K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.

Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam.

Hình ảnh thánh gióng đánh giặc, gậy sắt gãy lấy tre đánh giặc, thánh gióng cưỡi ngựa bay về trời, thánh gióng lớn nhanh như thổi...
Nhé!!

Học Tốt  !!

13 tháng 7 2018

Tôi thấy những cách sử dụng những từ ngữ và hình ảnh đó rất hay bởi vì chúng làm cho đoạn văn hay hơn,sống động hơn và người đọc có thể cảm nhận được khao khát của tác giả đã được viết trong đoạn văn đó.

(đây là cảm nhận riêng ! ko hay xin thông cảm!)

28 tháng 3 2019

thanks

13 tháng 7 2018

Bánh gối của Việt Nam có thể trở thành một món khai vị trên một bàn tiệc gồm các món Á - Âu ở Tây phương.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+

Bánh gối là một trong những món ăn quen thuộc và hấp dẫn của ẩm thực dân dã Hà thành, không thể thiếu trong những ngày trời se lạnh. Mặc dù nó có mặt cả trong các nhà hàng sang trọng, nhưng ký ức về nó gắn với thú ăn chơi nhẹ nhàng, “la cà vỉa hè” theo cách nói của dân Hà thành xưa vốn chuộng tiếng Pháp. Cũng vì vậy mà khá nhiều con phố Hà Nội nổi danh nhờ bánh gối.

Chưa rõ nguồn gốc bánh gối từ đâu. Bánh gối Việt tương tự như bánh Đỉnh Nhĩ hay bánh Quai Vạc của Trung Quốc, nên có thể nó là phiên bản Việt, có tiền thân là hai thứ bánh Trung Hoa trên, được Hoa Kiều mang vào Việt Nam từ mấy thế kỷ về trước. Từ thời thuộc Pháp đến gần đây, bánh này vẫn còn được dân Hà thành gốc gọi là bánh “Pa - tê - sô”, dù nó rất khác với bánh “Pâté chaud” theo thực đơn hiện tại ở châu Âu.

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 1

Với Hà Nội một thời bao cấp, tên gọi “bánh gối” lại vô cùng thân thuộc vì nó giống lắm cái gối trẻ em, có hình bán nguyệt, xung quanh viền một lớp vải mỏng, mềm mềm, xếp nếp xoăn xoăn điệu đà, trông rất đáng yêu. Cho đến những năm 80 thế kỷ trước, gối may kiểu này luôn xuất hiện cùng với niềm vui đón em bé sơ sinh về nhà.

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 2

Làm nhân cho bánh gối khá đơn giản. Nó bao gồm thịt lợn luộc thái nhỏ (hoặc thịt lợn xay/băm), mộc nhĩ, miến, củ cà rốt hoặc su hào thái nhỏ, cùng một số gia vị khác. Khâu cần chú ý đặc biệt là vỏ bánh và nước chấm. Bí quyết làm vỏ bánh là chọn bột chất lượng cao, gia giảm phù hợp, sao cho vỏ bánh có thể cán thật mỏng, nhưng vẫn mềm và dẻo, bao bọc được khối nhân bên trong, khi đem rán vỏ không bị rách vỡ. Bánh gối thường ăn lúc còn nóng (hẳn vì thế mà mang tên Tây là “Pâté chaud” – bánh nóng), cùng với nước chấm và rau sống.

Bánh gối luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu. Khi ngắm và thưởng thức các thứ bánh xinh xinh, hình bán nguyệt ấy trên bàn ăn, một cảm giác lạ mà quen cứ vương vấn trong lòng. Vỏ chúng vẫn làm từ bột mì, nhưng công thức làm nhân khác nhau, đậm tính dân tộc: nhân mặn từ thịt trộn với nấm, nhân xúc xích, nhân phó mát trắng (pho mát từ sữa đã rút kem (white/cottage cheese), nhân ngọt làm từ mứt hoa quả.

