K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

a) Em hoàn toàn đồng ý như thế.

b) Ở một bạn nam, em thích phẩm chất dũng cảm nhất.

    Ở một bạn nữ, em thích phẩm chất dịu dàng nhất.

c) Giải thích:

- Dũng cảm: Dám đương đầu với thế lực xấu, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.

-  Dịu dàng: Gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến các giác quan hoặc tinh thần. 

4 tháng 4 2018

Em ko đồng ý như vậy.Vì phụ nữ cũng có thể dũng cảm,cao thượng năng nổ,thích ứng với mọi hoàn cảnh.Còn nam giới cũng có thể cần mẫn và quan tâm đến mọi người.

9 tháng 6 2016
I. Mở Bài

"Người ko học như ngọc ko mài", bởi vậy, học tập là nhiệm vụ suốt đời của mỗi con người.Tuy nhiên, đối với mỗi người lại có những mục đích học tập # nhau. UNESCO -Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc-đề xướng mục đích học tập chung cho nhân loài: "Học để biết,học để làm,học để chung sông, học để tự khẳng định mình ". Người học sinh chúng ta nghĩ gì về mục đích học tập ấy?

II. Thân Bài

"Học " là hoạt động thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo do người khác truyền lại. Mục đích học tập là yếu tố quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy và định hướng cho hoạt động học tập của con người.

Chúng ta cần hiểu mục đích học tập do UNESCO đề xướng như thế nào?

Học để biết là mục đích cơ bản nhất của việc học tập yêu cầu người học tiếp thu kiến thức. Đó là những hiểu biết cơ bản về tự nhiên và xã hội có liên quan đến cượ sống con người. Học để làm, học để chung sông, học để tự khẳng định mình là những mục đích thể hiện yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức giúp người học từng bước hoàn thiện bản thân.

Học để làm là học tập để có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho gia đình, xã hội. Người sinh viên sư phạm học để trở thành người dạy học. NGười sinh viên y khoa học để trở thành thầy thuốc. Người học sinh lớp hàn học để trở thành người người thợ hàn ...Đó là những công việc đòi hỏi người học vận dụng những gì đã học để tạo ra sản phẩm cho xã hội

Học để chung sống lầ học để có khả năng hoà nhập với cộng đồng người, tạo ra mqhtoots đẹp,gắn bó, bền vững... với gia đình,bạn bè, thầy cô,đồng nghiệp,... Trên thực tế,có những người rất thành công trong côg việc nhưng không có đc mph tốt đẹp với những người xung quanh. Họ sống cô đơn,gặp khó khăn trong việc trao đổi tâm tư tình cảm với những người thân,bạn bè. Thậm chí có những người bị người thân,bạn bè xa lánh. Sở dĩ như vậy bởi họ ko học đc kĩ năng sống, không biết cách ứng xử , ko biết cách thể hiện mình...

Học để tự khẳng định mình - học tập để có thể phát huy,bộc lộ những khả năng lớn nhất của bản thân;để đc xã hội thừa nhận những khả năng ấy từ đó khẳng định cái tôi cá nhân của mình. Để có thể khẳng định mình trên một lĩnh vực nào đó,người học phải có đc những thành tựu xuất sắc. Muốn vậy,việc học không chỉ dừng lại ở mức tiếp thu kinh nghiệm của người đi trước mà còn cần tiến xa hơn nhiều bước là học sáng tạo. Nghĩa là tạo ra nguồn tri thức mới,những kĩ năng,kĩ xảo mới mang tính đóng góp cho lĩnh vực mình tìm hiểu nghiên cứu.

Vậy mục đích cưới cùng của việc học là vận dụng đc những diều đã học vào cuộc sống để trỏ thành những người có ích cho xa hội.

Từ mục đích học tập chung do UNESCO đề xướng,thiết gnhix, người học sinh có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích.

