K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2018

theo mik thì nó có ý nghĩ là:

sống ở đời ta phải biết trước, biết sau, không được kiêu căng, coi mình hơn ngừoi vì ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong một vũ trụ to lớn mà thôi. ta cần biết sống thân ái, đoàn kết thì mới gậy dựng nên một thế giới tốt đẹp, văn minh, phát triển.

CHÚC BẠN HỌC GIỎI NHÉ >.<

25 tháng 5 2018

+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống đoàn kết,  sống để yêu thương, dâng hiến ; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước.

+ Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường, khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội đang có những thay đổi.\

 Rút ra bài học :Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng:

+ sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng .
+Sống có tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu
+ Hiếu nghĩa với người thân
+ Quan tâm , yêu thương , chia sẻ với những người xung quanh .
+ Không chạy theo lối sống lập dị , không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ , văn hóa dân tộc .

25 tháng 5 2018

ng phần thứ hai của bài thơ nổi bật là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy, kế tiếp nhau về thiên nhiên vùng biển và tư thế của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ. Cảm hứng lãng mạn khiến nhà thơ phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình:

      Thuyền ta lái gió với buồm trăng,

      Lướt giữa mây cao với biến bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

    Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Hình ảnh con thuyền được miêu tả rất lãng mạn: có thực nhưng lại lẫn vào trong ảo. Với sự tưởng tượng bay bổng, thuyền có người cầm lái là gió trời, cánh buồm là trăng. Thuyền và người hòa nhập vào thiên nhiên, lâng lâng trong cái thơ mộng của gió, trăng, trời, biển. Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh con người lớn ngang tầm vũ trụ và chan hòa với khung cảnh trời nước bao la tuyệt đẹp. Công việc đánh cá do đó bỗng nhiên trở nên rất thơ mộng. Những hình ảnh này được sáng tạo như trên có thể không hoàn toàn đúng như trong thực tế nhưng đã làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống (thiên nhiên và con người), biểu hiện niềm say mê, hào hứng và những mơ ước bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.

Sự giàu có, đẹp đẽ của biển cả được tác giả miêu tả hết sức duyên dáng, lấp lánh màu sắc như bức tranh sơn mài về một bể cá khống lồ:

Cá nhụ cá chim, cùng cá đé,

     Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

        Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

     Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Huy Cận đã ngợi ca sự giàu có của biển cả bằng cách liệt kê các loài cá khác nhau: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song. Đây đều là những loài cá quý vùng biển nước ta, mang lại giá trị kinh tế lớn cho ngành thủy sản Việt Nam. Biển không chỉ giàu mà còn đẹp một cách thơ mộng. Nó lấp lánh, dịu dàng, thanh thoát. Khi ánh trăng chiếu xuống mặt nước, những đàn cá quẫy đuôi khiến ánh trăng như tan đi trong làn nước biển, vẻ đẹp đó hòa cùng với màu sắc của muôn loài cá trên biển. Đặc biệt, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long là một hình ảnh nhân hóa đẹp. Đêm được miêu tả như một sinh vật đại dương khổng lồ mà tiếng thở của đêm chính là tiếng sóng biển dào dạt. Hơn nữa, sự tưởng tượng của nhà thơ được cắt nghĩa cũng bất ngờ: sao lùa nước Hạ Long làm nên tiếng thở của đêm. Thực ra, đây là hình ảnh đảo ngược vì sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời nơi đáy nước chứ không phải sao lùa bóng nước. Đó là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận khiến cho cảnh vật thêm sinh động. Tất cả làm nên một bức tranh hòa nhịp kì diệu giữa thiên nhiên và con người lao động. Cảnh vật thật lung linh và huyền ảo như thế giới thần tiên, cổ tích.

Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ. Biển cho con người cá, nuôi lớn con người. Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:

                                                                Ta hát bài ca gọi cá vào,

        Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

  Biển cho ta cá như lòng mẹ

  Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nựớc, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ để làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá trên biển. Công việc đánh cá của ngư dân ở đây như một trận đánh hào hùng có sự tham gia của cả thiên nhiên.

Câu thơ Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động. Trong con mắt và tình cảm của những người dân chài thì biển như lòng mẹ. Biển cả đối với ngư dân trở nên thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân thương. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người dân chài đối với biển khơi.

