K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2018

đề tập làm văn thì có 2 đề

-kể chuyến đi em nhớ mãi

-kể lại buổi học cho em ấn tượng nhất

đấy là đề mk

Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

8 tháng 11 2018

Văn học là khoa học nghiên cứu văn chương. Hiểu một cách hạn chế hơn, văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường.

 Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

học tốt nhé

8 tháng 11 2018

Năm 1005 , Lê Hoàn mất , Lê Long Đĩnh lên ngôi vua 

Năm 1009 , Lê Long Đĩnh qua đời , Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua 

Năm 1010 , dời đô về Đại La và đổi tên thành " Thăng Long "

Năm 1054 đổi tên nước thành Đại Việt . 

+ Bộ máy nhà nước :

                                 Vua

                              Đại Thần

              Quan văn ------------- Quan võ 

                                    24 Lộ 

                                    Phủ

                   Châu --------------- Huyện

                                     Xã

11 tháng 11 2018

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
Năm 1010, Lý Công uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
Thời Lý, kinh thành Thăng Long đã dần trở thành đô thị phồn thịnh.
Kinh thành Thăng Long được bao bọc bởi một vòng thành ngoài cùng gọi là La thành hay thành Đại La. Có thể nói vào thế kỉ XI, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Với các chức vụ quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ. "Dân ai có gì oan ức thì đánh chuông (đặt ở trước điện Long Trì) xin vua xét xử".
Ở các địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu ; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

8 tháng 11 2018

Chôn cất hoặc mai táng là hành động mang tính nghi lễ của việc đưa xác người hoặc động vật chết, thường là có đồ chôn theo, xuống dưới đất. Điều này được thực hiện bằng cách đào một hố hoặc đường hào, đặt người chết và các vật chôn theo vào đó, và lấp nó lại. Con người đã chôn người chết ít nhất 100.000 năm qua. Việc mai táng thường được coi là sự tôn trọng người chết. Việc này đã được sử dụng để ngăn chặn mùi của sự phân hủy xác, để cho các thành viên trong gia đình không phải chứng kiến sự phân hủy xác của những người thân yêu của họ, và trong nhiều nền văn hóa nó đã được xem như là một bước cần thiết cho người quá cố đi tiếp vào thế giới bên kia hoặc quay vòng luân hồi.

8 tháng 11 2018

Việc chôn công cụ theo người chết có ý nghĩa:
Thứ nhất: Người nguyên thủy quan niệm chết là chuyển sang thế giới khác và con người vẫn phải lao động (trần sao âm vậy).
Thứ hai: Thể hiện sự phát triển trong đời sống văn hóa - tinh thần của người nguyên thủy: tôn trọng người chết
Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết đã giúp chúng ta hiểu đươc các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy từ đó xác định được dấu tích và niên đại của người nguyên thủy trên đất nước ta.

học tốt

7 tháng 11 2018

Con sông quê gắn liền với biết bao kỉ niệm tuổi thơ của nhiều thế hệ. Những người đi xa trở về qua sông cũng ngắm nhìn, chạm tay xuống làn nước mát lành mà nhớ lại kỉ niệm đã qua. Con sông quê như là linh hồn của quê hương, cội nguồn. Đã biết bao chuyến đò ngang qua sông ngày ấy, những buổi tắm sông cùng đám bạn ngày hè, hay ngồi triền đê đọc sách, chăn trâu, chờ mẹ về. Tất cả đã làm ra một con sông quê hiền hòa ấm áp. Con sông quê tôi chảy dì từ thượng nguồn sông qua đây. Nó mang theo những hạt phù sa đến cho muôn cây vạn cỏ. Những kỉ niệm chợt ùa về. Không một ai có thể quên con sông đã cùng mình lớn lên và trưởng thành. Hai bên bờ sông là triền đê xanh ngút ngàn có cây. Muôn vàn loài cỏ dại phát triển tươi tốt hai bên bờ. Những loài động vật nhỏ như giun dế cũng làm tổ ở nơi này. Nước sông có hai mùa cạn – nổi. Cứ mỗi khi nước lên cao, dòng sông ăm ắp đủ đầy, cảm như chực chờ ùa đi cuốn trôi tất cả. Nước sông chảy siết phăng phăng như vó ngựa phi không một vật nào cản được. Một vài bông lục bình trôi nhanh theo làn nước. Chúng trôi về những nơi xa lắm mà tôi chưa thể nào biết được. Mùa nước cạn về, con sông phẳng lặng, buồn buồn lững lờ trôi. Khác hẳn với sự cuồn cuộn, dữ tợn lúc trước, giờ đây, dòng sông hiền hòa, nhẹ nhàng trôi theo dòng hải lưu. Những dòng nước cứ cuốn đi cuốn đi những tinh túy của thiên nhiên phân phát cho muôn nẻo đường. Có dòng sông nên việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước quê tôi rất thuận lợi. Có nước về là cây được tưới, được tắm mát. Dòng sông không chỉ đẹp, nó còn là nguồn lực, là tiềm lực phát triển kinh tế của chúng tôi. Yêu con sông quê biết mấy!