Trước hết trong việc học tập chúng ta cần xây dựng cho mình một mục đích học tập đúng đắn,trong sáng,tiến bộ. Dù mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau,một mơ ước khác nhau nhưng mục đích học tập của mỗi người bện cạnh việc đảm bảo quyền lwoij cá nhân vẫn không thể đi ngược lại lợi ích của gia đình và cộng đông xã hội. Một mục đích học tập đúng đắn sẽ đc người thân và xa hội ủng hộ,tạo điều kiện thuận lwoij để thực hiện và nhờ vậy,mục đích đó sẽ nhanh chóng đạt đc. Chẳng những vậy,mục đích học tập tiến bộ giống như ánh sáng lí tưởng soi đường để chúng ta có đọng lực tự thúc đẩy mình học tập

Trong học tập,chúng ta có những cố gắng và nỗ lực thực sự,biết kết hợp học với hành để vận dụng tốt nhất những điều đã học vào cuộc sống.

III. Kết Bài

Mục đích học tập do UNESCO đề xướng là những mục đích học tập tiếng bộ và thực sự phù hợp,thực tế,bám sát những yêu cầu của cuộc sống. Mỗi công dân trên thế giới nói chung và thế hệ người Việt trẻ hôm nay nói riêng nên có sự định hướng chung về mục đích học tập để tạo ra những động lục học tập tốt đẹp góp phần xây dựng và phát triển thế giới

9 tháng 6 2016

a. Mở bài: giới thiệu ý kiÕn và nêu ý nghĩa cña câu nói ®ã.

b. Thân bài:   

 - Giải thích câu nãi: Mục đích học tập của học sinh, sinh viên thời nay:

           + Học để biết: Tiếp thu kiến thức. Bởi vì con người có thông minh, uyên bác đến đâu thì kiến thức cá nhân vẫn chỉ là hữu hạn còn kiến thức nhân loại thì vô hạn. Muốn “biết” nhiều thì phải “học”.

+ Học để làm: Yêu cầu thực hành, học đi đôi với hành

+ Học để chung sống: Vận dụng kiến thức để có sự hòa đồng.

+ Học để tự khẳng định mình: Từng bước hoàn thiện nhân cách, trở thành con người hoàn hảo.

àLà yêu cầu thực hành, vận dụng vốn kiến thức đã “biết” để tạo nên những thành quả có ích cho bản thân, gia đình, cho cuộc sống của nhân loại. Ví dụ có học sinh mơ ước học tập để trở thành kỹ sư nông nghiệp lai tạo ra giống cây trồng mới có năng suất phục vụ đời sống, có người muốn học để chế ngự thiên nhiên.... Khi vận dụng kiến thức tạo nên thành quả càng có giá trị cho đời sống con người thì ta đã từng bước hoàn thiện nhân cách mình, khẳng định giá trị của mình.

 - Ýnghĩa câu nói: Tiếp thu kiến thức à vận dụng kiến thức à  hoàn thiện nhân cách để tự khẳng định mình trong cuộc sống.

   Mục đích học tập do UNESCO đề xướng đặt ra yêu cầu từ thấp đến cao và có mối quan hệ chặt chẽ. Mục đích đó hoàn toàn đúng đắn có tác dụng định hướng cho mục đích học tập của học sinh, sinh viên ngày nay.

c. Kết bài: 

    - Khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của học tập đối với cuộc sống của con người.

    - Rút ra bài học và phương hướng phấn đấu bản thân.

cảm nhận về tình bạn đẹp (đoạn văn)tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp nhất của mỗi con người.Vậy tình bạn đẹp là gì?Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó,yêu thương,chia sẻ,đồng cảm,trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.Tình bạn đẹp sẽ đi xa hơn nếu chúng ta có thể tôn trọng lẫn nhau và chân thành,tin cậy nhau.Có tình bạn đẹp thì ta sẽ có nhiều niềm vui và...
Đọc tiếp

cảm nhận về tình bạn đẹp (đoạn văn)

tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp nhất của mỗi con người.Vậy tình bạn đẹp là gì?Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó,yêu thương,chia sẻ,đồng cảm,trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.Tình bạn đẹp sẽ đi xa hơn nếu chúng ta có thể tôn trọng lẫn nhau và chân thành,tin cậy nhau.Có tình bạn đẹp thì ta sẽ có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn vì những người bạn tốt đó sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp ta có ý chí vượt qua khó khăn gian khổ hay những lúc buồn vui,thăng trầm trong cuộc sống.Qua bạn bè chúng ta có thể học hỏi nhiều thứ để hoàn thiện bản thân.Vì thế hãy mở lòng ra cx bạn bè và học hỏi những tính tốt,thế mạnh của họ để bản thân tốt hơn từng ngày.Còn gì tuyệt hơn khi những buổi chiều cuối tuần lại lang thang cùng bạn bè trên những con đường quen thuộc kể cho nhau nghe những niềm vui trong cuộc sống tán phét những câu truyện thú vị hằng ngày rồi mơ tưởng đến những ước mơ viển vông trong trương lai không xa.thật thuyệt khi có những người bạn bên cạnh,nếu k có họ cuộc sống này sẽ ra sao,nó sẽ chết úa như những cây cỏ khô giữa trời trưa hè nóng bức,sẽ là thế giới tàn lụi k tiếng cười của những chết chóc và tham lam.Âý vậy mà vẫn có người k bt quý trọng tình bạn: chơi vs bạn k chân thành,còn vụ lợi...Có đc tình bạn đẹp đã khó mà giữ gìn tình bạn lại càng khó hơn.Vì thế để tình bạn luôn đẹp mỗi người phải luôn vị tha lẫn nhau để ngọn lữa tình bạn bập bùng cháy mãi.

mọi người cho nhận xét để tớ sửa

13
9 tháng 10 2017

Mình thấy bạn viết hay đó

Nhưng mình nghĩ bạn nên kể cảm xúc của mình về bạn hàng xóm nữa

Nhưng ngôn ngữ thì nên hợp với hiện tại, không nên viết quá

Những góp ý của mình đó nha

9 tháng 10 2017

em thấy hay đó

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ THỂ LOẠI

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.


 

II. KIẾN TỨC CƠ BẢN

1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

4. Về ca Huế:

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.

2. Cách đọc

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

 

3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.

20 tháng 2 2016

I. VỀ THỂ LOẠI

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.


 

II. KIẾN TỨC CƠ BẢN

1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

4. Về ca Huế:

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.

2. Cách đọc

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

 

3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.

4 tháng 3 2016

Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

4 tháng 3 2016

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe Bụi tre

Tần ngần Gỡ tóc

Hàng bưởi Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

banh

23 tháng 2 2018

Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, thoạt tiên người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là sự xấu hổ. Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương. Chính cảm giác xấu hổ ấy giúp ta phát hiện ra phần đẹp nhất trong tâm hồn của người anh.

 

22 tháng 2 2018

Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

10 tháng 2 2018
hồng hơi hâm
10 tháng 2 2018

Hậu Hải Hà hơi hâm,hối hả hỏi Hồng Hiếu Hoa : Hoa , Hoa , Hoa ! Hoa học Hóa hay học hình học.? 
Hồng, Hiếu, Hoa hậm hực : Hà hà ! Học hình học, học hoài hổng hết. Hay Hồng Hiếu Hoa học hóa học hè ? Học hóa học hơi hay hơn học hình học Hải Hà ha !

26 tháng 1 2018

Em rất thích xem bộ phim Đất phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi - một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược.

   Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ỏ mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên.

   Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.

   Em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

   Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối...

   Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ... Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ "tức khơ mâu" tiếng Miên, nghĩa là "nước đen".

   Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lóp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

   Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...

   Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.

   Chợ Năm Căn phong phú về hàng hoá, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

   Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ:

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển...

Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền xé sóng - mũi Cà Mau.

BN THAM KHẢO VÀ K CHO MK NHA

CHÚC BN HC GIỎI

25 tháng 1 2018

sorry bài này quá khó nên mình không biết làm nhưng hình hiển thị của bạn rất đẹp

9 tháng 6 2016

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.

Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...

Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.

Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường 

 Học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước. Vì vậy, giáo dục luôn là vấn đề quan trọng gây quan tâm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Tuy nhiên hiện nay đang xuất hiện nhiều tiêu cực gây nhiều ảnh hưởng xấu cho nền giáo dục nước ta, cho nên cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” rất đang rất được sự ủng hộ và hưởng ứng trên cả nước.

