K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2018

Đối với mỗi học sinh chúng ta, ngôi trường thân thiết như ngôi nhà thư hai của mình vậy. Đối với tôi ngôi trường là tất cả kỉ niệm về tuổi học trò. Yêu trường yêu lớp, tôi thích cái cảm giác được đến trường thật sớm để ngắm nhìn quang cảnh ngôi trường trước buổi học.

Khi tôi đến cũng là lúc bác bảo vệ mở cổng trường để đón học sinh vào lớp. Khi đó chỉ có những bạn đến sớm trực nhật hoặc những bạn nhà gần là đến sớm thôi. Tuy ở giữ trung tâm thành phố nhưng trường tôi vẫn rộng mênh mông. Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm biển màu xanh dương, nổi bật hàng chữ “Trường tiểu học Chu Văn An” màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường.

Khi bước qua cánh cổng trường, các bạn đến sơm mỗi người làm một việc. Bạn thì ôn bài, bạn thì chăm sóc luống hoa của lớp mình, có bạn đang giặt khăn lau bảng ở vòi nước phía cuối sân. Chỉ một lúc mải ngắm cảnh trường không để ý, nhìn lại trên sân trường đã thấy các bạn đến đông đúc hơn. Sân trường lúc này bắt đầu náo nhiệt trước tiếng hò hét, cười nói của các bạn. Khắp sân trường tung tăng những gương mặt sáng bừng, tươi tắn màu khăn quàng đỏ rực trên vai. Đâu đó có một vài bạn chưa kịp ăn sáng thì đáng thưởng thức bữa sáng của mình. Các bạn phải trực nhật thì cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, các bạn khác thì chơi các trò chơi: đá cầu, nhảy dây, kéo co. Quang cảnh sân trường thật vui nhộn và náo nhiệt.

Mặt trời đã lên cao, chiếu những tia nắng sớm xuống khắp sân trường, len qua cửa sổ vào từng lớp học. Gió nhẹ thổi nhẹ thổi xào xạc qua những tán lá bàng. Chim chóc bay lượn chuyền từ cành này sang cành khác, rất thích thú. Đúng 6h45ph, tiếng trống báo hiệu giờ học “tùng, tùng” vang lên. Học sinh nhanh nhẹn về lớp học của mình. Sân trường lại trở nên yên tĩnh.

Khung cảnh trường tôi trước giờ học thật đẹp, tôi rất thích thú được ngắm khung cành trường vào thời điểm đó. Sự vui nhộn trên sân đã làm cho tôi có thêm niềm hứng khởi trong giờ học của thầy cô.

26 tháng 7 2018

Hôm nay là một buổi sáng đẹp trời, em đến trường sớm hơn mọi ngày để chào cờ. Hàng chữ “Trường tiểu học Cát Linh” đỏ thắm nổi bật trên nền màu trắng. Trong sân trường các bác lao công đang lúi húi quét sân. Lác đác vài bạn trực nhật đang mở cửa lớp. Làn gió nhẹ thổi qua làm em khoan khoái, dễ chịu khi bước vào hàng hiên lớp học thẳng tắp. Dãy bàn học ngăn nắp, trật tự. Các lớp kê bàn ghế cùng một kiểu, kể cả bảng đen nhưng em vẫn thấy lớp em thân thương hơn. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Trinh, kia là chỗ bạn Thu.

Bàn cô giáo gợi trong em khuôn mặt dịu hiền của cô trong lúc giảng bài. Bác bảng đen quen thuộc, nghiêm trang, chững chạc trên tường. Một lát nữa đây, cô giáo của chúng em sẽ ghi lên đó bài giảng bổ ích. Dãy nhà trên kia là phòng Ban Giám Hiệu. Bóng thầy Hiệu trưởng thấp thoáng trong văn phòng. Nắng đã lên. Một vài tia nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống mặt sân gợi lên cảm giác ấm áp. Bác sân trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình ô vuông bằng xi măng, mặt sân gợi lên cảm giác ấm cúng. Sân tuy rộng nhưng rất ấm áp vì có bốn dãy lớp bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sân giữa trường là cột cờ cao vút. Sân trường có nhiều cây to nhưng em thích nhất cây phượng. Mùa hè cây ra hoa đỏ rực. Kia là khu vườn trường xinh xắn. Nơi đây chúng em thường lao động và thỉnh thoảng có những tiết học ngoài trời. Bức tường màu vàng phai nhạt theo ngày tháng nhưng vẫn kiên trì bảo vệ trường em. Gần đến giờ chào cờ sân trường đông dần và náo nhiệt hơn.