Cảnh buông lưới, đợi chờ, ngắm biển đêm, cảnh kéo lưới đều được tác giả hình dung đầy chất thơ:

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

   Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.

    Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Công việc đánh cá qua cái nhìn, tưởng tượng cùa nhà thơ tương rằng chỉ đơn giản: dòng thuyền ra khơi, chọn địa điểm, dàn thuyền, buông lưới, chờ đợi, kéo lưới thu hoạch hải sản lên thuyền, trở về. Nhưng trên thực tế thì mọi chuyện không hề đơn giản như vậy, Những câu thơ trên tạo nên hình

ảnh người lao động trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng. Riêng cảnh kéo lưới đã được tả khá sát thực và cụ thể bằng hình ảnh kéo xoăn tay chùm cá nặng - kéo hết sức, kéo liền tay để cá không thoát ra ngoài được. Những con cá to nhỏ mắc lưới dính sát nhau như những chùm quả nặng trĩu từ dưới biển sâu để xuống khoang thuyền. Trời vừa sáng thì lưới cá cũng vừa kéo hết lên thuyền. Câu thơ lưới xếp buồm lên đón nắng hồng như tạo một sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người như muốn sẻ chia niềm vui với ánh bình minh.

25 tháng 5 2018

- Bảng đen

- Vải thâm

- Gạo hẩm

- Đũa mun

- Mắt ( đen) huyền 

-Ngựa ô 

- Chó mực

25 tháng 5 2018

Bảng đen ; vải đen; gạo đen ; đũa đen; mắt đen; ngựa đen; chó đen.

25 tháng 5 2018

Cho tui xem đầu được ko ông lão hỏi

25 tháng 5 2018

sai rồi bạn,ổng cần lên thiên đàng chứ đâu có cần biết đầu đâu+ổng chỉ dc hỏi có 1 câu mừ

mk nghĩ là mắt huyền

25 tháng 5 2018

Mắt đen gọi là mắt đen

25 tháng 5 2018

Biết bao nhiêu nhân vật đẹp đi theo mãi trong tâm trí em nhưng em nhớ nhất vẫn là hình ảnh anh trai cày trong câu chuyện ” Cây tre trăm đốt” mà bà đã kể cho em nghe. Anh trai cày thật hiền lành và chăm chỉ …Vậy anh có được hạnh phúc không? Hãy nghe em kể lại chuyện đó nhé.

Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: “Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn”. Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn. Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh
là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: “Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ”. Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: “Tại sao con khóc”. Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: “Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô “khắc nhập, khắc nhập” thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô “khắc xuất, khắc xuất” thì cây lại rời ra”. Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.


 
Qua câu chuyện, em thấy “ở hiền gặp lành” còn ngược lại “ở ác gặp ác”. Cái thiện luôn thắng cái ác. Em càng yêu quí cái thiện hơn.

25 tháng 5 2018

Tôi là Khoai, là một người nông dân hiền lành. Nhà tôi nghèo, bố mẹ lại mất sớm nên tôi phải đi ở cho một lão nhà giàu trong làng. Nhà lão ta rất nhiều ruộng vườn, trâu bò, của cải nhưng lão chưa thoả mãn. Thấy tôi hiền lành, khoẻ mạnh, chăm chỉ lại thạo việc đồng áng, lão ta muốn tôi làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão ta gọi tôi đến và khôn khéo nói với tôi:
- Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn, ba năm nữa ta sẽ gả con gái và cho hai vợ chồng một nửa gia tài.