Hiện tượng “tiêu cực thi cử” và “bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp. “Tiêu cực trong thi cử” là những hành vi gian lận khi thi cử như thí sinh mang vào phòng thi và sử dụng những tài liệu hoặc thiết bị không được cho phép, hay giám thị coi thi cố tình lờ đi cho thí sinh sử dụng tài liệu hay trao đổi với nhau… Còn “bệnh thành tích trong giáo dục” là gì? Đó là những danh hiệu thi đua của thầy và trò, giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ. Đó là hành động vi phạm có ý thức. Vậy ý nghĩa của cuộc vận động này là phòng chống và ngăn chặn các hành vi gian lận, bao che trong dạy, học và thi cử.

Vấn đề đã và đang trở nên rất cấp thiết. Đây không còn chỉ là cuộc vận động của bộ, ngành mà là của toàn ngành giáo dục. Tiêu cực và bệnh thành tích đã có từ lâu. Nếu để tiêu cực tiếp tục kéo dài, học sinh không có động lực để học, không tiếp thu được kiến thức, sẽ không có tương lai. Các thầy cô cũng không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.

Hiện nay, cái mà học sinh cần khi tốt nghiệp phổ thông không phải là tấm bằng thuần tuý mà là năng lực để học nghề, hay học lên đại học, gây dựng một tương lai cho bản thân. Vì vậy, cuộc vận động này chính là lợi ích của học sinh. Nếu loại bỏ được căn bệnh “chạy theo thành tích” như hiện nay thì sẽ không còn tình trạng học sinh, sinh viên phải “chọi nhau” ở các kỳ thi tập trung đông đúc do việc học, cách học, thời gian học,… thầy cô sẽ không phải làm những việc không đúng với lương tâm, tấm lòng mình, đó là báo cáo sai sự thật để đạt thi đua. Khi đó, thầy cô sẽ được giải phóng khỏi những việc không hiệu quả, cả thầy lẫn trò không còn phải bận tâm với chuyện thi cử, tranh đua mà được tự do lựa chọn và việc đánh giá chất lượng học hành trở nên thông thường như mọi hoạt động khác diễn ra trong trường học. Hơn nữa nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng với thực lực của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những bỡ ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội, mà những kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, là nền tảng để họ thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Với lực lượng những người trẻ và hoài bão muốn cống hiến của họ như hiện nay thì việc nước ta có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” sẽ không còn xa.

Cuộc vận động được triển khai đã gần ba năm và nhận được sự đồng tình lớn từ xã hội.

Tuy nhiên, vần còn khá nhiều trường hợp không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên còn thoả hiệp hoặc làm ngơ, vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực, hiện tượng chạy trường, chạy lớp, lấy tỉ lệ để nâng thành tích vẫn còn ở một số nhà trường, học sinh vẫn còn xu hướng ỷ lại, chán học, và rồi dẫn đến gian lận trong các kì kiểm tra và thi cử. Ngoài ra còn xảy ra trường hợp một số giáo viên dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực nhưng lại bị trù dập và chịu sức ép từ nhiều phía. Đó đều là những hành vi đáng lên án và chê trách. Tuy không thấy được cái hại trước mắt nhưng sẽ gây hại cho cho tương lai của học sinh, hay rộng hơn là cho xã hội, cần phải được ngăn chặn.

Để phòng chống “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, mỗi cá nhân và tập thể cần phải hưởng ứng và hành động. Bắt đầu từ gia đình, nếu các bậc cha mẹ cứ chăm chăm

vào lỗi lầm của con cái, la mắng, trách phạt chúng vì những lỗi lầm ấy, sẽ rất dễ khiến con cái họ khó lòng vượt lên mặc cảm là kẻ hậu đậu mà tự ti, không chịu khó cố gắng, không có ý chí vươn lên. Hoặc trái lại là một số phụ huynh mặc cho con cái buông thả, rồi sau đó chạy chọt khắp nơi
cho con vào trường tốt, lớp tốt dù chúng không đủ trình độ, để rồi “đuối”, không theo kịp và tiếp tục dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh cách suy nghĩ,

