K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2018

Ăn vóc học hay : ăn uống đầy đủ thì người mới được khoẻ mạnh (có sức vóc), học những điều hay thì trí tuệ mới được mở mang, mới hiểu biết nhiều.

Lên non mới biết non cao/ Xuống biển cầm sao cho biết cạn sâu : không tìm hiểu thì làm sao biết nó thế nào

Máu chảy ruột mềm : Khi bị gặp cơn hoạn nạn ,khi gặp những điều đau khổ đến với chúng ta ,lòng chún ta đâu lưiơng tâm cắn rứt ,sẽ làm cho chí hứong chúng ta bị nhụt đi vì quá suy nghĩ về những điều thất bại không may kia ,sẽ làm cho chúng ta chùn đi một bứoc về sự suy nghĩ lãng mạn và thăng hoa trong cuộc sống .Chính vì máu chảy ruột mềm nên con ngừoi ta thưong yêu và gắn bó thân thiện với nhau bởpi tình cảm ruột rà ,trăm cái lý chẳng bằng một tí cái tình là thế ,tình cảm con ngừoi ta dễ phát sinh lắm ,nhất là khi gặp hoạn nạn mới biết kẻ hay nghười gian là chỗ này đây

Chết vinh còn hơn sống nhục : chết trong sự trọn vẹn về tinh thần,nhân phẩm,địa vị vẫn còn hơn việc cứ sống dai,sống bám,...cái nhục-->chết còn tránh đi dc những sự mất mát về danh dự

ở câu tục ngữ: Lên non mới biết non cao

                  Xuống biển cầm sao cho biết cạn sâu.

Con người ta ai ai cũng có những cách sống rêng biệt và có những châm ngôn sống. Khi những chú hổ mới sinh ra chúng sẽ được mẹ bảo vệ khỏi những nguy hiểm nhưng khi chúng trưởng thàng hơn thì chúng sẽ tự mình gồng gánh trách nhiệm với bản thân. Chúng sẽ tự mình kiếm ăn. Cũng như con người, khi còn bé chúng ta được chiều chuộng nhưng khi lớn lên chúng ta sẽ thấy cuộc sống không dễ dàng với mỗi chúng ta. Từng mùi vị đau khổ cũng như hạnh phúc tự mình gồng gánh tất cả.  Lúc đó chúng ta mới thấy hạnh phúc sẽ khó khăn hơn rất nhiều

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hánkhông phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:

Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu

— Việt sử tiêu án - Ngô Thì Sĩ

Còn theo vua Dực Tông nhà Nguyễn

Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm!

                                                       MIK KHÔNG CHẮC!!!

3 tháng 5 2018

sảng kìa 

3 tháng 5 2018

Bạn ko nên đăng những câu hỏi như vậy

Bạn sẽ bị trừ điểm hỏi đáp .

Vì bạn ms zô đc có 2 ngày nên KB nha.

3 tháng 5 2018

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

 

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

 

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

 

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

học tốt ~

3 tháng 5 2018

Có rất nhiều những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống để lại nhiều ấn tượng trong con người  tôi . Mỗi ngày mới là một niềm vui bởi khi tôi thức dây cái mà tôi ấn tượng nhất đó là khu vườn trước nhà tôi vào những buổi sáng sớm.

Vào mùa xuân khi cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả những mầm non của cây đều đâm chồi và  tràn đầy sức sống, những cánh hoa đào nở rộ khi mới lập xuân, đỏ lòe cả 1 khu vườn nhà tôi, trong một khu vườn có rất nhiều những cây cối do bố mẹ tôi trồng từ cây cảnh đến rất nhiều những loài cây khác như cây ăn quả … Tràn đầy trên khu vườn trước nhà tôi, những đàn ong vào những buổi sáng sớm đã đua nhau đi hút mật hoa, rồi những cây xanh vẫn đang long lanh những giọt sương trên lá, cánh đào thì đua nhau để khoe sắc.