Nghe lão dỗ ngon dỗ ngọt, tôi tưởng lão nói thật và cứ thế quần quật làm việc cho lão. Sau ba năm, nhờ công sức của tôi, lão có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được trâu bò, ruộng vườn. Rồi một hôm, lão lại gọi tôi đến và bảo với tôi một cách thân mật:
- Con thật có công với nhà ta. Con đã chịu khó ba năm trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.
Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng. Tôi không hề biết rằng lão nhà giàu đã không giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một lão nhà giàu khác trong vùng. Hôm tôi lên rừng cũng chính là hôm hai lão nhà giàu chuẩn bị làm lễ cưới cho con trai, con gái cùa chúng. Sau này nghe mọi người kể lại tôi mới biết ràng: ở nhà, hai lão nhà giàu hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm, suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre dài đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ”.
Tôi hì hục trèo đèo, lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm, nhưng chi thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Thất vọng quá, tôi ngồi bưng mặt khóc. Bỗng nhiên có ai đặt tay lên vai tôi và một giọng êm ái cất lên:
- Làm sao con khóc giữa rừng vậy?
Nghe tôi kể lể sự tình, Bụt cười, bảo:
- Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì có ngay cây tre trăm đốt thôi!”.
Nói xong, Bụt biến mất. Tôi làm đúng lời Bụt bảo. Quả nhiên cả trăm đốt tredính liền với nhau thành một cây tre dài trăm đốt thật! Tôi sung sướng nâng cây tre lên vác về. Nhưng cây tre dài quá, vướng bờ bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Không biết làm thế nào, tôi cùng chỉ biết ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:
- Có cây tre trăm đốt rồi, sao con còn khóc?
Tôi nói với Bụt là cây tre dài quá không thể vác về nhà được. Bụt liền ân cần bảo:
- Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất” thì những đốt tre ấy sẽ rời ra!
Tôi làm theo lời Bụt và đúng là cả trăm đốt tre rời ra thật. Tôi kiếm dây buộc thành hai bó, gánh về.
Lúc về tới nơi, thấy hai họ đang ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, tôi mới biết là lão nhà giàu lừa mình. Tôi giận lắm nên không nói gì cả. Tôi lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nổi nhau và hô: “Khẳc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Ai cũng ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Lão chủ cũng chạy lại gần cây tre để xem, tôi đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão ta bị dính chặt vào cây tre, cố giãy giụa nhưng không tài nào rứt ra được. Lão thông gia thấy vậy, chạy lại định gỡ cho lão chủ nhà. Đợi lão tới gần, tôi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng bị dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy tôi xin tôi gỡ ra cho. Lão chủ hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho tôi ngay hôm đó. Lúc bấy giờ, tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng rời ra thành trăm đốt. Tôi làm lễ cưới với cô gái xinh đẹp con lão nhà giàu đó. Hai vợ chồng tôi sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Vũ Thị Tuyết Trinh - Hà Tây
Nhận xét của giáo viên:
* Những ưu điểm cần học tập
Trinh đã chọn một câu chuyện cổ tích với hai nhân vật chính quen thuộc: lão nhà giàu và anh nông dân nghèo khổ để kể lại. Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” diễn ra khá tự nhiên theo đúng diễn biến của cốt truyện. Ngôi kể được sử dụng nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Qua lời kể của anh Khoai, ta có cảm giác như không phải đang nghe một câu chuyện cổ tích mà nghe lời tâm sự của anh về cảnh ngộ mình đã trải qua. Bởi Trinh đã bộc lộ rất tốt tâm trạng của anh Khoai với đủ mọi cung bậc tình cảm: từ vui (“Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng”); đến buồn (“Thất vọng quả, tôi ngồi bưng mặt khóc”); đến giận dữ (“Tôi giận lắm nên không nói gì cả”); đến bình thản (“Lúc bấy giờ tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”).

25 tháng 5 2018

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người, và văn chương - một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài, từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt, bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau, có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trong suy nghĩ và lối sống mà tư tử ong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.   
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy, nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?

 k cho mk nhé

25 tháng 5 2018

Từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alexei Peshkov đã vươn lên trở thành M.Go-rơ-ki, nhà văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản, con người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hóa vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Nhờ đâu? Nhờ một nghị lực sống phi thường đã tìm gặp được một thứ tài sản phi thường: sách. Nói đến M.Go- rơ-ki, không thể không nói đến tự học, do đó không thể không nói đến sách. Chính ông đã nói đến tác động ghê gớm của sách đối với minh trong một lời phát biểu giản dị:

“Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.

Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên.

Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.

Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại đã đi vào trang sách.

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre… cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh châu Á cũng có thể đọc được cuộc sống của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể không ngoa rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.