cách dạy dỗ con cái để không gián tiếp hại con của mình. Các nhà quản lí giáo dục và giáo viên nên triển khai cuộc vận động bằng cách đừng quá coi trọng thành tích, thay đổi suy nghĩ sai lệch của phụ huynh và học sinh về “trường chuyên, lớp chọn”, xóa bỏ tình trạng “ngồi nhầm lớp”, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh, chú trọng hơn trong việc dạy tốt, học tốt… Và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để cuộc vận động thành công là chính bản thân học sinh. Mỗi học sinh nên nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của việc học để tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, và có thể tự tin thành công bằng chính thực lực của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tránh thực hiện những hành vi sai trái, phản giáo dục.

“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là cuộc vận động có ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Những năm gần đây,

với sự cố gắng không ngừng của một số tập thể, cuộc vận động đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Vì vậy chúng ta có quyền tin rằng nền giáo dục Việt Nam trong tương lai sẽ xóa bỏ được.

9 tháng 6 2016

Gợi ý :

    a) Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…

    b) Thân bài:

        - Phân tích hiện tượng.

         + Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình…(DC)

        + Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường( DC)

 à Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

    - Bình luận về hiện tượng:

        + Đánh giá chung về hiện tượng.

        + Phê phán các biểu hiện sai trái: Thái độ học tập gian lận;  Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.

    c) Kết bài.  - Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.

                       - Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.  

31 tháng 1 2016

Âm vang của thời đại Đông A với những chiến công lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm, ba lần đánh bại Nguyên - Mông đã in dấu trên nhiều trang viết của các nhà thơ đương thời. Phạm Ngũ Lão - danh tướng nhà Trần "đánh đâu thắng đó" cũng ghi lại những xúc cảm của mình qua Thuật Hoài - tác phẩm thể hiện rất đẹp hình ảnh và khí thế của người trai thời đại, cũng là tư thế của dân tộc trong những ngày hào hùng ấy.

 

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

 

Bài thơ chữ Hán, vẻn vẹn 28 chữ đã có một dung lượng thông điệp thẩm mỹ lớn, thể hiện khí phách nhà thơ - dũng tướng. Thi ngôn chí là nội dung tư tưởng của đề tào Thuật hoài, Vịnh hoài, cảm hoài... Nhưng sẽ không thể có cái ung dung hào sảng nếu tách bài thơ ra khỏi không khí thời đại bừng bừng "sát Thát". . Bài thơ không tách rời khỏi quỹ đạo tư tưởng Nho giáo trong mẫu hình người anh hùng cá nhân phong kiến nhưng trước hết nó là nỗi lòng của người "một thời tuy đã nên tướng giỏi - chí khí anh hùng vẫn khát khao". Giấc mộng lập công dương danh luôn là điều ám ảnh những kẻ sĩ, đại trượng phu thời phong kiến, đi liền với các tước phong công, hầu, khanh, tướng. Nhưng trong bài thơ này, con người đã được phác bằng những câu thơ có sức khái quát cao độ tinh thần dân tộc tự cường.

 

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

 

Câu khai đề của bài thơ đã tạo một tư thế rất đẹp của con người. Bản dịch vung giáo, múa giáo đều không ổn vì lập tức nó sẽ phá vỡ đi đối trọng con người - không gian. Một bên là giang sơn - sông núi quê hương rộng lớn; một bên là con người hoành sóc - cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Thế "hoành" của ngọn giáo khiến tầm vóc con người như vươn lên ngang tầm sông núi. Hình ảnh người lính vệ quốc toát lên vẻ bình thản hiên ngang. Không những thế, trong mối tương quan con người - thời gian còn làm nổi bật ấn tượng về sự bền bỉ , uy dũng của người trai thời đại. Bởi lẽ con người không chỉ đứng đó trong thoáng chốc mà đã trải qua "mấy thu" rồi. Câu thơ xác lập một tư thế con người lồng lộng giữa đất trời, ngang tầm vũ trụ. Không những thế, cả đoàn quân cùng chung tư thế ấy:

 

Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu

 

