K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2018

gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu.Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình  đánh đập và khi được trả về chỉ là 1 thân xác rũ rượi.Được bà hàng xóm cho bát gạo , chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn . Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe và còn đánh chị và trói anh Dậu mang đi. Qúa phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt , quật ngã hai tên tay sai

nếu có hay thì k cho mình nhé

31 tháng 7 2018

Mưa đến rồi, lẹt đẹt... lẹt đẹt... Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu là nước tuôn rào rào... Mưa xuống sầm sập, giọt ngã giọt bay... Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa rầm rập vào phên nứa, đập lùng bùng vào lá chuối. tiếng giọt gianh đổ ồ ồ.

P/s : Những từ gạch chân là từ láy nha bn !

_Học_tốt_

31 tháng 7 2018

Từ láy : lẹt đẹt, lẹt đẹt,  lách tách, rào rào,sầm sập,  rào rào ,rầm rập,lùng bùng ,  ồ ồ

​chúc bạn hok tốt

31 tháng 7 2018

con dog a may

31 tháng 7 2018

 add lầy v :))

31 tháng 7 2018

Hạ đẳng cuối cùng vẫn hơn thứ súc vật như ai kia!

31 tháng 7 2018

Ý bạn là chó á?

31 tháng 7 2018

hả , chửi ai đấy

31 tháng 7 2018

thích đấu võ mồm thì kb

31 tháng 7 2018

   Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

hok tốt~~

31 tháng 7 2018

Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.

Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.

Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.

Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.

31 tháng 7 2018

loắt choắt 

xinh xinh

thoăn thoắt

nghênh nghênh

chim chích

31 tháng 7 2018

loắt choắt      nghênh nghênh

31 tháng 7 2018

k mk đi

31 tháng 7 2018

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.

hok tốt ~~

31 tháng 7 2018

Nguồn : Zing

Suốt cả quá trình hoạt động, Nguyễn Huệ Quang Trung rất chú ý tới con người xứ Nghệ. Đặc điểm riêng của điều kiện tự nhiên và truyền thống đấu tranh anh dũng lâu đời đã tạo cho người dân ở đây có được những bản lĩnh đáng quý là dám chịu hy sinh tất cả, một lòng một dạ ủng hộ những nghĩa cử anh hùng, chiến đấu để giành lại cuộc sống thanh bình, thịnh vượng cho quê hương, đất nước.

Nguyễn Huệ Quang Trung nhìn thấy rõ thế chiến lược của vùng đất Dũng Quyết, đã hạ chiếu: "Nay kinh đô Phú Xuân hình thế trắc trở, nay trị Bắc Hà, sự thế rất khó khăn. Theo đình thần nghĩ rằng: Chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về... Nhớ lại buổi hồi loạn kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn. Quả cung đã từng mở xem địa đồ. Thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng. Có thể chọn để xây dựng kinh đô mới, thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy”.

Vùng đất có hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng ở xã Yên Trường, huyện Chân Lộc là vùng đất nằm giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân nay thuộc phường Trung Đô, TP Vinh. Nguyễn Huệ đã giao cho Trấn Thủ Thận và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô.

Thành ngoài của Phượng Hoàng Trung Đô xây bằng đất, đá ong, hình tứ giác chu vi khoảng 2.820m, bờ thành cao từ 3-4 m, diện tích rộng 22 ha. Bao quanh phía ngoài thành có con hào rộng khoảng 30 m, sâu từ 2,5-3 m.

Thành nội xây bằng gạch vỗ và đá ong, chu vi 1.680 m cao 2 m. Trong thành nội có tòa lầu rộng 3 tầng, phía trước có bậc tam cấp bằng đá ong, phía sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái Hòa là nơi dùng cho việc thiết triều của vua Quang Trung.

Chỉ hơn 1 năm sau, ngày 5/10 năm Kỷ Dậu, trong tờ chiếu gửi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, một lần nữa Nguyễn Huệ - Quang Trung khẳng định việc xây dựng bằng được Phượng Hoàng Trung Đô để đóng đô ở Nghệ An “Trẫm 3 lần xa giá Bắc Thành. Tiên sinh đã chịu bàn chuyện thiên hạ. Người xưa bảo rằng “một lời nói mà dấy nổi cơ đồ”. Tiên sinh hẳn có thế, chứ không phải là hạng người chỉ bo bo làm việc gần mình mà thôi... Trẫm nay đóng đô ở Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây Tiên sinh hãy ra giúp nhau để trị nước...”.

Den tho Vua Quang Trung - diem nhan du lich thanh Vinh hinh anh 1
Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương
dâng hương trước Đền thờ Hoàng đế Quang Trung.

Theo tư liệu trong các thư tịch còn giữ được, vua Quang Trung đã làm việc ở Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất là hai lần.

