K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2018

Vào đầu năm học mới mẹ mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập mới. Sách, vở, cặp, bút…và nhiều đồ dùng quý giá, em rất thích chúng , trong đó có em thích nhất là chiếc thước kẻ mẹ tặng.

Chiếc thước kẻ dài 30cm, được làm nguyên liệu từ nhựa mi-ca . Nó có màu trong suốt còn rất mới và long lanh. Chiếc thước kẻ này giúp đỡ em rất nhiều trong môn toán . Được nhà sản xuất in phun khoảng cách đo rất rõ nét màu đen đậm và hằn không bị mờ theo năm tháng. Đó là điều mà em rất thích và yêu quý chiếc thước kẻ này.

Mặc dù trông nó rất giản dị không lòe loẹt như những chiếc thước của các bạn nhưng ai cầm vào cũng đều khen đẹp và cũng thích mượn nó khi học toán. Đó là điều em cảm thấy vui và phấn khởi khi moi người mượn nó. Lúc đó em luôn thầm cảm ơn mẹ thật tuyệt vời khi đã tìm được cho em một người bạn đồng hành hữu ích trong học tập.

Em rất yêu quý nó. Và sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc thước kẻ xinh xăn mà mẹ tặng cho.

1. Lập dàn ý tả đồ dùng học tập

I. Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học ở nhà.

- Đầu năm học lớp 4, bố mua cho.

- Bàn được đặt gần cửa sổ.

II. Thân bài: Tả chiếc bàn

+ Tả bao quát

- Bàn dính liền với ghế.

- Xếp lại được, rất gọn.

- Bàn có dáng vuông vức.

- Bề ngang 4 tấc, dài 5 tấc.

+ Tả từng bộ phận:

- Mặt bàn nhẵn bóng, màu vàng đồng, có rãnh ở góc phải.

- Hộc bàn dính bên dưới bàn.

- Bàn được nối với ghế bằng nhừng thanh inox.

- Bên hông có hai ốc chuồn chuồn để chỉnh độ nghiêng.

- Chiếc ghế có bọc lớp nệm mỏng.

- Âm thanh lạch cạch phát ra mỗi khi mở, xếp bàn học rất gãy gọn.

- Bàn rất tốt và chắc.

+ Công dụng:

- Bàn giúp em học tập, rèn luyện chữ viết.

- Dùng bàn đúng theo thời khóa biểu.

III. Kết bài

- Bàn là người bạn thân thiết của em.

- Luôn giữ bàn sạch, không bị trầy xước ở mặt bàn.

2. Những bài văn mẫu tả đồ dùng học tập hay

Bài tham khảo 1 - Tả cây bút chì

Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa, trong, có những đầu chì nắp sẵn nhưng các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này

Bút chì của em là bút chì Trung Quốc, Nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa , dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được .

Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh.

Cả thân nó được khoác một chiếc áo có màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.

Phần chì than lọ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.

Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.

Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi mọt ngày nào đó em phải mua bút chì mới . Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.

tham khảo thôi nhe bn

hk tốt ~

5 tháng 5 2018

khong

5 tháng 5 2018

Không 

5 tháng 5 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

5 tháng 5 2018

Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Huyền vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Huyền — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.

Cô Huyền có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chi biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô.

Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.

Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Huyền. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.

5 tháng 5 2018

Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không?

Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nôổilên thật giống với những dải lụa. ngoài ra, bạn bàn của tơớcòn đợc đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn gọc, kéothẳng như thả dọi xuống mặt đaats. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn leê

Không những thế, bạn cò giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chínhvì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhậm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữalà nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiến, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy baànlà tớ lại muốn ngồi học luôn. không chiỉcó bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh beê tớ và bàn là bạn ghế. Baạnấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Baànluôn giúp tớ ngồi học mọt cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vờng và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!

Trải qua đã năm rồi, bàn và ghế – ngời bạn thân thiêếtcủa tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.

5 tháng 5 2018

Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quầy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.

Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại.

 Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.