Em rất yêu mến ngôi trường em đang học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỉ niệm êm đềm trong sáng của chúng em.

hok tốt~~

26 tháng 7 2018

Mình ARMY nè

26 tháng 7 2018

hi bạn yêu , kết bạn với mình nha

26 tháng 7 2018

Quê hương vốn là tên gọi thiêng liêng mà rất đỗi thân thuộc trong tâm trí mỗi con người.Đó là nơi sinh ra, nơi chúng ta bắt đầu mọi thứ.Và đối với em quê hương cũng là một nơi rất bình yên mỗi khi nhớ về.Nhất là vào mỗi buổi sáng mùa hè, quê hương em trở nên đẹp lạ kì.

Trời tờ mờ sáng, ngước mắt lên cao vẫn nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh ở phía Tây.Gà trong xóm em thi nhau cất tiếng gáy râm ran như một bản hòa ca chào bình minh.Mọi người đã thức dậy, nghe đâu đây tiếng í ới gọi nhau đi chợ buổi sớm của các cô các mẹ , và tiếng hò nhau đi làm đồng , tất cả những âm thanh tạo nên một bầu không khí sinh động.Trời hửng sáng , sương tan dần, cạnh vật bắt đầu hiện rõ dưới ánh nắng tran hòa.Mặt trời lên vươn vai tỏa ánh sáng vàng sau những rặng tre xanh mướt đầu làng. Tiếng chim chích chèo hót vàng hòa cùng tiếng ríu rít của những chú chim sâu trong vườn. Những hàng cau xanh cao đón ánh nắng sớm mai , nắng bao phủ khu vườn, nó không phải ánh nắng trang trang buổi trưa hè, không phải ánh nắng vàng của mùa thu mà nó là cái nắng ướt của buổi sớm mùa hạ trong trẻo tinh khôi.Những làn gió mát thổi nhẹ làm rung động cành lá, khẽ giật mình ,con bướm trắng đang đậu bỗng nhẹ đập cánh bay đi.Trên con đường đất , những đứa trẻ kéo nhau chạy tung tăng đến trường, đi ngang qua cánh đồng đang mùa lúa chín vàng trải dài bát ngát,em thấy những người nông dân đang chăm chỉ làm việc gặt lúa và những chú trâu đang cần mẫn cày từng đường đất .Quả thật, từ xưa đến nay , trâu luôn là người bạn thân thiết với con người trên những mảnh đất làm nông dân dã. Phía đông ánh hồng rực rỡ, mặt trời như chạy theo ta tỏa những tia nắng vàng xuyên qua kẽ lá.Trời mùa hạ trong xanh với những tảng mây trắng bồng bềnh lững lờ trôi vô định.Nằm dưới gốc đa đầu đình, có thể ngắm hết những đám mây đủ hình thù kì thú. Thỉnh thoảng nghe vọng xa xa tiếng họp chợ, tiếng mua bán trao đổi của các bà, các mẹ làm cho không gian buổi sớm tràn đầy sức sống.Nhịp sống nơi thôn dã vào buổi sớm mùa hạ thật khác thành phố đầy khói bụi, đầy xe cộ, người ta vội vã ra đường , tụ tập nơi điểm chờ xe buýt để đến chỗ làm , bắt đầu ngày mới với những vội vàng và bận rộn.Còn quê hương buổi sớm bình yên vô cùng từ cảnh vật đến con người luôn mang một thứ gì đó rất đỗi thơ mộng.

Ánh nắng đã lên cao và bắt đầu chói chang hơn, trời ngả về trưa. Một buổi sáng diễn ra và kết thúc như thường lệ.Chỉ khi con người ta sống chậm lại mới cảm nhận được hết thảy vẻ đẹp trong lành của nó. Sáng sớm là lúc quê hương em đẹp nhất, đẹp với những sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây.