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 3

Bánh gối Việt luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu

Bánh gối Việt gần giống với món bánh pierogi ở Ba Lan (món bánh có vỏ giống bánh gối nhưng được hấp hoặc chiên và được ăn kèm với kem chua), bánh pelmeni ở Nga (một loại bánh bao mang ý nghĩa may mắn của nước này), bánh vareniki của người Ukraine (cũng là một kiểu bánh bao có hình dạng bánh gối).

Tuy có điểm tương đồng về hình dạng nhưng cách chế biến của bánh gối với những loại bánh này khác nhau. Các “đồng minh bánh gối” ở châu Âu thường được đem luộc chín hoặc hấp. Với bánh nhân mặn, sau khi luộc chín, người ta xếp chúng ra đĩa, rồi phủ một lớp hành phi thơm sẵn với bơ, đôi khi cho vào chảo rán với bơ, thêm chút hành thái nhỏ. Với bánh nhân ngọt, luộc xong bày lên đĩa phủ chút đường hoặc kem ngọt. Nhiều nơi còn áp dụng cả cách nướng các thứ bánh vỏ bằng bột mì cán mỏng này.

Dù ngoại hình có giống nhau, bánh gối Việt có hương vị rất khác, đặc biệt nữa là lại có mép bánh vặn như xoắn thừng. Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối. Không nhất thiết phải rán vì người Âu không chuộng món rán, mà có thể đem nướng bánh gối và tạo bánh thành hình tam giác, hay chữ nhật.

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 4

Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 5

Bánh gối do người Việt ở nước ngoài làm cũng có tạo hình tam giác hoặc chữ nhật

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 6

Người Châu Âu không chuộng đồ rán nên món bánh Việt này thường được đem nướng

Bánh gối nướng còn có lợi thế là có thể ăn nguội mà vẫn giữ được độ giòn, nên có thể làm sẵn trước rồi đem bày lên bàn tiệc. Nếu thích ăn nóng, bạn có thể cho vào lò nướng 5 – 10 phút trước khi ăn. Bánh gối với rau sống và nước chấm Việt thường hết veo tại các bữa ăn Việt ở châu Âu.

Ngoài vai trò món khai vị, bánh gối nướng thường được hoan nghênh ở các liên hoan nhẹ, bữa ăn nhẹ vào buổi tối.

Bánh gối là một trong những món ăn quen thuộc và hấp dẫn của ẩm thực dân dã Hà thành, không thể thiếu trong những ngày trời se lạnh. Mặc dù nó có mặt cả trong các nhà hàng sang trọng, nhưng ký ức về nó gắn với thú ăn chơi nhẹ nhàng, “la cà vỉa hè” theo cách nói của dân Hà thành xưa vốn chuộng tiếng Pháp. Cũng vì vậy mà khá nhiều con phố Hà Nội nổi danh nhờ bánh gối.

Hok Tốt !!

13 tháng 7 2018

dòng nào dưới đây có tiếng ghép với tiếng '' nhỏ '' tạo thành từ từ ghép tổng hợp

A: nhẹ , nhen , nhắn , nhẻ , nhoi

B: bé , xíu , nhẹ , tuổi , con

C: giọt , tiếng , thuốc , tuổi , tí

Trả lời : B

13 tháng 7 2018

dòng nào dưới đây có tiếng ghép với tiếng '' nhỏ '' tạo thành từ từ ghép tổng hợp

A: nhẹ , nhen , nhắn , nhẻ , nhoi

B: bé , xíu , nhẹ , tuổi , con

C: giọt , tiếng , thuốc , tuổi , tí

13 tháng 7 2018

Một năm có 365 ngày ( hoặc 366 ngày )

                    12 tháng

                    