5 tháng 5 2018

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

văn nêu cảm nghĩ của lớp 7 nha bạn

tham khảo nhé 

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

5 tháng 5 2018

 Hướng dẫn học sinh cách làm dạng bài về biện pháp tu từ
Trước hết cần lưu ý: Không phải nên tưởng rằng cứ gọi đúng tên các 
biện pháp nghệ thuật (như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…) là đã chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật của lời văn, thơ. Với các nhà văn, nhà thơ, các thủ pháp ấy hầu như đã có sẵn một cách độc đáo, không giống bất cứ ai để nói được một cách đích đáng nhất, sâu sắc nhất, truyền cảm nhất điều mình muốn nói. Do đó, việc tìm hiểu, phân tích văn thơ không thể chỉ dừng lại ở chỗ chỉ ra những yếu tố nghệ thuật mới lạ, khác thường. Điều quan trọng hơn là phải từ đó tiến lên đánh giá xem sáng tạo nghệ thuật đó đã có tác dụng đến mức nào trong việc biểu hiện những ý tưởng và tình cảm của nhà văn, nhà thơ trong việc làm giàu thêm kiến thức và tâm hồn của người đọc. 
Dạng bài tìm, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ văn vốn rất quen thuộc, thường được sử dụng trong kiểm tra, thi cử. Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần nhớ và vận dụng các bước như sau: 
Bước 1: 
+ Đọc kĩ đề, gạch chân các từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu của đề bài.
+ Tìm nội dung chính của câu, đoạn văn thơ chứa phép tu từ.
Bước 2:
+ Tìm những phép tu từ được sử dụng trong câu, đoạn thơ văn.
+ Xác định từ ngữ có phép tu từ đó.
( Ví dụ: ẩn dụ được thể hiện ở từ, cụm từ nào? Nhân hoá thể hiện ở từ ngữ nào?)
Bước 3:
+ Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn văn, thơ.
+ Trong đó, phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất, gợi nhiều ấn tượng, cảm xúc cho người đọc.
Vận dụng vốn sống, vốn cảm thụ của bản thân về Ngữ văn liên quan đến nội dung văn bản và kiến thức về biện pháp tu từ để phân tích, trình bày những suy nghĩ, liên tưởng cảm nhận của riêng mình về giá trị biểu đạt, biểu cảm....của biện pháp tu từ, hiệu quả việc sử dụng các phép tu từ của tác giả để diễn đạt thành công một nội dung cụ thể nào đó trong văn bản. 
Chú ý: Có thể đặt các câu hỏi để tìm ý như sau:
Nếu câu, đoạn văn thơ sử dụng phép so sánh:
- Tác giả so sánh sự vật, hiện tượng nào với sự vật hiện tượng nào? Giữa hai đối tượng có nét gì giống nhau? (nét tương đồng).
- Phép so sánh có tác dụng gì trong việc miêu tả sự vật, sự việc: làm cho sự vật, sự việc hiện lên cụ thể sinh động như thế nào?
So sánh có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết, trong việc khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng hay tình cảm, cảm xúc nơi người đọc.
- So sánh trong câu, đoạn văn thơ ấy hay, độc đáo, đặc sắc, mới lạ ở chỗ nào?
Nếu câu, đoạn thơ văn sử dụng phép nhân hóa:
- Biện pháp nhân hóa làm cho sự việc, hiện tượng vốn không phải là người trở nên giống người như thế nào?
- Nhân hóa còn khiến cho sự vật, hiện tượng không phải là người trở nên sống động, gần gũi với con người ra sao?
- Nhân hóa giúp câu, đoạn thơ (văn) biểu thị những suy ng
Bước 4: 
Viết đoạn văn, hoặc bài văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.
Hình thức: Trình bày thành một đoạn văn hay bài văn tùy theo yêu cầu của đề.
* Viết đoạn văn:
Đoạn văn có thể được triển khai theo một trong các cách mà các em đã học: diễn dịch, qui nạp, tổng- phân - hợp...
* Viết bài văn ngắn:
Bài văn ngắn có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Cách viết 
a, Mở đoạn (hoặc mở bài): Giới thiệu đoạn văn thơ có chứa phép tu từ, nội dung chính của đoạn. ( Có thể viết 1 đến 2 câu)
b, Phát triển đoạn( hoặc thân bài): 
Gồm các câu tiếp theo, số câu tùy người viết hoặc theo yêu cầu của đề bài.
- Chỉ ra, phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn thơ(văn). Làm theo gợi ý ở bước 2, 3 . 
- Có thể so sánh, liên tưởng với những trường hợp tương tự khác để thấy rõ hơn nét riêng, độc đáo, sáng tạo của tác giả trong văn bản đó.
c, Kết đoạn(hoặc kết bài):
Khẳng định lại giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ (văn), ấn tượng, cảm xúc của người viết. Có thể viết 1 đến 2, 3 câu tùy đó là đoạn hay bài)