Sách là thế, sách có sức mạnh như thế, cho nên M.Go-rơ-ki đã rất có lí khi nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới ''

Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được quả đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội học giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của mỗi người và phải làm gì để sống cho đúng và hướng tới những điều tốt đẹp. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Bơ-ru-nô, Ga-li-lê về quả đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Những trang sách của Đac-uyn về các giống loài, không chỉ giúp con người hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Sêc-xi-pi-a, của Đi-dơ-rô, Mông-te-nhi-ơ rồi của Mác, Ăng-ghen… thực sự đã giúp con người làm những cuộc cách mạng. Đọc Ban-dăc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền. Đọc thơ Ta-go, thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sông và tâm hồn của cả những dân tộc. Đọc Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì… Thật không sao kể hết “những chân trời” mà các trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Go-rơ-ki cũng là tiếp nhận lời khuyên bảo hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn thấy có một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. Vì sao? Vì không phải mọi quyển sách đều “mở rộng những chân trời mới”.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật của tự nhiên và của đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về trách nhiệm của mình, để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải giúp cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn. Nó ca ngợi sự công bằng và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Nó giúp con người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để xây dựng cuộc sống mỗi ngày một hợp lí và hạnh phúc hơn. Nó phải làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, độ lượng hơn, trong sáng hơn.

Đọc những cuốn sách như thế, đúng là chân trời mở rộng không chỉ trước mắt ta mà còn cả trong tâm hồn ta. Ta không chỉ tăng thêm hiểu biết mà còn tăng thêm giá trị và sức mạnh tinh thần.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức giả trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc kia, chúng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những thị hiếu bản năng thấp hèn của con người.

Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm những hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, mê muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người đọc trở nên khô cằn vì những thú tính độc ác, những ước muốn tầm thường ích kỉ, những tình cảm bạc nhược đớn hèn. Sách có thể làm cho tâm hồn con người cao đẹp hơn, nhưng cũng có thể là một thứ ma túy, một thứ thuốc độc cực kì nguy hiểm.

Bởi vậy, từ câu nói của nhà văn vô sản Nga, ta có thể tự xác định cho mình một thái độ đối với sách. Trước hết, phải biết quý trọng sách và coi việc đọc sách là một công việc rất cần thiết, vừa rất thú vị vừa rất bổ ích. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách, là một điều không thể chấp nhận được. Nhưng phải biết chọn sách để đọc. Không bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn của hình thức, không để bị lôi cuốn, bị những thị hiếu tầm thường, phải tìm đến những cuốn sách thực sự tốt, có ích. Mặt khác, đọc sách không chỉ là một sự hưởng thụ, mà còn là một cách hành động ở đời. Cho nên, đọc sách là để rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống tốt hơn, hành động có hiệu quả hơn. Đọc sách mà không tiêu hóa được, không vận dụng được vào hành động, thì dẫu đọc hàng nghìn cuốn sách cũng không hơn gì cái tủ mọt đựng sách.

Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và mê đọc sách. Nhưng nếu xưa kia niềm vui ấy chỉ là đặc quyền của một số người rất nhỏ thì ngày nay là niềm vui, là quyền lợi của cả những con người bé nhỏ bình thường. Sách vẫn tiếp tục phát huy tác dụng kì diệu của nó. Ta không thể hình dung một thế giới không có sách. Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn.