Câu trên là hình ảnh, câu dưới là thần thái con người. Người chiến sĩ cầm ngang ngọn giáo kia với tam quân đã tạo thành một tường thành vững chắc, im phăng phắc mà khí thế "xung thiên". Câu thơ còn gợi về một ý thơ của Quảng Nghiêm thiền sư: "Nam nhi tự hữu xung thiên chí". Tư thế sẵn sàng xung trận đã hình thành tứ thơ thật đẹp "tỳ hổ khí thôn ngưu". Tuy rằng cách diễn ý chưa thoát khỏi lối ước lệ tượng trưng quen thuộc của thơ xưa nhưng để hiểu cặn kẽ cũng không phải là điều đơn giản. Theo cảm quan thẩm mỹ cổ điển, câu thơ gợi lên khí phách đoàn quân quyết chiến làm át cả sao Ngưu - vì tinh tú sáng chói trên trời. Nhưng cách hiểu "ba quân như hổ mạnh nuốt trôi trâu" đem đến cảm nhận cụ thể hơn về sức mạnh của quân đội còn non trẻ đương đầu với đội quân Nguyên - Mông hùng mạnh và thiện chiến, dường như có hàm ý ngợi ca tự hào mạnh mẽ hơn. Bởi lẽ tỳ hổ là cách so sánh mang đậm chất võ của người thống lĩnh ba quân. Trong sự liên tưởng ấy, hổ và trâu hoàn toàn không làm mất đi giá trị thẩm mỹ của câu thơ mà làm rõ hơn cho dũng khí của quân đội nhà Trần.

 

Nhưng hai câu thơ đầu mới chỉ là nền để nhà thơ bộc bạch lòng mình:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu  

 

Đây mới là điều canh cánh bên lòng của người dũng tướng, gắn với bổn phận của kẻ làm trai thời phong kiến . Bao đời nay, nợ công danh từng là niềm ám ảnh khôn nguôi với những người làm trai trong thời phong kiến. Phải chăng, một người anh hùng như Phạm Ngũ Lão cũng không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn "công hầu kha nh tướng" ấy? Giả sử có như vậy cũng là lẽ thường tình, nhất là trong thời đại giá trị con người được tạo nên từ những chiến công - thời thế tạo anh hùng. Câu thơ bộc lộ niềm khao khát lớn, một điều băn khoăn chưa trả với đời của người trai làng Phù Ủng năm nào. Tất cả nỗi niềm của ông được thổ lộ trong sự đối sánh với tấm gương Vũ Hầu Gia Cát Lượng thuở xưa. Bậc mưu thần, danh sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc, người đã xả thân vì cơ nghiệp nhà Thục, vì chúa Lưu Bị, nhắm mắt chưa yên công cuộc "ủng Lưu phản Tào". Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm Ngũ Lão nào khác nguời xưa khi ông mong muốn làm nên công nghiệp phò tá cho vua, thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân cao cả của bề tôi trung thành tận tuỵ. Nỗi thẹn của người anh hùng toả sáng một nhân cách lớn. Băn khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm toàn ý hướng về nghiệp lớn muôn đời, vì sự bình yên của sơn hà xã tắc.

 

Bài thơ là sự phản chiếu một thời đại hào hùng, khi lý tưởng trung quân ái quốc hoà nhịp trọn vẹn trong tình cảm, tâm hồn nhà thơ, thời đại "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước ra sức".Tâm nguyện của Phạm tướng quân đã phản chiếu tâm tư của bao người trai thời Trần : ý thức rõ giá trị bản thân, nhận rõ sự gắn bó cá nhân với cộng đồng - dân tộc - đất nước. Xúc cảm hào hùng toả sáng trong hình tượng thơ, đem đến cho người đọc cái nhìn trọn vẹn về con người thời đại Đông A.

 

31 tháng 1 2016

Việt Nam, đất nước tuy bé nhỏ đầy những gian lao vất vả nhưng rất đỗi anh hùng đã trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước với những mốc son chói lọi trong lịch sử. Một trong những mốc son ấy chính là ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược của vua tôi nhà Trần. Nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử. Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được ghi lại trong những áng văn chương kiệt xuất như: "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, v.v… Đặc biệt và nổi bật hơn hết cả là tác phẩm "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là một khúc tráng ca hào hùng và mang nặng nỗi niềm của tác giả.