Sáng sớm có lẽ là thời khắc mà tôi không thể quên được khi lúc đó không khí trong lành, con người cũng bước vào một ngày mới với bao nhiêu sức sống và  niềm vui, khoảnh khắc mỗi khi thức dậy cái đầu tiên mà ta nhìn thấy đó là khung cảnh lãng mạn của khu vườn cũng góp phần cho ta thêm sức sống. Khi bước chân ra ngoài không khí trong lành của cây cối xung quanh khiến cho tâm hồn con người thấy thoải  mái và  dễ chịu, ánh mắt trìu mến khi ngắm những cành lộc non của những cây xanh trước nhà, đưa tay ra sờ những cành nụ non đó thấy thật mụ mẫm và căng tràn sức sống, mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, đây là mùa đầu tiên  của 1 năm mới đã đến người người  nhà nhà đều về và hưởng thụ những không khí ấm áp của gia đình, với những nồi bánh chưng xanh và những câu đố đầu xuân mới. 

Mỗi sáng khi thức dậy tôi thường ngắm những khung cảnh xung quanh cuộc sống của tôi, tôi thấy yêu nó, và những khung cảnh đó giúp cho tôi có thêm nghị lực để làm việc tốt hơn, những cánh đào nở rộ, đóa hòe trước của nhà, cùng với những làn gió heo may đang bây phấp phới trước  nhưng khung cảnh của tiết trời mùa xuân, đó là những thời khắc mà tôi có thể thư giản và cảm nhận được những điều tốt lành từ cuộc sống của mình. Cuộc sống không chỉ bộn bề với những công việc mà xung quanh nó vẫn tồn tại rất nhiều những cái hay và khiến cho tâm hồn con người sao xuyến, những rặng cây hoa đổi màu trước của nhà vào buổi sáng sớm nó cáo màu trắng hồng, long lanh trước những giọt sương đêm, những cánh hoa to, đang chen nhau đua sắc trước khu vườn, rồi những cây ăn quả, thì đang nảy những mầm xanh non để sắp cho ra những trái hoa quả mới,  những cây cảnh phong phú trước nhà khiến tôi cảm thấy trong cuộc sống có khá nhiều điều thú vị, mỗi khi tôi bị áp lực khu vườn rồi cùng với những đàn ong đi kiếm mật vào buổi sáng sớm khiến tôi thấy thoải mái và có thêm sức sống nữa, khi căng thẳng tôi thường so sánh mình như những mầm lộc non kia cũng đều phải nảy nở trường  tồn cùng cuộc sống cho dù cuộc sống có muôn vàn những sóng gió, nhưng những cánh hoa, những cây xanh đó vẫn sinh xôi và phát triển, điều đó khiến tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình. 

Khu vườn vào buổi sáng sớm là thời khắc đẹp nhất của 1 ngày mới, khi con người đang trang trải về 1 công việc trong ngày đó nhưng có những khoảnh khắc trong lành của khu vườn đã giúp cho con người thấy thư thái.  trong khu vườn  không chỉ có không khí của thiên nhiên xung quanh mà còn có sự sống của những loài chim trên bầu trời trong xanh.

Tôi rất thích khoảnh  khắc của khu vườn vào buổi sáng sớm, đó là những khoảng không gian đẹp mà tôi từng có trong cuộc sống, mọi thứ xung quanh tôi giường như đang hòa vào thiên nhiên xung quanh cuộc sống của mình.

3 tháng 5 2018

Ban hay lam bai theo dan y sau:

MB: -Gioi thieu chung ve khu vuon nha em.

TB: -Mieu ta khai quat khu vuon nha em vao luc sang som

       +No trong nhu the nao?