25 tháng 5 2018

Khi có ai đó hỏi về tuổi thơ của bạn, có nghĩa là bạn đã đủ lớn để thấu hiểu và suy xét. Cũng như các bạn, tôi từng là một đứa trẻ sống bằng tình cảm và hành động do cảm tính. Từng trải qua tuổi thơ với những đoạn kí ức có lúc hiện rõ có lúc nhạt màu. Từng mơ mộng và nhiều tưởng tượng rồi cũng từng khóc cho những giấc mơ cổ tích không thành. Nhưng tôi chỉ là một đứa trẻ đến từ quá khứ nhìn cuộc sống của những đứa trẻ ở hiện tại bằng đôi mắt ngỡ ngàng, ngưỡng mộ nhưng có lúc lại chua xót, cảm thông. Có lẽ vì tuổi thơ của chúng tôi ngày xưa và tuổi thơ của các bạn bây giờ khác nhau quá chăng? Tuổi thơ của chúng tôi, những người gắn bó với đồng ruộng, thôn quê hay ít nhất cũng không xa lạ với mảnh vườn, luống rau có cái nhìn cuộc đời qua cánh diều, còn những đứa trẻ ngày nay lại nhìn đời qua màng hình vi tính. Nếu ai đã từng khờ dại khi tin có người ngồi trong chiếc radio và nói, chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi, con cóc nghiến răng là ra hiệu sai bảo trời mưa thì đó là chúng tôi, những đứa trẻ của thế hệ 9x, 8x và xa hơn nữa. Ngày đó, chúng tôi được thỏa thích tắm mưa, lội sông, bắt cá đồng những ngày nước nổi. Được hái hoa lục bình cho mẹ, được học cách nhổ một củ co, được theo cha đi bẫy chim, câu cá. Mùa nắng, chúng tôi nhặt những cọng rơm khô ngoài đồng, bó lại hình tròn rồi chơi trò đá bóng. Nghỉ hè, lũ bạn gần nhà í ới gọi nhau tìm lá dừa, lá chuối dựng thành những ngôi nhà bé nhỏ. Chúng tôi đứa đóng vai mẹ, người đóng vai con cứ thế bước vào cuộc đời rất tự nhiên. Tuổi thơ của trẻ em hiện nay so với chúng tôi thì đầy đủ hơn, tiện nghi hơn và thông minh hơn, còn hạnh phúc hay không chúng ta có bao giờ lắng nghe chúng nói. Chúng có cơ hội nghe nhiều hơn, thấy nhiều hơn cuộc sống xã hội thông qua các chương trinh thời sự, tin tức trên mạng, được kết nối với cả thế giới mới lạ trong đó có những người tốt và kẻ xấu, có nhiều điều đáng học hỏi nhưng cũng có thứ cần tránh xa. Cái thế giới ảo ấy cả người lớn chúng ta còn có lúc không giữ được mình huống hồ gì chúng là những đứa trẻ. Tuổi thơ của trẻ con bây giờ được cha mẹ bảo bọc, chăm lo tuyệt đối, có khi tôi cứ ngỡ như họ muốn nuôi dạy con trong điều kiện vô trùng. Chúng chỉ mỗi nhiệm vụ học, học và học. Hết học ở trường rồi về học thêm, luyện toán, luyện văn, luyện đàn, hát…Ngay cả những ước mơ riêng tư nuôi dưỡng tâm hồn chúng, ta cũng can thiệp. Trẻ em thời đại nào cũng thế, cũng đều dễ cười và dễ khóc, cũng đều dễ giận rồi dễ thứ tha. Bao giờ chúng cũng mong muốn được khám phá cuộc sống, hi vọng được nhớ đến, được yêu thương và được thể hiện mình. Chỉ có cuộc đời là thay đổi, quan niệm và những mong muốn của người lớn không giống như xưa, họ đặt lũ trẻ vào vòng tay yêu thương, che chở tuyệt đối để rồi cũng bằng vòng tay ấy họ siết chặt ước mơ và tự do của những chú chim non khao khát bầu trời cao rộng. Người tạo ra những mối nguy hiểm khiến cuộc sống ngày một không an toàn là người lớn chúng ta, người chạy theo những lo lắng, bất an cũng là chúng ta. Phải chăng chính chúng ta đã kì vọng quá nhiều vào các con mình để rồi vô hình chung khiến chúng cảm thấy cuộc sống quá nặng nề. Tôi may mắn có một công việc tiếp xúc nhiều với những đứa trẻ, cũng chính vì thế tôi khiến mình bận rộn với những trăn trở chưa thể giãy bày. Có nhiều em nói với tôi “con không có tuổi thơ”. Tôi nhìn vào đôi mắt thơ ngây của chúng mà xót xa. Ai lại không có tuổi thơ? Chỉ là tuổi thơ chúng ta đã có những gì. Và câu trả lời tuổi thơ chúng ta có những gì nằm ngay trong cách sống, cách dạy và cách đặt niềm tin của người lớn. Tôi cũng là người mẹ, cũng đã kì vọng và mơ ước về đứa con tương lai của mình. Vâng, đó là những đứa trẻ tương lai với một siêu năng lực vừa ngoan ngoãn, lễ phép vừa thông minh, học giỏi vừa có một tài năng nào đấy như thần đồng. Nhưng đứa trẻ hoàn hảo kia không phải con chúng ta thật sự. Con chúng ta luôn phạm lỗi, luôn thiếu soát vì chúng là những đứa trẻ bình thường. Người lớn chúng ta thật bất công khi bắt chúng phải hoàn hảo bằng việc học giỏi, đàn giỏi, toán giỏi, anh văn giỏi…mà chúng ta lại quên rằng ngày xưa khi bằng tuổi con chúng ta, các bạn chắc đã như thế? Ngay khi chúng ta đã trưởng thành, làm cha mẹ, ai bảo mình là bậc cha mẹ hoàn hảo? Thế mà chúng ta lại kì vọng con mình hoàn hảo, chẳng phải vô lý lắm sao? Đừng chỉ nghĩ cho chúng ăn no, ăn ngon, mặc đẹp và trang bị cho chúng đủ loại đồ chơi thông minh, học đủ các môn trí tuệ là chúng cảm thấy hạnh phúc. Nếu yêu trẻ, hãy để chúng có khoảng trời của tuổi thơ. Khoảng trời thật sự thuộc về chúng, để ở đó chúng có thể chơi những trò chơi thuộc về lứa tuổi của mình, mơ mộng những giấc mơ thần tiên và học cách mỉm cười, học cách chia sẻ, học cách vượt qua thất bại. Chúng có thể làm bạn phật ý vì sự tinh nghich, ương bướng, mạo hiểm…nhưng chính những điều ấy sẽ nuôi chúng lớn khôn. Mỗi người chúng ta chỉ sống được một đời và cũng chỉ trải qua một lần tuổi thơ, thế nên không ai có quyền được cướp đi tuổi thơ của người khác ngay cả chính con mình. Đừng đem những giấc mơ dang dở của bản thân gán vào đứa trẻ, bắt chúng phải thực hiện ước mơ của chúng ta. Hãy để chúng tự cố gắng vì ước mơ của chính chúng.