26 tháng 7 2018

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

28 tháng 7 2018

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. 

Bài làm:

Tìm hiểu, suy ngẫm về chùm truyền thuyết cổ xưa xuất hiện trong thời đại các vua Hùng dựng nước như Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh... chúng ta thấy các nhân vật và sự kiện lịch sử đã được nhào nặn, kì ảo hoá, lí tưởng hoá khiến cho chất thực mờ đi, chất mộng mơ, lãng mạn, tưởng tượng hiện rõ. Tiếp sau các truyén thuyết đẫm chất mộng, chất thơ ấy, tổ tiên chúng ta sáng tác nhiều truyền thuyết tiêu biểu mang nhiều yếu tố sự thật lịch sử hơn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có cốt lõi lịch sử nổi bật là truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân, với nước. Sự tích Hồ Gươm là một trong hàng trăm sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc, toát và nhiều ý nghĩa. Đọng lại trong suy ngẫm và cảm xúc của người kể, người nghe truyền thuyết này là hình ảnh thanh kiếm "Thuận Thiên". Nói khác đi, đây là câu chuyện "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công". 1. Vì sao đức Long Quân cho mượn gươm ? Qua truyền thuyết, chúng ta hiểu rằng: Lúc bấy giờ giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta : trời đất và lòng người - căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Ở vùng Lam Sơn, Lê Lợi đã tạp hợp những người dân có nghĩa khí nổi dậy chống giặc. Những ngày đầu, nghĩa quân lực yếu, lương thảo ít, thanh thế chưa cao, nhiều lần bị thua trận. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Như vậy, trời đã thấu hiểu việc đời, lòng dân. Việc làm của nghĩa quân Lam Sơn hợp ý trời, được tổ tiên, thần linh ủng hộ, giúp đỡ. Nhưng cách ủng hộ, giúp đỡ ấy không đơn giản, dễ dàng mà nhiều thử thách, đòi hỏi con người phải thông minh, phải giàu bản lĩnh và có quyết tâm cao. 2. Cách Long Quân cho mượn gươm, Lê Lợi nhận gươm và tổ chức chiến đấu như thế nào ? a) Từ trong lòng nước, lưỡi gươm đến tay người dân. Chàng Lê Thận đánh cá, ba lần quăng chài thả lưới, kéo lưới vẫn chỉ thấy thanh sắt lạ "chui vào lưới mình". Đưa thanh sắt cạnh mồi lửa, chàng nhận ra một lưỡi gươm. Vậy là, người dân bình thường ấy đã được sông nước tặng vũ khí, thôi thúc chàng lên đường tham gia nghĩa quân. Nhưng "lưỡi gươm" kia vẫn ngủ im. Kể cả lúc chủ tướng Lê Lợi cầm lên xem, thấy hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm, mọi người vẫn không biết đó là báu vật. "Thuận Thiên" nghĩa là "hợp lòng trời, thuận với ý trời". Có thể Lê Lợi hiểu nghĩa của hai chữ đó, nhưng chưa thấu tỏ được ý thiêng, thâm thuý của thần linh. Đây cũng là một câu đố, một thứ thách, đòi hỏi trí thông minh, sự sáng tạo của con người. Trong các truyền thuyết trước, đã xuất hiện những "bài toán", câu đố. Đến truyện này, câu đố hiện lên ở một vật thiêng bằng chữ thánh hiền khiến cho cả nhân vật trong truyện và người đọc chúng ta băn khoăn, hồi hộp. Câu đố tiếp tục xuất hiện, thần linh tiếp tục thử thách. Lần này sự thử thách không đến với dân mà hiện ra trước mắt người chủ tướng. Trên đường lui quân, Lê Lợi bỗng thấy "có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa... trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận...". Ít ngày sau "khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in". Như vậy là trải qua một quá trình thử thách, thần linh đã phát hiện được người đủ tài đủ đức, có trí sáng, lòng thành để trao gươm báu. Ta thử ví dụ, sau khi vớt được thanh sắt - lưỡi gươm, chàng ngư dân Lê Thận không gia nhập nghĩa quân, không chiến đấu dũng cảm để được Lê Lợi quý mến, gần gũi và chủ tướng Lê Lợi khi nhìn thấy cái chuôi gươm nạm ngọc không nhớ tới lưỡi gươm nhà Lê Thận... thì sự việc sẽ ra sao ? Có thể nói, từ trong lòng nước, lưỡi gươm vào tay người dân rồi từ trên rừng sâu, núi cao, chuôi gươm thôi thúc chủ tướng để hoàn thiện một thanh gươm, để hoà hợp ý trời và lòng dân, dũng khí của quân và trí sáng của tướng, hoà hợp lực lượng miền xuôi, sông nước và lực lượng người dân miền núi, rừng già. Điều này gợi nhớ lời dặn xưa của bố Rồng, mẹ Tiên "kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn...". Các chi tiết xung quanh việc cho mượn gươm, việc nhận gươm và hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên gươm lung linh màu sắc kì ảo, toả sáng biết bao ý nghĩa sâu xa. Tất cả đã đọng lại rồi ngân lên trong câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê -Lợi: "Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh eươm thần này để báo đền Tổ quốc !". Sáng tạo câu chuyện trao gươm "Thuận Thiên" như thế, nhân dân ta khẳng định tính chất chính nghĩa và tôn vinh vai trò, uy tín, tài năng phẩm chất người chủ tướng, vị minh công, người anh hùng Lê Lợi trong công cuộc kháng chiến chống giặc Minh lúc bấy giờ. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng chí khắc phục gian nan Sau này, trong bản hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã thâu tóm sự việc trời trao gươm, dân gửi niềm tin và ý chí, quyết tâm đánh giặc của Lê Lợi bằng hai câu văn đặc sắc như thế. Không rõ truyền thuyết Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có trước, hay bài hùng văn của Nguvễn Trãi có trước ? Điều chắc chắn rằng, đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, cá nhân Lê Lợi nói riêng, nhân dân ta dã tôn vinh bằng những hình ảnh, chi tiết, sự việc, lời văn đẹp nhất. b) Sau khi nhận được gươm thần, nhận sứ mệnh thiêng liêng của Trời Đất và muôn dân, Lê Lợi cùng nghĩa quân đã bừng lên một sức sống mới. "Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng..., thanh gươm thần tung hoành khấp các trận địa... Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi... Họ... xông xáo đi tìm giặc... Gươm thần mở đường cho họ đánh... cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước". Đoạn truyện ở cuối phần một của áng truyền thuyết không có sự việc nào nổi bật mà chỉ là mấy lời trần thuật ngắn gọn. Nhưng lời văn đi liền một mạch, tốc độ lời kể, giọng kể chuyển dộng mỗi lúc một nhanh, dồn dập, sôi nổi... nghe thật hào hùng, sảng khoái. Âm hưởng áng văn chương truyền miệng dân gian như đồng vọng với âm hưởng tác phẩm văn học viết của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi lúc bấy giờ: Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô  Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ... (Bình Ngô đại cáo) Đúng là "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công" ! 3. Việc lớn thành công rồi, gươm thần trả lại Long Quân như thế nào ? Việc ấy có ý nghĩa gì ? Hoàn cảnh diễn ra việc trả gươm khá đặc biệt. Đất nước thanh bình, nhân dân sống yên vui, vua và quần thần được tạm nghi ngơi, dạo mát, ngắm cảnh trên mặt hồ, cái lẵng hoa xanh mát, con mắt ngọc long lanh giữa kinh thành. Hồ có tên là Tả Vọng, có lẽ vì hồ nằm ở phía trái cung vua, nhìn về cung điện. Một cái tên bình thường không có gì đặc sắc. Điều đặc sắc là "Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước". Trong khi đó lưỡi gươm thần đeo bên người đức vua "tự nhiên động đậy...". Và Rùa nói được tiếng người : "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân ! Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng... Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước...", việc trả gươm diễn ra mau chóng, toàn là những chi tiết kì ảo, vừa như có thật, lại vừa như không thật, vừa là chuyện con người lại vừa là chuyện của thần thánh. Nghe chuyện và tưởng tượng, chúng ta không khỏi bàng hoàng, suy ngẫm. Vậy việc trả gươm trên hồ Tầ Vọng, sau được đổi thành Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa gì ? Trước hết việc ấy phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình của dân tộc ta. Khi có giặc ngoại xâm, cả thần lẫn người, tổ tiên và con cháu hợp sức vung gươm đánh giặc, khi đất nước thanh bình, chúng ta "treo gươm", "cất gươm", "trả gươm" về chốn cũ. Việc ấy cũng có nghĩa là : chúng ta "trả gươm" cho thần thánh, nhờ giữ hộ để "gươm" tạm nghỉ ngơi hoá thân vào khí thiêng non nước. Bọn giặc hãy coi chừng ! Hồ Tả Vọng, bên cạnh hoàng cung, nay có tên là "Hoàn Kiếm" sẽ lưu giữ thanh gươm "Thuận Thiên" giữa lòng Tổ quốc, mãi mãi lưu giữ chiến công của nghĩa quân Lam Sơn, thường xuyên nhắc nhở nhân dân nhớ ơn người xưa và cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Tên hồ và "ánh sáng le lói dưới mặt hồ xanh" như trong truyền thuyết kể muôn đời toả sáng các ý nghĩa đó. Vậy đấy, truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện Trời trao gươm báu, việc lớn của muôn dân ắt sẽ thành công. Bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như gươm thần, Rùa Vàng) kết hợp những sự việc khá hấp dẫn của một áng văn tự sự dân gian, tác phẩm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc ta. Bạn ơi ! Nếu ở Hà Nội, hay ở bất cứ nơi nào trên Tổ quốc ta, ở đâu trên thế giới, có dịp tới thăm Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, hãy lắng nghe, hãy kể cho nhau nghe câu chuyện thần thánh cho mượn gươm, rồi đòi trả lại gươm... bạn nhé !
 