13 tháng 7 2018

- 1 năm có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày

- 12 Tháng

- 1 năm

13 tháng 7 2018

Năm nay, giữa tháng bảy Âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Hồng đổ về, gây ra cảnh ngập lụt kéo dài. Ruộng vườn, nhà cửa, trường học, trạm y tế… của bao làng xóm ven sông bị nhấn chìm trong biển nước. Xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ quê em là một vùng đất bải nằm ngoài đê cho nên thường phải hứng trọn những hậu quả ghê gớm của mùa lũ. Từ trên đê nhìn xuống, sông Hồng ngầu đỏ phù sa, cuồn cuộn chảy, cuốn theo vô số thứ, từ những cây rừng bật gốc, những mảnh thuyền vỡ nát, đến những căn nhà làm bằng tre nứa cũng bị cuốn trôi vùn vụt cùng với những bè lau sậy… Mặt sông lúc này trông thật đáng sợ. Bờ bãi bên kia sông bị đẩy lùi ra xa tít tắp.

Gần một tuần nay, mưa tầm tã. Bầu trời xám xịt, chớp rạch nhoang nhoáng, sấm sét đì đùng. Gió quật tơi tả những vườn chuối, vườn ngô xanh tốt. Nước lũ dâng cao đã đến mức báo động số 3. Tình hình rất nguy cấp. Chính quyền xã đã kịp thời sơ tán dân chúng vào phía trong đê. Mấy chục dãy lán dựng tạm cho bà con có chỗ trú thân. Trâu bò cũng được tập trung trên gò đất cao ở gần điếm canh. Đội thanh niên xung kích đi tuần liên tục để phát hiện những chỗ rò rỉ ở thân đê. Dân làng đành bó tay đứng nhìn những ngôi nhà ngập trong nước và thành quả lao động suốt mấy tháng trời giờ bị lũ cướp trắng mà lòng xót xa, lo lắng.

Trong những ngày này, tình nghĩa xóm giềng gắn bó hơn bao giờ hết. Mọi người san sẻ cho nhau từng cân gạo, bát ngô, mớ củi, bó rau, con cá… Sau khi tình hình ngập lụt ở xã em được chiếu trên tivi, có rất nhiều cơ quan, đoàn thể và những người hảo tâm đã mang hàng cứu trợ đến tận nơi. Quần áo, sách vở, lương thực, thuốc men… được đưa đến tận tay từng người, từng nhà. Do đó sinh hoạt hằng ngày cũng đỡ khó khăn. Bác Đức Bí thư Đảng ủy xã, bác Dương Chủ tịch xã thay mặt bà con địa phương cảm ơn sự quan tâm thiết thực của mọi người.

Trong hoàn cảnh thiên tai gian nan, khốn khó như thế này, em càng thấm thía ý nghĩa của những câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tình cảm đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc hiểm nguy, hoạn nạn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp từ bao đời của dân tộc Việt Nam ta.