 

25 tháng 5 2018

Tớ nghĩ tuổi thơ rất hồn nhiên và vui tươi.Lắm lúc có mấy trò "TUỔI THƠ DŨ DỘI" nữa cơ.Tớ ước sẽ luôn mãi mãi là tuổi thơ

30 tháng 5 2018

Truyện cổ tích là bình chứa ước mơ của người xưa. Thông qua truyện cổ tích, người nông dân gửi gắm hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp, công bằng trong xã hội. Truyện cổ tích đã gắn liền với mỗi chúng ta từ thuở còn nằm trong nôi. Những câu chuyện cổ tích qua lời kể dịu dàng của bà của mẹ ăn sâu vào trong tiềm thức của ta, theo ta lớn khôn tới tận bây giờ. Trong thế giới cổ tích đầy diệu kì và màu nhiệm ấy, tôi ấn tượng nhất với nhân vật anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”

Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” là một chàng trai mới ngoài đôi mươi. Thân hình anh to cao, khỏe mạnh. Khuôn mặt vuông chữ điền thể hiện vẻ hiền lành, phúc hậu. Mái tóc đen nhánh được búi lên đỉnh đầu. Đôi mắt anh đen láy ánh lên sự lanh lợi, thật thà. Làn da bánh mật chứng tỏ đã trải qua nhiều sương gió. Từ con người anh toát lên vẻ chân chất, đôn hậu của những người nông dân Việt Nam từ bao đời.

Mồ côi từ nhỏ, anh sớm phải đi ở cho phú ông. Là một chàng trai hiền lành, thật thà, cho nên, anh lúc nào cũng chịu thương chịu khó, một nắng hai sương. Những công việc khó khăn, vất vả anh đều sẵn sàng đảm đương một cách vui vẻ, chẳng bao giờ oán thán một lời. Anh dậy từ lúc chú gà trống cất tiếng gáy đầu tiên chào mừng buổi sáng, ra đồng khi sương vẫn còn phủ đẫm trên từng cành cây kẽ lá, lung linh như những hạt ngọc. Và khi trời đã tối không còn nhìn rõ mặt người, anh mới cùng chú trâu lững thững ra về. Nhờ sự lao động cần cù, chăm chỉ của anh, nhà phú ông chẳng mấy chốc có của ăn của để, trâu bò đầy chuồng, thóc gạo để đầy trong kho. Thế nhưng, phú ông gian manh, xảo quyệt lại lợi dụng sự thật thà, chân chất của anh. Ông ta hứa nếu anh chăm chỉ làm lụng cho ông, ông ta sẽ gả con gái cho.