Tiếc rằng, Vua Quang Trung đột ngột qua đời vào ngyà 29/7 năm Nhâm Tý (1792) nên chưa kịp dời đô từ Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô.

Phượng Hoàng Trung Đô là chứng tích hào hùng thể hiện tầm nhìn văn hóa của Nguyễn Huệ Quang Trung trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống thái bình, ấm no cho dân tộc Việt Nam.

Đến đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết

Thể theo nguyện vọng của nhân dân, để tỏ lòng biết ơn vị anh hùng áo vải dân tộc, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định ngày 23/7/2004 xây dựng đền thờ Vua Quang Trung tại địa phận khối 2 phường Trung Đô, thành phố Vinh.

Đền tọa lạc trên đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết có độ cao 97 m so với mặt nước biển, thuộc vùng đất linh thiêng được vua Quang Trung chọn đóng đô cách đây hơn 220 năm. Công trình được khánh thành vào ngày 7/5/2008. Đền có qui mô lớn, khuôn viên rộng, kiến trúc đẹp; có tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, tả vu, hữu vu, cổng tam quan, các đồ lễ tế khí … được phục chế theo văn hóa thời nhà Nguyễn.

Đây là một công trình văn hóa tâm linh gắn với du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tưởng niệm công ơn của Hoàng đế Quang Trung và thưởng ngoạn cảnh quan một vùng văn vật có sông núi hữu tình, vùng đất địa linh nhân kiệt giàu chất sử thi, đậm đà bản sắc xứ Nghệ. Đứng trên địa phận đền thờ vua Quang Trung chúng ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố Vinh, núi Hồng sông Lam, biển Cửa Lò, đảo Ngư, đảo Mắt, làng Tiên Điền quê hương đại thi hào Nguyễn Du, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Den tho Vua Quang Trung - diem nhan du lich thanh Vinh hinh anh 2
Đền thờ hoàng đế Quang Trung (Núi Dũng Quyết, TP. Vinh). Ảnh: Sỹ Minh.

Toàn bộ ngôi đền được làm bằng gỗ lim. Lối đi, bó vỉa, sân đền được lát đá Thanh Hóa tạo nên vẻ uy nghi, hiện đại nhưng không kém phần cổ kính. Hệ thống vì kèo kết cấu của đền kiểu giá chiêng chồng rường, chạm khắc họa tiết theo phong cách thời Nguyễn. Mái lợp ngói mũi hài, gồm hai lớp: ngói chiếu, ngói cót, nền được lát gạch bát tràng kiểu cổ phục chế từ Hà Tây. Tường xây gạch bát, cửa đi, cửa sổ kiểu bức màn thượng song hạ bản...

Đền có hai lối ra vào ở hai bên, chính giữa là nghi môn ngoại (Nghi môn tứ trụ) được thiết kế kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái theo Dịch học.

Tiếp đó là bình phong tứ trụ được dựng ngay trên trục chính đạo, được làm bằng đá chạm trổ rất công phu và đẹp. Hai bên bình phong khắc triện gấm, ở giữa là cuốn thư, trung tâm có hai chữ Thọ Đế. Phía trên nữa là hình rồng chầu mặt nguyệt. Dưới cùng là chân quỳ dạ cá, chạm hổ phù. Hai bên có hai con nghê đứng chầu, tượng trưng cho vai trò người bảo vệ kiểm soát linh hồn người ra vào.

Den tho Vua Quang Trung - diem nhan du lich thanh Vinh hinh anh 3
Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh Dũng Quyết, một địa chỉ văn hóa mới dựng lại trên nền của di sản văn hóa Phương Hoàng Trung đô xưa.

Qua bình phong tứ trụ là hai nhà bia ngoảnh mặt vào nhau song song với trục chính đạo. Nhà bia phía bên trái khắc bài “Công trạng vua Quang Trung”, nhà bia bên phải khắc bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”. Nối tiếp là nhà tả vu, hữu vu.

Qua khu vực này là nhà bái đường rộng lớn còn gọi là tiền đường, nơi để sửa soạn lễ, chỉnh trang trước khi hành lễ. Nhà Tiền đường có thể được xem là trung tâm của ngôi đền được thiết kế theo lối kiến thúc dân gian Việt Nam gồm ba gian hai chái, với bốn hàng cột.

Các khu nhà hậu đường, nghi môn đều có kiến trúc hai tầng, tám mái, các đỉnh, góc mái chạm hình rồng phượng uốn cong tạo nên thế uy nghiêm. Theo luật phong thủy, việc bố trí như vậy để ngăn cản tà khí…

Đền thờ Quang Trung được khởi công xây dựng trong thời gian 3 năm, với tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình hơn 22 tỷ đồng, do Công ty cổ phần xây dựng công trình văn hoá thuộc Bộ văn hoá - thông tin đảm nhận thi công. Đây là 1 trong 36 hạng mục công trình của quần thể di tích lịch sử Lâm viên núi Dũng Quyết.