Ví dụ minh họa:
Lớp 6
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn thơ sau: 
“ Ông trời 
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân 
Đầy đường”
( Mưa - Trần Đăng Khoa - Ngữ văn 6 tập 2 trang 78)
Bước 1. Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh vật khi trời sắp mưa.
Bước 2. Xác định phép tu từ: 
Các sự vật được nhân hóa: 
-Bầu trời được gọi là “ông”, có hành động “ mặc áo giáp”, “ra trận”. 
- Mía “múa gươm”. 
- Kiến “hành quân”. 
Bước 3. Phân tích tác dụng:
- Biện pháp nhân hóa kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú đó tái hiện cảnh trời sắp mưa ở làng quê giống như cảnh tượng một cuộc ra trận của con người với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương: 
+ Bầu trời đầy mây đen trở thành vị tướng mặc áo giáp đen đang dẫn quân xuất trận.
+ Vườn mía với muôn nghìn cây lá dài, sắc nhọn quay cuồng, ngả nghiờng trong giú được hình dung thành những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đang múa gươm, chuẩn bị ra trận. 
+ Kiến đi tránh mưa từng hàng dài, có hàng lối thành đoàn quân đang hành quân vội vó.
Phép nhân hóa cùng sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng độc đáo của nhà thơ trẻ khiến cho cảnh vật thiên nhiên bình dị ở làng quê trở nên sống động, có hồn, gần gũi với con người. Đoạn thơ cho thấy cách cảm nhận thiên nhiên hồn nhiên tinh tế, trong sáng, rất trẻ thơ của tác giả, qua đó khơi gợi tình yêu thiên nhiên làng quê, yêu cuộc sống nơi bạn đọc.
Bước 4. Viết đoạn văn . 
Với học sinh lớp 6 cần hướng dẫn để các em hiểu cách viết một đoạn văn đơn giản đó là cần có câu mở đoạn hoặc có cả câu kết đoạn; đoạn văn được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. 
Lớp 7:
Phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“ Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
( Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 tập 1 trang 148)
Bước 1.
Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: Tâm trạng của ng¬ười chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trên đ¬ường hành quân.
Bước 2. Xác định phép tu từ: 
- Điệp ngữ: “Nghe”
- Liệt kê: “Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ mỏi, Nghe gọi về tuổi thơ”
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ mỏi, Nghe gọi về tuổi thơ”
Bước 3. Phân tích tác dụng:
- Điệp ngữ cách quãng : “ nghe” lặp lại 3 lần ở đầu câu thơ liên tiếp thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng ngư¬ời chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hư¬ơng.
- Liệt kê + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Nghe...
Ngư¬ời chiến sĩ không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn lắng nghe cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn, bằng hồi ức. Tiếng gà đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà, gia đình, quê hư¬ơng. Tiếng gà như sợi dây vô hình nối liền quá khứ với hiện tại.
- Đoạn thơ ngắn nh¬ưng khắc họa đ¬ược tâm hồn nhạy cảm cùng tình cảm làng quê thắm thiết sâu nặng, tình yêu quê h¬ương đất nư¬ớc của ngư¬ời lính.
Lớp 8:
Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau :
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang 
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng 
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (Quê hương – Tế Hanh Ngữ văn 8 tập 2 trang ) 
Bước 1: Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ:
Nội dung đoạn thơ: Hình ảnh con thuyền trong chuyến ra khơi
Bước 2:
- So sánh: Chiếc thuyền – con tuấn mã.
- So sánh: Cánh buồm- mảnh hồn làng.
- Nhân hóa: Rướn thân trắng
Bước 3: Phân tích tác dụng
+Hình ảnh con thuyền: so sánh với “con tuấn mã”- con ngựa khỏe, đẹp, kết hợp động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “vượt” làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ, đầy sức sống của con thuyền.
+ Hình ảnh cánh buồm: so sánh với “ mảnh hồn làng”, so sánh sự vật cụ thể hữu hình với khái niệm trừu tượng vô hình tuy không làm cho sự vật được miêu tả trở nên cụ thể nhưng khiến cho hình ảnh “Cánh buồm” trở nên đẹp, nên thơ, gợi vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn có ý nghĩa trang trọng lớn lao, là biểu tượng của làng chài, mang hơi thở, nhịp đập, hồn vía quê hương.
Cánh buồm được nhân hóa “ rướn thân trắng” gợi tả sức sống mạnh mẽ, sức vóc tung toả của cánh buồm no gió đang thẳng tiến ra khơi.
- Hình ảnh con thuyền gợi người đọc liên tưởng tới hình ảnh con người với khí thế phấn khởi, tự tin.
- Đoạn thơ bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó với làng chài của đứa con xa quê