Ngày thực hiện lời hứa cũng đến. Phú ông sai anh vào rừng, dặn anh tìm cho được cây tre trăm đốt rồi sẽ cho lấy con gái mình. Anh vào rừng với niềm hi vọng và tin tưởng. Nhưng, anh tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy cây tre trăm đốt nào. Cuối cùng, lúc anh bật khóc, Bụt đã hiện ra giúp đỡ. Nhờ có câu thần chú: “Khắc nhập, khắc xuất” của Bụt, anh đã có được cây tre trăm đốt và trừng trị cho lão phú ông một bài học. Anh Khoai hiền lành, tốt bụng rốt cục cũng có được hạnh phúc xứng đáng. Điều ấy cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành ta thường thấy trong truyện cổ tích:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì”

Những câu chuyện cổ tích đã có từ xa xưa nhưng dường như lúc nào cũng có sức hút mới mẻ đối với tuổi ấu thơ của mỗi người. Truyện cổ tích sẽ mãi là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ta, dạy ta biết tin vào những điều thiện, điều tốt đẹp trong cuộc sống.
 

25 tháng 5 2018

Cô Tấm vừa đẹp người lại đẹp nết. Lòng bao dung, độ lượng của cô khiến mọi người đều mến phục. Bị mẹ con dì ghẻ lập mưu hãm hại hết lần này đến lượt khác, phải chịu biết bao buồn tủi, đau khổ, thậm chí phải chết và hóa kiếp thành mọi thứ từ đồ vật cho đến cây cối, loài vật: Tấm vẫn rộng lòng tha thứ, không lấy đó làm oán để trả thù. Cuối cùng, cô Tấm cũng được sống cuộc đời sung sướng và hạnh phúc.

Mẹ mất sớm, bố đi thêm bước nữa và ít khi có ở nhà nên Tấm phải sống cùng người dì ghẻ cay nghiệt và đứa em cùng cha khác mẹ chua ngoa tên là Cám.

Cô Tấm có dáng người thướt tha mảnh khánh. Khuôn mặt đầy dặn và trắng trẻo làm nổi bật đôi mắt đen láy. Chiếc mũi thẳng cùng đôi môi mọng đỏ khiến cô xinh xắn hơn khi đội chiếc khăn mỏ quạ trên mái tóc được chải bới gọn gàng.

Suốt ngày, cô lam lũ với đủ thứ việc nhà do mẹ kế hiểm độc đày đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy. Tấm rất siêng năng, không một lời than phiền. Với chiếc áo tứ thân màu nâu cù đà sờn bạc, lặnglẽ nhưcái bóng, cô thoăn thoắt sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp. Trong nhà ngoài cửa luôn sạch sẽ, tinh tươm.

Cô Tấm vừa đẹp người lại đẹp nết. Lòng bao dung, độ lượng của cô khiến mọi người đều mến phục. Bị mẹ con dì ghẻ lập mưu hãm hại hết lần này đến lượt khác, phải chịu biết bao buồn tủi, đau khổ, thậm chí phải chết và hóa kiếp thành mọi thứ từ đồ vật cho đến cây cối, loài vật: Tấm vẫn rộng lòng tha thứ, không lấy đó làm oán để trả thù. Cuối cùng, cô Tấm cũng được sống cuộc đời sung sướng và hạnh phúc

Cô Tấm ở hiền gặp lành , xứng đáng ở bên cạnh nhà vua trẻ tuổi

k cho mk nha

25 tháng 5 2018

ai trr lời mình cho 30 k luôn

25 tháng 5 2018

ánh nắng được miêu tả:

" Ánh nắng chảy đầy vai"

câu miêu tả trên độc đáo ở chỗ ánh nắng mà tac giả lại có thể thể tưởng tượng bằng giác quan khác: chảy đầy vai. làm cho câu văn hay hơn và tăng sự độc đáo, giúp ngừoi đọc lôi cuốn vào bài thơ

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ >.<