26 tháng 7 2018

không đăng câu hỏi linh tinh

26 tháng 7 2018

Vì mấy ổng đẹp trai, soái ca, hát hay, cute, lầy, nổi tiếng, v v

26 tháng 7 2018

Cafe nhé bạn ( giải thích canxi là ca; còn sắt là fe)

k nha~

LOVE YOU

mk dùng nè

Vào tối thứ Bảy vừa qua, cảnh sát nhận được tin một người đàn ông quý tộc có tên George Smith đã bị sát hại. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, trong nhà ông có 5 người đều đang nằm trong danh sách tình nghi: vợ ông George Smith, đầu bếp riêng, quản gia, giúp việc và thợ làm vườn. Để đưa ra các bằng chứng ngoại phạm, lần lượt họ đã khai báo với thám tử Stevens.Bà Smith – vợ ông...
Đọc tiếp

Vào tối thứ Bảy vừa qua, cảnh sát nhận được tin một người đàn ông quý tộc có tên George Smith đã bị sát hại. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, trong nhà ông có 5 người đều đang nằm trong danh sách tình nghi: vợ ông George Smith, đầu bếp riêng, quản gia, giúp việc và thợ làm vườn. Để đưa ra các bằng chứng ngoại phạm, lần lượt họ đã khai báo với thám tử Stevens.Bà Smith – vợ ông George cho biết, vào thời điểm đó, bà đang đọc sách bên lò sưởi. Trong khi đầu bếp thì khẳng định, ông ấy đang nấu đồ ăn sáng. Vị quản gia trình báo vào lúc đó, ông đang chỉ dẫn cho công nhân ở trong phòng khách. Cô hầu gái thì rửa bát. Còn người làm vườn thì tưới cây trong nhà kính.
Ngay lập tức, bằng nghiệp vụ của mình, thám tử Stevens đã tìm ngay ra được hung thủ đã giết chết ông George.
Theo bạn ai là người đã giết chết ông George Smith? ( Quản gia – Đầu bếp – Nữ giúp việc – Thợ làm vườn – Vợ ông George ) ai dung minh tick 

5
26 tháng 7 2018

đầu bếp nha bn

26 tháng 7 2018

Đầu bếp vì buổi tối mà nói là nấu buổi sáng 

hok tốt

26 tháng 7 2018

Đi đến giữa cầu và quay mặt ngược lại. Con gấu thức dậy tưởng người đó từ bên kia qua nên rượt trở lại. Thế là người đó đã qua được cầu.

26 tháng 7 2018

thank you 1 k