5 tháng 5 2018

Bước 1: 
+ Đọc kĩ đề, gạch chân các từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu của đề bài.
+ Tìm nội dung chính của câu, đoạn văn thơ chứa phép tu từ.
Bước 2:
+ Tìm những phép tu từ được sử dụng trong câu, đoạn thơ văn.
+ Xác định từ ngữ có phép tu từ đó.
( Ví dụ: ẩn dụ được thể hiện ở từ, cụm từ nào? Nhân hoá thể hiện ở từ ngữ nào?)
Bước 3:
+ Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn văn, thơ.
+ Trong đó, phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất, gợi nhiều ấn tượng, cảm xúc cho người đọc.
Vận dụng vốn sống, vốn cảm thụ của bản thân về Ngữ văn liên quan đến nội dung văn bản và kiến thức về biện pháp tu từ để phân tích, trình bày những suy nghĩ, liên tưởng cảm nhận của riêng mình về giá trị biểu đạt, biểu cảm....của biện pháp tu từ, hiệu quả việc sử dụng các phép tu từ của tác giả để diễn đạt thành công một nội dung cụ thể nào đó trong văn bản. 
Chú ý: Có thể đặt các câu hỏi để tìm ý như sau:
Nếu câu, đoạn văn thơ sử dụng phép so sánh:
- Tác giả so sánh sự vật, hiện tượng nào với sự vật hiện tượng nào? Giữa hai đối tượng có nét gì giống nhau? (nét tương đồng).
- Phép so sánh có tác dụng gì trong việc miêu tả sự vật, sự việc: làm cho sự vật, sự việc hiện lên cụ thể sinh động như thế nào?
So sánh có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết, trong việc khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng hay tình cảm, cảm xúc nơi người đọc.
- So sánh trong câu, đoạn văn thơ ấy hay, độc đáo, đặc sắc, mới lạ ở chỗ nào?
Nếu câu, đoạn thơ văn sử dụng phép nhân hóa:
- Biện pháp nhân hóa làm cho sự việc, hiện tượng vốn không phải là người trở nên giống người như thế nào?
- Nhân hóa còn khiến cho sự vật, hiện tượng không phải là người trở nên sống động, gần gũi với con người ra sao?
- Nhân hóa giúp câu, đoạn thơ (văn) biểu thị những suy ng
Bước 4: 
Viết đoạn văn, hoặc bài văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.
Hình thức: Trình bày thành một đoạn văn hay bài văn tùy theo yêu cầu của đề.
* Viết đoạn văn:
Đoạn văn có thể được triển khai theo một trong các cách mà các em đã học: diễn dịch, qui nạp, tổng- phân - hợp...
* Viết bài văn ngắn:
Bài văn ngắn có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Cách viết 
a, Mở đoạn (hoặc mở bài): Giới thiệu đoạn văn thơ có chứa phép tu từ, nội dung chính của đoạn. ( Có thể viết 1 đến 2 câu)
b, Phát triển đoạn( hoặc thân bài): 
Gồm các câu tiếp theo, số câu tùy người viết hoặc theo yêu cầu của đề bài.
- Chỉ ra, phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn thơ(văn). Làm theo gợi ý ở bước 2, 3 . 
- Có thể so sánh, liên tưởng với những trường hợp tương tự khác để thấy rõ hơn nét riêng, độc đáo, sáng tạo của tác giả trong văn bản đó.
c, Kết đoạn(hoặc kết bài):
Khẳng định lại giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ (văn), ấn tượng, cảm xúc của người viết. Có thể viết 1 đến 2, 3 câu tùy đó là đoạn hay bài)