 

Phạm Ngũ Lão sinh ra trong thời kì loạn lạc với cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của đất nước. Tên tuổi của ông gắn liền với câu chuyện về một chàng trai nghèo mãi nghĩ kế giúp vua đánh giặc đến nỗi bi giáo đâm vào đùi. Bên cạnh một nhà quân sự tài giỏi, ông còn là một nhà thơ vĩ đại với hai tác phẩm "Thuật hoài" và "Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương" còn vang vọng mãi với non sông.

 

"Thuật hoài" là bản tuyên ngôn về lý tưởng của kẻ làm trai là chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước đồng thời thể hiện khí thế, sức mạnh và khát vọng chiến thắng của một thời đại anh hùng. Bài thơ tiêu biểu cho quy luật văn chương nghệ thuật "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"

 

Mở đầu bài thơ là hình ảnh tráng lệ với âm hưởng hào hùng:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"

 

Bước vào thời đại chiến tranh ấy, cái thời mà ngọn lửa như thiêu đốt cả tâm hồn quyết tâm diệt tan kẻ thù xâm lăng bờ cõi, khẳng định lại một lần nữa: "Nam quốc sơn hà Nam Đế cư"! Và khi đó, xuất hiện tư thế hiên ngang của người anh hùng đất Việt "hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu". Câu thơ đầu tiên đã vẽ nên hình tượng oai phong lẫm liệt của người tráng sĩ với tư thế cầm ngang ngọn giáo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tư thế ấy mang đậm tính tự hào rằng mình là người con đất Việt và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bờ cõi Việt, bảo vệ nhân dân Việt, bảo vệ non sông gấm vóc ngàn thu này. Hình ảnh lớn lao của người chiến sĩ đã sánh với tầm vóc bao la hùng vĩ của đất trời, lấn át cả khí thế của quân giặc. Đó còn biểu trưng cho lối sống cao đẹp cống hiến hết sức để bảo vệ đất nước một cách kiên trì, nhẫn nại. Dù bao nhiêu năm đi chăng nữa thì lí tưởng bảo vệ, khôi phục non sông vẫn mãi trường tồn.

 

Nếu câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kỳ vĩ mang tầm vóc vũ trụ thì câu thơ thứ hai tô đậm hình ảnh "ba quân" tượng trưng cho sức mạnh của quân đội nhà Trần và sức mạnh dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ.

"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

 

Đội quân "Sát Thát" ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. "Khí thôn ngưu" nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời xuất phát từ câu "khí thôn Ngưu đẩu" hay đó chính là khí thể hùng mạnh có thể nuốt trôi trâu của tam quân thời Trần. Biện pháp nghệ thuật cường điệu hoá sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, có tính sử thi. Hình ảnh ẩn dụ so sánh: "Tam quân tì hổ…" trong thơ Phạm Ngũ Lão rất độc đáo, không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội quân "Sát Thát" bất khả chiến bại mà nó còn khơi nguồn cảm hứng thơ ca; tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học dân tộc:          

Thuyền bè muôn đội,

Tinh kì phấp phới.

Hùng hổ sáu quân,

Giáo gươm sáng chói.

(Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu)

Nếu tư thế của tráng sĩ với hình ảnh cây trường giáo như đo bằng chiều ngang của non sông thì tư thế của ba quân lớn mạnh đo bằng chiều dọc gợi không gian mở ra theo chiều rộng của núi sông và mở theo chiều cao đến tận sao Ngưu thăm thẳm. Con người kì vĩ như át cả không gian bao la, kì vĩ. Hình ảnh tráng sĩ lồng vào trong hình ảnh dân tộc thật đẹp có tính chất sử thi, hoành tráng. Đó chính là sức mạnh, âm vang của thời đại, vẻ đẹp của người trai thời Trần, là sản phẩm của "hào khí Đông A". Nói cách khác, đó là hình ảnh con người vũ trụ, mang tầm vóc lớn lao. Con người ấy vì ai mà xông pha, quyết chiến? Tất cả xuất phát từ trách nhiệm, ý thức dân tộc và nền thái bình. Vì thế con người vũ trụ gắn với con người trách nhiệm, con người ý thức, bổn phận, con người hành động, đó chính là những biểu hiện của con người cộng đồng, con người xả thân vì đất nước.