14 tháng 7 2018

Mùa mưa đến rồi, mùa mưa kéo theo những cơn lũ lụt và gió bão. Trên ti vi, lúc nào cũng thấy cảnh chết chóc đau thương khiến em phải xúc động nghẹn ngào. Quê em còn lạ gì cảnh đó. Dư âm của trận lũ lụt năm 2009 vẫn còn đọng lại trên mỗi người dân nơi này. 
Trước đó, quê em rất ít bão lụt, vì vậy nên khi nghe nói bão mọi người vẫn không chuẩn bị nhiều. Đó là một điều phải hối hận vì chỉ vài ngày sau khi thông báo, khắp bầu trời bị mây đen che khuất và những cơn mưa bắt đầu. Mưa lớn tới rất bất ngờ, hôm qua còn nắng mà hôm nay đã mưa dầm dề. Bất ngờ, lớn và kết hợp với gió bão đã làm người dân điêu đứng vì không kịp trở tay. Chỉ trong một ngày mà nước đã ngập trắng cả ruộng đồng. Đêm hôm lũ đến, cả nhà em không ai dám ngủ. Điện đóm đã bị cúp hết, trong ánh đèn dầu mờ ảo, khuôn mặt của mọi người hiện lên với vẻ đầy lo âu. Bỗng “soạt” gió lớn đã bốc một tấm ton của mái bếp bay lên trời. Em sợ hãi vô cùng, mẹ thì cứ loay hoay mãi vì sợ nước vào nhà, nhà em không có mái gác, thật đáng tiếc. Trong nhà, chỉ có mỗi bố là bình tĩnh, bố vạch ra một kế hoạch và cả nhà tíu tít làm theo. Bỗng mẹ hét lên: 
- Nhìn kìa! 
- Nước đã vào nhà sau của em rồi. Ở xóm này, nhà em cao có hạng, vậy mà vẫn bị nước vào thì những thấp hơn chắc là đã tới đầu gối rồi. Đúng sáu giờ sáng, mưa giảm đi, nhưng mực nước lũ thì vẫn cứ dâng cao. Khắp nhà em chỗ nào cũng toàn nước là nước. Mọi người đều leo lên giường nằm cả, chỉ có mẹ là mang ủng đi xuống bếp nấu ăn cho cả nhà. Vì mưa lũ nên không đi chợ được và vì thế nhà em không có gì ăn, tới bữa chỉ có vài chén cơm và một ít nước mắm mà thôi. Trước giờ, chưa bao giờ em phải chịu kham khổ như thế. Bây giờ, cầm chén cơm lên mới thấy hết vị ngọt của cái ăn và vị đắng của cái đói cồn cào. Đang suy nghĩ miên man bỗng có tiếng gọi cửa, bố em vội ra mở. À, thì ra các chú trưởng thôn, phó thôn đi phát mì cho các gia đình. Nhà em có bốn người, các chú phát cho mười hai gói, nói vài câu với bố rồi sau đó đi phát tiếp. Bố vẫy tạm biệt họ rồi vội chạy vào buồng, báo cho mọi người hay một tin dữ: các đập nước trong tỉnh đang thay phiên nhau xả một lượng nước rất lớn ra ngoài. Nghe tin, cả nhà em hốt hoảng vô cùng. Và việc xả lũ ngay lập tức được chứng minh khi một loạt nước ùa vào giường. Thế là từ giường, mọi người ùa lên đầu tủ ngồi và ngủ trên đó khi về đêm. Thực chất chỉ có mình em và bà ngủ, còn bố mẹ thì không ngủ mà ngồi canh mực nước. Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cho đến năm ngày sau, nước bắt đầu rút dần và hai ngày nữa thì hết hẳn. Cả nhà em vui mừng khôn xiết, tíu tít khiêng vác đồ đạc, lau dọn lại nhà cửa trong niềm vui bất tận. 
Bấy giờ, trận lũ kinh hoàng ấy đã qua đi, nhưng em biết rằng, với sự ô nhiễm môi trường và tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu sẽ vẫn hứa hẹn vô số những trận lũ khác. Và em cũng biết, để sống tốt cần phải yêu thiên nhiên và đừng bao giờ phá hoại thiên ..

13 tháng 7 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

13 tháng 7 2018
  • Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
  • Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh:
    • Thần linh (vết chân)
    • Cộng đồng (nuôi cơm)
    • Vũ khí bằng sắt (thành tựu kỹ thuật)
    • Thiên nhiên, đất nước (tre làng)
  • Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.

Là Ngô Quyền

13 tháng 7 2018

ngô quyền

13 tháng 7 2018

ở Bắc Ninh

13 tháng 7 2018

ở sóc sơn

13 tháng 7 2018

Người ta cho rằng số tự nhiên bắt nguồn từ các từ dùng để đếm sự vật, và bắt đầu bằng số một.

