K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần II: Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng.”Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp...
Đọc tiếp

undefined

Phần II: Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có câu thơ sau: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng.”

Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn).

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân?

Câu 3: Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay.

9
28 tháng 4 2021

Câu 1 :

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Nội dung : Khổ thơ thứ hai của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" với việc sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo cũng các biện pháp tu từ hấp dẫn đã cất lên lời ca, tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả. Đồng thời, khổ thơ cũng thể hiện không khí lao động hăng say và niềm mong ước của những người lao động làng chài.

28 tháng 4 2021

Câu 2: 2. Ẩn dụ "lái gió", "buồm trăng". Qua những biện pháp tu từ, có thể thấy những người ngư dân có một tâm hồn thật lãng mạn, mộng mơ

Phần I: Cho đoạn trích sau:“Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo … Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.- Này, thầy nó ạ.Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.- Thầy nó ngủ rồi à?- Gì?Ông lão khẽ nhúc nhích.- Tôi thấy người ta đồn …Ông lão gắt lên:- Biết rồi!Bà Hai nín bặt. Gian nhà...
Đọc tiếp

undefined

Phần I: Cho đoạn trích sau:

“Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo … Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

- Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

- Thầy nó ngủ rồi à?

- Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

- Tôi thấy người ta đồn …

Ông lão gắt lên:

- Biết rồi!

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.” (Trích Làng – Kim Lân)

Câu 1: Dấu chấm lửng trong câu “Tôi thấy người ta đồn …” có tác dụng gì? Sự việc mà bà Hai nghe “người ta đồn” là sự việc nào?

Câu 2: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì?

Câu 3: Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gì?

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp phân tích tâm trạng ông Hai kể từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép nối liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ).

9

Câu 3: Phương châm hội thoại bị vi phạm và tác dụng:
- Phương châm hội thoại bị vi phạm: phương châm về chất và phương châm lịch sự
- Mục đích: bộc lộ diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai: đau khổ, chán chường, thất vọng... khắc họa tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật.

Câu 4: Viết đoạn văn làm rõ tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc:
- Phân tích ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; cách sử dụng các kiểu câu, dấu câu để bộc lộ cảm xúc... thông qua các dẫn chứng để thấy được diễn biến tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Khi mới nghe tin: sốc, sững sờ.
- Khi về nhà: đau khổ, chán chường, thất vọng, tủi nhục. (chú ý các sự việc hợp lí)
- Khi buộc phải lựa chọn: tuyệt vọng, bế tắc.
® Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và sự vận dụng linh hoạt các kiểu ngôn ngữ đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm đã khắc họa tình yêu làng, yêu nước sâu sắc ở nhân vật ông Hai.

[Ngữ văn 12] Đọc đoạn trích sau:“Trong cuộc đời, mỗi chúng ta đều có ba kẻ thù cần phải tiêu diệt: do dự, nghi ngờ và sợ hãi. Ba kẻ thù này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc đưa ra quyết định và hành động.Trái với do dự là tính quyết đoán, và đây chính là một trong những biểu hiện của lòng dũng cảm. Sự bất tử của mỗi người...
Đọc tiếp

[Ngữ văn 12] 

Đọc đoạn trích sau:

“Trong cuộc đời, mỗi chúng ta đều có ba kẻ thù cần phải tiêu diệt: do dự, nghi ngờ và sợ hãi. Ba kẻ thù này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc đưa ra quyết định và hành động.

Trái với do dự là tính quyết đoán, và đây chính là một trong những biểu hiện của lòng dũng cảm. Sự bất tử của mỗi người nằm ở việc họ có dám đưa ra quyết định hay không. Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải cực kì can đảm. Bên cạnh đó, giá trị của các quyết định lại phụ thuộc vào mức độ dũng cảm khi hành động (…). Con người ta sẽ chẳng làm nên trò trống gì nếu không có một ý tưởng táo bạo, một tư duy đột phá và lòng can đảm để hiện thực hóa chúng. Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn là cứ ôm khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước. Cuộc đời bạn sẽ ra sao nếu bạn không bao giờ dám làm một điều gì lớn lao?

Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình để có thể giúp con người sống một cuộc đời đích thực. Với lòng dũng cảm, bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại của cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ những ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng cảm thực sự”.

(Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?

2. Theo tác giả, ba kẻ thù mà trong cuộc đời mỗi con người cần phải tiêu diệt là gì?

3. Theo anh / chị, vì sao “Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải cực kì can đảm”?

4. Lời khuyên “Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn là cứ ôm khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/ chị?

5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để rèn luyện lòng dũng cảm?

2

[Ngữ văn 12] 

Đọc đoạn trích sau:

“Trong cuộc đời, mỗi chúng ta đều có ba kẻ thù cần phải tiêu diệt: do dự, nghi ngờ và sợ hãi. Ba kẻ thù này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc đưa ra quyết định và hành động.

Trái với do dự là tính quyết đoán, và đây chính là một trong những biểu hiện của lòng dũng cảm. Sự bất tử của mỗi người nằm ở việc họ có dám đưa ra quyết định hay không. Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải cực kì can đảm. Bên cạnh đó, giá trị của các quyết định lại phụ thuộc vào mức độ dũng cảm khi hành động (…). Con người ta sẽ chẳng làm nên trò trống gì nếu không có một ý tưởng táo bạo, một tư duy đột phá và lòng can đảm để hiện thực hóa chúng. Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn là cứ ôm khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước. Cuộc đời bạn sẽ ra sao nếu bạn không bao giờ dám làm một điều gì lớn lao?

Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình để có thể giúp con người sống một cuộc đời đích thực. Với lòng dũng cảm, bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại của cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ những ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng cảm thực sự”.

(Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?

2. Theo tác giả, ba kẻ thù mà trong cuộc đời mỗi con người cần phải tiêu diệt là gì?

 Theo tác giả, ba kẻ thù “do dự, nghi ngờ và sợ hãi” có mối quan hệ mật thiết: Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc đưa ra quyết định và hành động.

3. Theo anh / chị, vì sao “Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải cực kì can đảm”?

Tác giả cho rằng: “Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình có thể giúp con người sống một cuộc đời đích thực” vì: Lòng dũng cảm cho ta sức mạnh để dám đương đầu với thử thách, sống trọn vẹn cuộc đời của chính mình. Đồng thời nó cũng giúp ta vượt qua mọi ranh giới, rào cản để sống hạnh phúc.

4. Lời khuyên “Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn là cứ ôm khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/ chị?

5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để rèn luyện lòng dũng cảm?

16 tháng 11 2021

Câu tl này âu mn 

[Ngữ Văn 10]Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :      Cửa ngoài vội rủ rèm the,   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 10]

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

      Cửa ngoài vội rủ rèm the,

   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,

   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

34

Phần I: Đọc-Hiểu

Câu 1:

Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm.

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2

– Các từ vội, xăm xăm, băng  xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

– Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

Câu 3

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

23 tháng 4 2021

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Cha lại dắt con đi trên cát mịn,Ánh nắng chảy đầy vaiCha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trờiCon lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,Để con đi...!”Lời của con hay tiếng sóng thầm thìHay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳmLần đầu tiên trước biển khơi vô tậnCha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.(Hoàng Trung Thông,...
Đọc tiếp

undefined

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1: Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3: Giải thích ý nghĩa của từ "chân trời" trong câu thơ “Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời". Hãy cho biết từ "chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4: Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu), có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái, trình bày suy nghĩ về chủ đề sau:
Tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách, giúp ta lớn khôn.
Lưu ý gạch chân từ ngữ làm phương tiện của phép nối và thành phần biệt lập tình thái.

19
23 tháng 4 2021

Câu 1:

Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì

Câu 2

- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...”

- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:

Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!