 
7 tháng 11 2018

Đếm trong những di tích lịch sử của đất nước Việt Nam ta không thể nào không kể đến di tích lịch sử tại Tiên Du, Bắc Ninh. Đó là chùa Phật Tích, một ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lý- Trần. Nơi đây cảnh núi non hữu tình và một ngôi chùa linh thiêng thanh tịnh cùng với tượng phật to lớn và tháp cao trên đỉnh núi.

Bước chân vào cổng chùa Phật Tích là cánh cổng chùa giản dị nhưng mang đậm nét thời xưa. Bước chân vào trong là những cây đa ven đường, cây đa cổ thụ to lớn tỏa bóng mát cả lối đi vào chùa. Ngay cạnh cây đa là một chiếc hồ lớn, hàng năm mỗi độ lễ hội đến người quan họ hát những câu quan họ mượt mà trên mặt hồ này, nước hồ xanh biếc trong lành in bóng dáng cây đá bến nước, in bóng những liền anh liền chị trong chiếc áo tứ thân và khăn xếp áo the, in bóng cả những gương mặt lam lũ của người dân nơi đây nở nụ cười tươi mùa lễ hội.

Trước khi bước tới chùa, bên phải đường vào chùa là một khoảng đất rộng cho người dân tổ chức buôn bán ngày lễ hội. Người đến thăm chùa Phật Tích không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng và uy nghi nơi cửa Phật, những cây cổ thụ cao, những hàng cây đại, những bậc cầu thang cao dần dẫn đến chùa. Trong chùa có biết bao nhiêu là tượng phật. Bên ngoài chùa là những cây thông màu xanh tươi đẹp. Người du khách thăm quan theo đường lên núi, đi tới tượng Phật to lớn để thăm quan và chiếc tháp đối diện tượng Phật đó.

Đứng trên đỉnh núi nơi tượng Phật to lớn người ta có thể thu vào mắt mình những cảnh đẹp bình yên của non nước núi sông. Bức tượng Phật to lớn uy nghi bệ thế. Người ta không những cảm thấy thanh tịnh mà còn thấy yêu mến thêm đất nước tươi đẹp này.

7 tháng 11 2018

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

   Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động

   Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

   Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

   Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

   Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!

Học tốt

7 tháng 11 2018

Nhà em ở cạnh cánh đồng lúa, mỗi sáng mai thức dậy em đều thấy cánh đồng lúa đang vươn mình đón lấy những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Cánh đồng lúa ở quê em rộng mênh mông, trải dài đến khắp nơi.

Mẹ em bảo ngày xưa bố chọn mảnh đất sát cánh đồng lúa vì có không khí trong lành, tốt cho sức khỏe, làm mùa thì cũng thuận tiện cho việc đi lại, cày cuốc. Cánh đồng lúa quê em khi lúa đang thì con gái thì có màu xanh mượt mà, óng ả. Một màu xanh khi có mặt trời chiếu vào thật đẹp. Lúc đồng lúa đã bắt đầu trổ bông, từng hạt nặng kéo cong cả thân lúa. Khi lúa bắt đầu ngả màu vàng, chín đều thì trông cánh đồng lúa tựa như một bức tranh được dát vàng, đẹp đến lạ kỳ.Khung cảnh tấp nập khi mọi người thu hoạch lúa thật vui tươi, phấn khởi, ai ai cũng hào hứng vì lúa năm nay được mùa.

Ở giữa cánh đồng lúa có một con đường lớn để dẫn ra đường quốc lộ, vì vậy ở đây luôn tấp nập người qua lại. Cánh đồng lúa sáng mai và lúc chiều tà hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng, lúa như uống cạn từng giọt sương cuối cùng còn đọng lại trên lá. Vươn lên thật tươi tốt, ngọt lành. Còn khi về chiều, lúa nhẹ nhàng, khẽ khàng lay động theo từng tiếng gió. Nắng chiều vương trên những thân cây lúa tạo nên màu sắc riêng biệt.

Trên cánh đồng lúa, thi thoảng từng chú châu chấu, cào cào thi nhau xem ai nhảy nhanh và xa hơn ai. Xa xa thấp thoáng những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, chốc chốc lại ngẩng đầu lên lắng nghe tiếng sáo diều bay trên cao. Đám trẻ con chúng em nằm dài trên vạt cỏ mềm, ngửa mặt lên trời và nhìn từng chú chim đang chao liệng.

Cánh đồng lúa gắn với tuổi thơ của em, gắn với những buổi trưa hè đám con nít kéo nhau ra đồng hái lúa nếp về rang lên và ăn ngon lành. Nhớ nhừng chiều cưỡi trên lưng trâu, ngắm mặt trời lặn.