Nếu ở hai câu đầu giọng điệu sôi nổi hùng tráng thì đến đây âm hưởng thơ bỗng dưng như một nốt trầm lắng lại với lời bộc bạch, tâm sự, bày tỏ nỗi lòng của nhà thơ:

"Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu"

 

Thời xưa, Nho giáo đã nêu lên triết lí kẻ làm trai từ lúc sinh ra đã gánh nợ công danh. Người đàn ông phải hướng đến "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" lấy đó là lí tưởng, là cái đích phải hướng tới. Nói như Nguyễn Công Trứ thì:

"Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông".

 

Thời Trần, cái chí làm trai ấy là "Phá cường địch, báo hoàng ân" của vị anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản, là câu nói quả quyết của Thái sư Trần Thủ Độ: "Đầu thần còn chưa rơi xuống xin bệ hạ đừng lo" hay đó là vị Quốc Công tiết chế với "Hịch tướng sĩ" mang đậm hào khí anh hùng: "…dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng". Ấy chính là khát vọng được gánh vác vận mệnh đất nước, dân tộc, lập chiến công hiển hách, là lý tưởng lập công danh sự nghiệp của nam nhi thời loạn lạc. "Công danh" mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ "công danh" tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm.

 

Đặt trong thời đại của Phạm Ngũ Lão, chí làm trai này đã cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp lớn lao "cùng trời đất muôn đời bất hủ". Phạm Ngũ Lão cũng từ cái chí, cái nợ nam nhi, nam tử đó mà cùng dân tộc chiến đấu chống xâm lược bền bĩ, ròng rã bao năm. Đặc biệt ở đây cũng từ cái chí, cái nợ đó mà nảy sinh trong tâm trạng một nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão "thẹn" chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Thẹn bởi vì so với cha ông mình chưa có gì đáng nói. Gia Cát Lượng là quân sư của Lưu Bị, mưu trí tuyệt vời, song điểm làm cho Gia Cát Lượng nổi tiếng là lòng tuyệt đối trung thành với chủ. Vì thế "luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu" thực chất là một lời thề suốt đời tận tuỵ với chủ tướng Trần Hưng Đạo. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Thu vịnh" từng bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào Tiềm – một danh sĩ cao khiết đời Tấn. Với Phạm Ngũ Lão, tuy là một nhà thao lựơc kiệt xuất, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần hai, ba nhưng ông vẫn tự thấy hổ thẹn. Ông thẹn vì chưa khội phục được giang sơn, vì kém cỏi chưa được như Vũ hầu, chưa báo được Hoàng ân. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Ẩn sau cái thẹn cao cả, khiêm tốn và ấy là cả một nỗi niềm khao khát được cống hiến hơn nữa cho Tổ quốc, cho dân tộc. Ông nguyện học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu "Khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai,…" để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: "Non sông nghìn thuở vững âu vàng".

 

Thuật hoài là một bài thơ Đường luật ngắn gọn nhưng hàm súc với thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng, khái quát kết hợp với bút pháp hoành tráng mang âm hưởng sử thi đã khắc họa vẻ đẹp của người anh hùng hiên ngang, hùng dũng với sức mạnh lý tưởng lớn lao cao cả, tâm hồn sáng ngời nhận cách cùng khí thế hào hùng, quyết chiến quyết thắng của "hào khí Đông A"-hào khí thời Trần. Ngày nay, việc "cứu nước phò nguy" đâu phải là không cần thiết nữa vì vậy, mỗi thanh niên chúng ta cần học tập thật tốt, rèn luyện nhân cách đạo đức, xác định cho mình lí tưởng sống đúng đắn và quan trọng hơn là phải biết ước mơ và hành động vì sự nghiệp đất nước, đưa Việt Nam sánh ngang tầm với các cường quốc khắp năm châu.