      -Mieu ta chi tiet khu vuon nha em vao luc sang som

       +Nhung chu chim hot liu lo

       +Nhung bong hoa con vuong lai nhung giot suong li ti, lap lanh, lung linh nhu nhung hat ngoc

       +Nhung canh cay vuon ra don ngon gio dau tien trong ngay, phat pho nhu nhung vu cong dang nhay mua

KB: Neu len vai tro cua chung ta trong viec bao ve thien nhien va bao ve bau khong khi

3 tháng 5 2018

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết

3 tháng 5 2018

Trong câu chuyện , bức tranh của em gái tôi của tác giả Tạ Duy Anh em rất ấn tượng với nhân vật Kiều Phương. Cô nghịch ngợm nên được anh trai gọi với cái tên  là mèo . Tuy vậy cô không giận mà vẫn vui vẻ hồn nhiên như con chim non hót líu lô .Mèo rất thích chế màu vẽ và cái mặt luôn bị bôi bẩn bởi bút vẽ . Cô có một tấm lòng bao dung , rộng lượng . Dù anh trai ghét mình , so bì nhưng cô vẫn vẽ anh mình đẹp thơ mộng , vẽ bằng cả trái tim , tâm hồn . Khi đi về thấy anh mình lạnh nhạt mà cô bé vẫn hồn nhiên mời anh mình đi nhận giải . Sau khi nhìn thấy bức tranh, người anh vô cùng ngạc nhiên , xấu hổ . Bức tranh giúp  ng anh nhận ra sai lầm , trở thành ng anh tốt như trong tranh ,nhận ra rằng bức tranh đã đc em mình vẽ bằng cả tấm lòng . Em càng thấy khâm phục Kiều Phương hơn với tâm hồn của một đứa trẻ con
nhé

3 tháng 5 2018

có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đưa ra được ý kiến riêng và lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

Sau đây là một số gợi ý :

– Trình bày được khái niệm khiếm khuyết : là những thiếu sót, khuyết điểm trong nhận thức, suy nghĩ và  hành động.

– Lí giải được vì sao khi biết chấp nhận khiếm khuyết của mình thì việc hòa nhập với cộng đồng sẽ dễ dàng hơn :

+ Con người không ai là hoàn hảo. Sự khiếm khuyết của bản thân chính là động lực giúp mỗi người hoàn thiện hơn.

+ Mỗi người cần phải làm chủ bản thân, dám đối mặt và khắc phục khiếm khuyết để hòa nhập với cộng đồng và thành công trong cuộc sống.

21 tháng 4 2022

 

ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ
ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ
3 tháng 5 2018

                  bạn lan ngồi cạnh em .Em thấy bạn có tóc dài và đẹp. em hỏi "bạn dùng thuốc ra tóc hay nó thự mọc zậy'?

            lan ko trả lời quay sang tát em một cái sau đó em nói thầy cô cuối cùng em bị phạt về chuyện ấy

            Bất chợt em lại hỏi'Sao bạn học giỏi thế, có thể chỉ cho mình được ko?

                 lần này lan trả lời' có gắng học nhiều lên rồi giỏi '. Cô nghe thấy xuống pạt hai đứano đòn

một câu chuyện thật thú vị

cau hỏi trên chỉ dùng để tham khảo vì mình muốn đầu óc bạn suy nghĩ ra 

tác dụng của dấu chấm hỏi là dùng để hỏi

3 tháng 5 2018

gà serama

gà trụi lông

gà araucana

3 tháng 5 2018

gà trống ,gà mái, gà con

sai thì đừng có tk

3 tháng 5 2018

a , biện pháp Ẩn dụ 

b, đọan thơ đc trích 

từ " Đêm nay Bác ko ngủ "

nếu ko đúng thì mik xin lỗi nha @@

vì mik hok lp 7 rùi nên ko nhớ cho lắm ~~

3 tháng 5 2018

a) biện pháp tu từ ẩn dụ

b) đạn thơ trích trong bài " Đêm nay bác không ngủ "

của tác giả Minh Huệ