Cánh đồng lúa cho đến sau này em vẫn nhớ mãi không quên. Vì nó thanh bình và êm ả.

7 tháng 11 2018

Quê hương em ko có đồng lúa. Bao giờ có thì em sẽ tả :)

7 tháng 11 2018

Em đã được đi thăm khá nhiều cảnh đẹp nổi tiếng - đó là những phần thưởng của bố mẹ dành cho em mỗi khi em đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng dù vậy, em vẫn thấy yêu mến, gắn bó với khung cảnh quen thuộc, giản dị của nơi mình ở.

Nơi em ở là một xóm nhỏ của ngoại thành Bắc Giang. Như bao làng quê khác, xóm nhỏ của em được bao quanh bởi một cánh đồng. Đồng làng không rộng lắm nhưng cũng đủ để chúng em chạy nhảy vui đùa hay đi thả diều mỗi khi gió lớn. Bốn mùa thay đổi, đồng làng cũng mang những gương mặt khác nhau. Mùa xuân, đồng rập rờn những cánh lúa xanh rì thì con gái. Mùa hạ, đồng lại rực lên sắc vàng giòn của lúa chín căng hạt. Sang mùa thu, cánh đồng khoác lên mình một chiếc áo nhiều màu: có ô ruộng cấy lúa xanh rờn, lại có ô ruộng trồng rau sớm. Nhất là lúc đông sang, những màu vàng của lúa chín đan xen với màu xanh của rau vụ đông thật vui mắt! Và  đến cuối mùa đông là đến mùa đốt đồng đầy lí thú. Khi ấy, nhà nhà đã gặt hết lúa, ít ai còn có nhu cầu dùng rơm làm chất đốt khi đó có bếp ga thay thế, bà con nông dân chất rơm thành từng đống đốt đi để lấy luôn tro bón ruộng. Cả cánh đồng nghi ngút khói rơm rạ như một chiếc lò sưởi khổng lồ. Đám trẻ con chúng em khi ấy vô cùng thích thú chạy đuổi nhau giữa những đống rơm cháy hoặc rủ nhau đi hun chuột.

Không chỉ có cánh đồng, còn có những tán tre, bóng gạo, bóng đa tô điểm cho xóm làng em ở. Những lũy tre cao và xanh ngát chạy quanh những bờ ao hiền hòa. tĩnh lặng. Còn có những cây gạo, cây đa rợp bóng xuống sân đình, cổng làng. Dưới bóng mát của cây, các cô bác trong xóm lại ngồi trò chuyện với nhau trong những trưa hè nóng nực hoặc lúc đi làm đồng về. Em cùng còn nhớ mãi ngày nhỏ, chúng em thường đu lên những rễ đa chắc và dài buông xuống chạm mặt đất.

Xóm làng quê em cũng đã phát triển rất nhiều. Cây cối, đồng ruộng vẫn giản dị, yên bình như thế nhưng nhà cửa đã khang trang, to đẹp lắm. Phần lớn nhà cửa đều là nhà hai ba tầng cao rộng. Nhà nào cũng có sân vườn thoáng đãng. Vườn nhà được trồng nhiều loại cây, có thể là cây ăn quả, cây cho bóng mát hoặc rau xanh. Đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông hoặc lát gạch rất sạch đẹp.

Làng xóm em đẹp đẽ và yên bình như thế. Dù đi đâu, em vẫn thấy nơi ở của mình là nơi đáng yêu đáng mến nhất trên đời.

7 tháng 11 2018

Một điều cần ghi nhớ khi bạn bị căn cơ đó là bạn phải dừng ngay các việc lao động, tập luyện lại và lập tức chườm lạnh cho vùng bị căn cơ. Chườm lạnh được biết đến như một phương pháp rất hữu hiệu khi bị chấn thương cấp tính. Chườm lạnh sẽ giảm lượng máu lưu thông về khu vực được chườm lạnh, giúp giảm sưng tấy quanh chấn thương cũng như giúp giảm đau một cách tức thời. Bạn dùng khăn bọc viên đá lại và chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ.  Tránh không để viên đá lạnh trực tiếp lên vùng bị căng cơ. Ngoài ra cần lưu ý đeể cho khu vực bị chấn thương trở lại nhiệt độ bình thường trước khi chườm lạnh một lần nữa. Bạn có thể  thực hiện việc chườm lạnh này nhiều lần trong ngày và có thể chườm lạnh trong 1 – 3 ngày đầu sau khi bị thương. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên chườm một lần quá lâu để đề phòng biến chứng, tránh tình trạng gây tụ máu hay chảy máu. Tuy nhiên với những ngưởi có tuần hoàn kém, dễ bị hạ nhiệt độ cơ thể thì không nên chườm lạnh và cần lưu ý không chườm lạnh nếu da bạn đang ở điều kiện kém hoặc bị rách và trầy da.