Một bước tiến quan trọng đầu tiên là con người bắt đầu biết trừu tượng hóa việc biểu diễn các số bằng các chữ số. Điều này đã cho phép con người phát triển các hệ thống nhằm ghi lại các số lớn. Ví dụ, người Babylon phát triển một hệ thống giá trị theo vị trí rất hữu dụng mà chủ yếu dựa trên biểu diễn số ban đầu cho 1 và 10. Người Ai Cập cổ đại có một hệ thống chữ số với các chữ tượng hình để diễn tả 1, 10, và tất cả các lũy thừa của 10 cho đến một triệu. Một mẫu đá khắc thu được từ Karnak, xác định niên đại khoảng 1500 TCN, và hiện nay đang được lưu trữ tại viện Bảo tàng Louvre ở Paris, thể hiện số 276 như là 2 trăm, 7 chục và 6 đơn vị; và cũng thể hiện tương tự với số 4 622.

Một tiến bộ nữa trong việc trừu tượng hóa con số nhưng diễn ra trễ hơn nhiều: phát triển ý tưởng thể hiện số không như là một con số với biểu diễn số của riêng nó. Vào khoảng 700 TCN, những người Babylon đã dùng chữ số không trong hệ thống ký hiệu giá trị theo vị trí nhưng một điều khá lạ là mãi cho đến lúc nền văn hóa Babylon đến hồi suy tàn, người Babylon cũng chỉ biết dùng chữ số không ở giữa các con số (ví dụ: khi viết số 3605 họ biết đặt chữ số không vào giữa), và chữ số này vẫn chưa bao giờ được sử dụng để làm chữ số cuối cùng của một số[4] (ví dụ: người Babylon thể hiện số 3600 và 60 như nhau - người Babylon dùng hệ cơ số 60 - để phân biệt đâu là 3600 và 60 họ phải kèm thêm một chú thích bằng lời ở dưới[5]). Các nền văn minh Olmec và Maya đã dùng số không như là một con số riêng từ khoảng thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên (dường như được phát triển một cách độc lập), tuy nhiên việc sử dụng này đã không được phổ biến ra ngoài vùng Trung Mỹ. Khái niệm số không mà chúng ta hiện nay vẫn dùng xuất phát từ nhà toán học Ấn Độ Brahmagupta vào năm 628. Mặc dầu số không đã được dùng như một con số bởi tất cả các nhà tính toán thời Trung Cổ (dùng để tính ngày Phục Sinh) mà khởi đầu là Dionysius Exiguus vào năm 525, nhưng nhìn chung vẫn không có một chữ số La Mã nào được dành riêng để viết số không. Thay vì vậy, thời đó người ta dùng từ Latinh là nullae, có nghĩa là "không có gì" để chỉ số không.

Người ta thường xem các nhà triết học Hy Lạp Pythagore và Archimedes là những người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống về các con số như là một thực thể trừu tượng. Tuy nhiên, cùng thời kỳ đó, một số nơi như Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Mỹ cũng có những nghiên cứu độc lập tương tự.

Đến thế kỷ 19, một định nghĩa mang tính lý thuyết tập hợp của số tự nhiên đã xuất hiện và phát triển. Với kiểu định nghĩa như vậy, việc gộp cả số không (ứng với tập rỗng) vào trong số tự nhiên đã trở nên thuận tiện hơn. Ưu điểm này được các nhà lý thuyết tập hợp, nhà luận lý học và nhà khoa học máy tính sử dụng về sau. Các nhà toán học khác, chủ yếu là các nhà lý thuyết số, lại thích dùng định nghĩa cổ điển hơn và không gộp số không vào trong số tự nhiên.

Giáo sư toán học của Đại học Quốc gia Singapore Lam Lay Yong thì cho rằng người Trung Quốc biết đến sử dụng con số để đếm từ khoảng năm 475 TCN thông qua phát hiện việc sử dụng các bó que để làm phép tính thời kỳ này[6].

13 tháng 7 2018

lên google