Xứ Nghệ có nhiều cảnh sông núi hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được nhiều người biết đến. Không chỉ có vậy mà hiện nay đến Nghệ An du khách không thể không đến thăm viếng đền thờ vua Quang Trung - một công trình văn hóa tâm linh với nhiều nét huyền bí uy nghi.

Từ ngày khánh thành, đền thờ vua Quang Trung đến nay đã có hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… cũng từng đến viếng đền. Mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng nghìn người thập phương đổ về đây để tế lễ và thưởng ngoạn cảnh đẹp của đất trời.

31 tháng 7 2018
  1. Núi Dũng Quyết có 4 chi: Long thủ (đầu rồng), Phượng Dực (cánh phượng), Kỳ Lân (con Mèo) và quy bối (con Rùa). Người xưa gọi đây là đất tứ linh bởi có đủ Long, Ly, Quy, Phượng. Núi Dũng Quyết từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đã là vị trí yết hầu trên con đường thiên lý xuyên việt, trở thành căn cứ quân sự trọng yếu.
           Cuối thế kỷ XVII- thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Đất nước bị nội chiến chia cắt. Yên Trường (Vinh) là vị trí tranh chấp quyết liệt của tập đoàn Trịnh - Nguyễn. Đồn Thủy, Lũy Ông Ninh và vùng núi Dũng Quyết là đại bản doanh của chúa Trịnh Toàn. 
           Năm 1786, sau khi đánh tan quân chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ- Người anh hùng áo vải đất Tây Sơn- lên ngôi Hoàng đế lấy tên hiệu là Quang Trung, đã kéo quân ra Bắc dẹp chúa Trịnh. Trong những lần nghỉ chân ở đất Nghệ An, thế đất và lòng dân của vùng Yên Trường đã được Hoàng đến Quang Trung đặc biệt quan tâm với “hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng có thể chọn để xây dựng kinh đô mới”. Nhà Vua cho rằng nếu đóng đô ở đây vừa“khống chế được trong Nam, ngoài Bắc, vừa tiện cho Người tứ phương đến kêu kiện đi về “. Như vậy “ trước là vì xã tắc sơn hà, thứ đến là vì lương dân trăm họ “ Hoàng đế Quang Trung đã quyết định chọn vùng đất Yên Trường để lập Phượng Hoàng Trung Đô. Công việc xây dựng kinh đô đang tiến hành dang dở thì Quang Trung băng hà. Mặc dù Kinh Đô chưa được xây dựng xong nhưng từ đây Vinh trở thành mốc son lịch sử được chọn làm Kinh Đô cho cả nước và cũng chính thức trở thành Trấn sở Nghệ An.

       Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do Hoàng đế Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) cho xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết (Nay là thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam). Thành được xây vào năm 1788. Tại đây, vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng Hoàng, một loài chim trong truyền thuyết, có sức mạnh vô song, tung hoành trong trời đất. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Hoàng đế Quang Trung kiểm soát.

       Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng ở núi Dũng Quyết gồm có hai làn thành gọi là Thành ngoại và Thành nội, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, thành cao 3-4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rồng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với Điện Thái Hoà dùng cho việc thiết triều. Sách La Sơn phu tử nói rõ thêm: Núi Mèo (tức Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chấp vào núi ấy. Mặt Đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành. Cũng theo sách La Sơn phu tử, về kích thước của thành Ngoại, ngoài các vách núi làm bức luỹ tự nhiên, còn phải đắp bờ thành nam dài 300 m, bờ thành tây dài 450 m. Bề đứng ở những đoạn phải đắp cũng rất cao vì để hài hoà với vách núi.
       Để ghi nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ- Hoàng đế Quang Trung, được Chính phủ cho phép - tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh đã xây dựng Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên Núi Dũng Quyết, có ý nghĩa về lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh, góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Kế thừa truyền thống hào hùng của dân tộc, những người dân trên mảnh đất Phượng Hoàng Trung Đô đã nối tiếp nhau ra sức sản xuất, chiến đấu lập nên nhiều chiến công xuất sắc.
       Tháng 7/ 1924, Đảng Tân Việt đã được thành lập trên núi Con Mèo.
       Ngày 1/5/1930, một cuộc biểu tình đã nổ ra tại Ngã Ba Bến Thủy dưới chân núi Dũng Quyết mở đầu cho cao trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh 30- 31.
       Tháng 6/1957, Bác Hồ về thăm Nhà máy điện Vinh dưới chân núi Dũng Quyết
      Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở vùng đất này đã xuất hiện những tập thể anh hùng như Nhà máy điện Vinh, Nhà máy gỗ Vinh, phà Bến Thủy...

        Di tích Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô mãi là niềm tự hào của nhân dân thành phố Vinh và nhân dân Nghệ An.

                                                                                Nhớ Tk cho mình ngen OK !