vẫn thấy lớp em thân thương hơn. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Trinh, kia là chỗ bạn Thu.

Bàn cô giáo gợi trong em khuôn mặt dịu hiền của cô trong lúc giảng bài. Bác bảng đen quen thuộc, nghiêm trang, chững chạc trên tường. Một lát nữa đay, cô giáo của chúng em sẽ ghi lên đó bài giảng bổ ích. Dãy nhà trên kia là phòng Ban Giám Hiệu. Bóng thầy Hiệu trưởng thấp thoáng trong văn phòng. Nắng đã lên. Một vài tia nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống mặt sân gợi lên cảm giác ấm áp. Bác sân trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình ô vuông bằng xi măng mặt sân gợi lên cảm giác ấm cúng. Sân tuy rộng nhưng rất ấm áp vì có bốn dãy lớp bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sẫn giữa trường là cột cờ cao vút. Sân trường có nhiều cây to nhưng em thích nhất cây phượng. Mùa hè cây ra hoa đỏ rực. Kia là khu vườn trường xinh xắn. Nơi đây chúng em thường lao động và thỉnh thoảng có những tiết học ngoài trời. Bức tường màu vàng phai nhạt theo ngày tháng nhưng vẫn kiên trì bảo vệ trường em. Gần đến giờ chào cờ sân trường đông dần và náo nhiệt hơn.

Em rất yêu mến ngôi trường em đang học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỉ niệm êm đềm trong sáng của chúng em.

2 tháng 5 2018

2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan(722) :

- 722 : khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ , được nhân dân ủng hộ , nghĩa quân đánh chiếm thành Hoan Châu ( Nghệ An ).

-Mai Thúc Loan chọn  Sa Nam ( Nam Đàn –Nghệ An )   làm căn cứ và xưng là hoàng đế ( Mai Hắc Đế)

-Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm Pa ( tấn công phủ Tống Bình ) , đánh chiếm phủ Tống Bình  .

-Nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp .

* Kết quả : Cuộc khởi nghĩa bị thất bại .

3. Khởi nghĩa Phùng Hưng: ( trong khoảng 776 – 791) :

- Khoảng năm 776 Phùng Hưng cùng em Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm ( Hà Nội) và được nhân dân

ủng hộ .

- Nghĩa quân chiếm được phủ Tống Bình -> sắp đặt cai trị.

-  Phùng Hưng mất,  con trai Phùng An lên thay  .

- 791: nhà Đường đem quân sang  đàn áp  Phùng An ra hàng -> Cuộc khởi nghĩa thất bại .

2 tháng 5 2018

Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một tiếng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yên nhạc. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đinh, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó, ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm sao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người bản xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát những ca công Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đan nguyệt sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiên, Xuân phong, Long hổ đã mờ đầu cho một đêm ca Huế.

Hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Huơng Giang nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Đua thuyên, ngủ đò, thả thơ, ca Huế... đều diễn ra trên sông. Sông Hưong đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi. Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dip được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khí thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc ví điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bàn nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Đức (1848 - 1883).

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xua hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ ba nhị, đàn tam, xênh... Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài có từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữa thế kỷ XVIII. Thuyền từ từ rời bến, không khí man mát, không gian huyền ảo bởi ánh trăng dưới nước, bởi bóng từng nhịp cầu Tràng Tiền in nối trên sông... Thuyền đi đến giữa sông chợt dừng lại, không gian bỗng tĩnh lặng đâu đây chỉ còn nghe thấy tiếng phách, tiếng xênh từ nhũng con đường đang rẽ nước lặng lờ trôi. Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lửng trên sông dưới cầu Tràng Tiền giăng giăng, ánh điện màu như sao sa. Sau lời giới thiệu của một nghệ sĩ trẻ, khúc nhã nhạc Cung đình vang lên, đưa người nghe quay về cái không khí trang trọng nhưng vẫn thân thuộc của cả một thời kỳ quá vãng. Rồi tiếng hát thanh tao với các âm điệu dân gian ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối. Thật là tuyệt diệu khi được lắng nghe những điệu nhạc lời ca câu hò về Huế với đủ thể loại mà từ trước đến nay tôi chưa có dịp nghe nhiều và nghe đủ như thế. Những câu thưong yêu, ngợi ca non nước đẹp xinh, thơ mộng được đan trải thành lời và được cất cao lên cung bậc thánh thót, nao nao dạ lòng khách nghe, đặc biệt có một số bài hát trước đây từ Cung đình như Lưu Thuý, Xuân Phong, Long Hổ, Hạ Giang Nam cũng được trình bày. Điều kỳ lạ của ca Huế cũng như của những khúc dân ca Việt Nam, ấy là sự trầm lắng, da diết và thân thuộc đến lạ kỳ của những cung nhạc. Nó đi vào lòng người rồi lắng lại, để lại những ấn tượng khó phai, xao xuyến...

Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bời vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muôn nghe ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diễn phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chi dành cho người Kinh Bắc. Một sắc thái của riêng Huế của ca nhạc Huế “không nơi nào có được".

Ca Huế không phải lôi giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một người ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng, bồng bềnh trên chiếc thuyền rồng. Lúc đó tâm hồn người nghe và ca ca sĩ cùng dàn nhạc dưòng như được siêu thoát trong bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát nhũng bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cánh... Đêm càng về khuya, không gian càng vên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Binh, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gọi tình. Ngày nay, do thị hiếu của nguời nghe các ca sĩ thường lồng chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huê với các nhạc phẩm đấy chất Huế thật sự đi vào lòng ngưòi như "Mưa trên phố Huế ", "Huế thương", "Đêm tàn bến Ngự", "Ai ra xứ Huế " Đây thôn Vĩ Dạ". Hai bên bờ sông Hương, trên bến dưới thuyền tấp nập, vẳng đâu đây tiêng sáo tiếng nhị, tiếng phách cùng điệu hò da diết của dân ca xứ Huế Đến Huế, chưa nghe ca Huế là chưa thực sự hiểu về Huế. Một đêm ca Huế trên sông Hương tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người không quên được. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, chi có du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của ngưòi con gái Huế âm thầm kín đáo và cũng rất tinh tế.

Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhưng ca Huế trên sông Hương vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.

2 tháng 5 2018

Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một tiếng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia...

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yên nhạc. Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đinh, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó, ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm sao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người bản xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát những ca công Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đan nguyệt sáo, xênh, phách... bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiên, Xuân phong, Long hổ đã mờ đầu cho một đêm ca Huế.

Hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Huơng Giang nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Đua thuyên, ngủ đò, thả thơ, ca Huế... đều diễn ra trên sông. Sông Hưong đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi. Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dip được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khí thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc ví điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bàn nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Đức (1848 - 1883).

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xua hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ ba nhị, đàn tam, xênh... Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài có từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữa thế kỷ XVIII. Thuyền từ từ rời bến, không khí man mát, không gian huyền ảo bởi ánh trăng dưới nước, bởi bóng từng nhịp cầu Tràng Tiền in nối trên sông... Thuyền đi đến giữa sông chợt dừng lại, không gian bỗng tĩnh lặng đâu đây chỉ còn nghe thấy tiếng phách, tiếng xênh từ nhũng con đường đang rẽ nước lặng lờ trôi. Thuyền tắt máy, buông chèo trôi trôi lờ lửng trên sông dưới cầu Tràng Tiền giăng giăng, ánh điện màu như sao sa. Sau lời giới thiệu của một nghệ sĩ trẻ, khúc nhã nhạc Cung đình vang lên, đưa người nghe quay về cái không khí trang trọng nhưng vẫn thân thuộc của cả một thời kỳ quá vãng. Rồi tiếng hát thanh tao với các âm điệu dân gian ca Huế được cất lên trầm bổng trong khoang thuyền mờ mờ tối. Thật là tuyệt diệu khi được lắng nghe những điệu nhạc lời ca câu hò về Huế với đủ thể loại mà từ trước đến nay tôi chưa có dịp nghe nhiều và nghe đủ như thế. Những câu thưong yêu, ngợi ca non nước đẹp xinh, thơ mộng được đan trải thành lời và được cất cao lên cung bậc thánh thót, nao nao dạ lòng khách nghe, đặc biệt có một số bài hát trước đây từ Cung đình như Lưu Thuý, Xuân Phong, Long Hổ, Hạ Giang Nam cũng được trình bày. Điều kỳ lạ của ca Huế cũng như của những khúc dân ca Việt Nam, ấy là sự trầm lắng, da diết và thân thuộc đến lạ kỳ của những cung nhạc. Nó đi vào lòng người rồi lắng lại, để lại những ấn tượng khó phai, xao xuyến...

Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bời vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muôn nghe ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diễn phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chi dành cho người Kinh Bắc. Một sắc thái của riêng Huế của ca nhạc Huế “không nơi nào có được".

Ca Huế không phải lôi giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một người ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng, bồng bềnh trên chiếc thuyền rồng. Lúc đó tâm hồn người nghe và ca ca sĩ cùng dàn nhạc dưòng như được siêu thoát trong bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát nhũng bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Đại Cánh... Đêm càng về khuya, không gian càng vên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Binh, tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gọi tình. Ngày nay, do thị hiếu của nguời nghe các ca sĩ thường lồng chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huê với các nhạc phẩm đấy chất Huế thật sự đi vào lòng ngưòi như "Mưa trên phố Huế ", "Huế thương", "Đêm tàn bến Ngự", "Ai ra xứ Huế " Đây thôn Vĩ Dạ". Hai bên bờ sông Hương, trên bến dưới thuyền tấp nập, vẳng đâu đây tiêng sáo tiếng nhị, tiếng phách cùng điệu hò da diết của dân ca xứ Huế Đến Huế, chưa nghe ca Huế là chưa thực sự hiểu về Huế. Một đêm ca Huế trên sông Hương tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa... Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch... Giọng hát, tiếng đàn đã thực ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người không quên được. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, chi có du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của ngưòi con gái Huế âm thầm kín đáo và cũng rất tinh tế.

Ngày nay ca Huế trên sông Hương trở thành một loại hình văn hoá du lịch. Nhưng ca Huế trên sông Hương vẫn mãi là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của con người xứ Huế.

Đề 1 :        " Mùa xuân là tết trồng cây          Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"   Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này ? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước ?Đề 2 :   Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: " thất bại là mẹ thành công "Đề 3 :   Dân gian ta có câu : " Lời nói gói vàng " hay " Lời nói...
Đọc tiếp

Đề 1 :        " Mùa xuân là tết trồng cây

          Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"

   Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này ? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước ?

Đề 2 :   Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: " thất bại là mẹ thành công "

Đề 3 :   Dân gian ta có câu : " Lời nói gói vàng " hay " Lời nói chẳng mất tiền mua

                                                                                   Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau "

   Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

Đề 4:    Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin : " Học, học nữa, học mãi "

     ( Các bạn làm 1 trong 4 đề đó, làm cái nào cx đc, tuyệt đối ko đc chép mạng

   k cho bạn nào nhanh nhất nha ^^ )

4
2 tháng 5 2018

Mik cứ nghĩ bạn lớp 8 

2 tháng 5 2018

Đề 2: Giải thích câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công"

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công". Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài. Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một ngìn lần trong thì nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục! Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy! Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên): Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại bạn đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế... Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!
 

2 tháng 5 2018

        CHỈ CÓ THỂ LÀ MẸ

Nắng dần tắt trên con đường nhỏ
Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu
Mẹ về để nấu cơm chiều
Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng

Cả đời mẹ long đong vất vả
Cho chồng con quên cả thân mình
Một đời mẹ đã hy sinh
Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu

Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng
Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn
Rụng rồi thương lắm hàm răng
Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời

Tình của mẹ sáng ngời dương thế
Lo cho con tấm bé đến già
Nghĩa tình son sắt cùng cha
Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi

Con đi khắp chân trời góc bể
Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu
Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu
Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung.

2 tháng 5 2018

Chỉ cần một nơi về mãi nhớ,
Bước chân vào…cửa mở đón chào…!
GIA ĐÌNH luôn chứa ngọt ngào,
Mâm cơm nghi ngút …chứa bao ân tình!

Ta chỉ có GIA ĐÌNH mỗi một,
Nơi sẳn sàng chứa cốt nhục mình.
Luôn là bệ phóng quang vinh,
Giúp ta xây dựng bước trình tương lai…!

Khi ta gặp bước dài gian khó…!
Về GIA ĐÌNH sẽ có niềm vui!
Yêu thương sẽ giúp đẩy lùi…
Bao nhiêu đỗ vở dập vùi giảm đau !

Khi tim nhỏ rối nhàu tình khổ,
Hãy nhớ về bến đổ GIA ĐÌNH.
Hãy ghi nhớ mẹ cha sinh…
Hãy trân quý công trình dưỡng nhi !

Ta thấy đó…xuân thì thay đổi,
Bốn mùa qua tiếp nối phút giây.
Đông Tây Nam Bắc đổi thay,
GIA ĐÌNH vẫn cứ đêm ngày đợi con .