Ví dụ minh họa:
Lớp 6
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn thơ sau: 
“ Ông trời 
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân 
Đầy đường”
( Mưa - Trần Đăng Khoa - Ngữ văn 6 tập 2 trang 78)
Bước 1. Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh vật khi trời sắp mưa.
Bước 2. Xác định phép tu từ: 
Các sự vật được nhân hóa: 
-Bầu trời được gọi là “ông”, có hành động “ mặc áo giáp”, “ra trận”. 
- Mía “múa gươm”. 
- Kiến “hành quân”. 
Bước 3. Phân tích tác dụng:
- Biện pháp nhân hóa kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú đó tái hiện cảnh trời sắp mưa ở làng quê giống như cảnh tượng một cuộc ra trận của con người với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương: 
+ Bầu trời đầy mây đen trở thành vị tướng mặc áo giáp đen đang dẫn quân xuất trận.
+ Vườn mía với muôn nghìn cây lá dài, sắc nhọn quay cuồng, ngả nghiờng trong giú được hình dung thành những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đang múa gươm, chuẩn bị ra trận. 
+ Kiến đi tránh mưa từng hàng dài, có hàng lối thành đoàn quân đang hành quân vội vó.
Phép nhân hóa cùng sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng độc đáo của nhà thơ trẻ khiến cho cảnh vật thiên nhiên bình dị ở làng quê trở nên sống động, có hồn, gần gũi với con người. Đoạn thơ cho thấy cách cảm nhận thiên nhiên hồn nhiên tinh tế, trong sáng, rất trẻ thơ của tác giả, qua đó khơi gợi tình yêu thiên nhiên làng quê, yêu cuộc sống nơi bạn đọc.
Bước 4. Viết đoạn văn . 
Với học sinh lớp 6 cần hướng dẫn để các em hiểu cách viết một đoạn văn đơn giản đó là cần có câu mở đoạn hoặc có cả câu kết đoạn; đoạn văn được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. 

5 tháng 5 2018

*Khác nhau: 
a) Câu rút gọn: 
-Về bản chất câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi 1 số thành phần đó như chủ ngữ, vị ngữ,hoặc cả chủ ngữ-vị ngữ 
-Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu 
-có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần 
b) Câu đặc biệt: 
-là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ 
-Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu 
- Không thể khôi phục lại được

5 tháng 5 2018
Câu rút gọn: - là câu đơn 2 thành phần, đc cấu tạo theo mô hình CN - VN - Dựa vào hoàn cảnh sử dụng, có thể xác định đc thành phần bị rút gọn và khôi phục lại thành phần đó - Chỉ tồn tại trong 1 ngữ cảnh nhất định Câu đặc biệt: - Không đc cấu tạo theo mô hình CN - VN - Chỉ có 1 từ hoặc 1 cụm từ làm trung tâm cú pháp, khôg xác định đc các thành phần câu - Có thể tồn tại độc lập
6 tháng 5 2018

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

5 tháng 5 2018

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.



 

5 tháng 5 2018

Hợp với Cự Giai . Chắc thế

5 tháng 5 2018

bn là ai vậy

5 tháng 5 2018

chẳng hiểu 

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.