Câu 3

- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.

- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc

Câu 4

- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.

+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.

Câu 1:

Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì

Câu 2

- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...”

- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:

Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!

Câu 3

- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.

- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc

Câu 4

- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.

+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.

[Ngữ Văn 11]I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)Đừng phiến diệnTôi đọc báo, lướt Facebook hay thấy những so sánh quá khập khiễng của nhiều người khi dẫn chứng những điều tiến bộ ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển... và đặt vấn đề tại sao Việt Nam không làm được điều đó.Dĩ nhiên so sánh là một trong những tiền đề để tạo sự thay đổi và phát triển, nhưng chúng ta đem so một đất nước đang phát triển...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 11]

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

Đừng phiến diện

Tôi đọc báo, lướt Facebook hay thấy những so sánh quá khập khiễng của nhiều người khi dẫn chứng những điều tiến bộ ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển... và đặt vấn đề tại sao Việt Nam không làm được điều đó.

Dĩ nhiên so sánh là một trong những tiền đề để tạo sự thay đổi và phát triển, nhưng chúng ta đem so một đất nước đang phát triển không đồng đều với những quốc gia giàu có văn minh nhất nhì thế giới và thất vọng. Có đáng không?

Đôi khi, một vài người bạn, đồng nghiệp từng học ở nước ngoài về cũng hay sa vào so sánh, thất vọng, thậm chí sốc nặng vì cho rằng con người ở Việt Nam quá tồi tệ. Tôi ước gì họ kể cho tôi nghe những điều tốt đẹp ở nước bạn, thay vì không tiếc lời chỉ trích cuộc sống và con người ở quê hương mình. Tôi chỉ mong trước khi chúng ta sợ hãi hay lo lắng một vấn đề gì hệ trọng của một quốc gia thì nên cân nhắc. Chúng ta đã nhìn đa chiều, đã thử lý giải hay chưa. Và nhất là khi một trong số chúng ta là người có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội, mỗi nhận xét của chúng ta sẽ ảnh hưởng tới nhiều người.

Dường như ta dễ phán xét nhưng luôn thiếu một điều cơ bản: suy nghĩ thấu đáo. Sự thấu đáo sẽ dẫn dắt bạn đến sự bao dung, nhìn nhận vấn đề một cách nhẹ nhàng.

Nếu có một du khách than phiền với tôi họ bị giật đồ, tôi sẽ nói đó chỉ là một vài hình ảnh xấu xí mà thôi. Chúng tôi vẫn có những cơ quan trợ giúp du khách, có những bạn trẻ sẵn sàng làm hướng dẫn viên không công, cả những người dân bình thường tốt bụng dễ gần.

Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu "thấy" thôi.

(Trích Nhiều người tử tế lắm, là bạn không chịu 'thấy' thôi - Báo Tuổi trẻ.online)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Theo người viết khi phán xét người ta luôn thiếu điều cơ bản gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào là “phiến diện". (1,0 điểm)

Câu 4: Bài viết muốn truyền tải thông điệp gì? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết bài văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến nêu ra ở phần Đọc - hiểu: "Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu “thấy” thôi!

Câu 2 (5,0 điểm): Nêu cảm nhận về khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang" (Huy Cận)

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

15
22 tháng 4 2021

câu 1 pần làm văn

Việc tử tế, chuyện người tử tế chắc ai trong chúng ta cũng đã dược nghe khá nhiều lần ròi. Nhưng có ai đã để tâm đến những việc tử tế, người tử tế đó chưa. Sự tử tế của một con người đó được biểu hiện trong cách cư xử thân thiện, hào phóng đối với mọi người xung quamh. Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé. Vậy nên, những người tử tế không phải là điều mà người khác làm phải quá to lớn mà nó chỉ là những thứ nhỏ nhặt quanh ta. Như chúng ta giúp đỡ những người nghèo khó, những cụ già không nơi nương tựa, quan tâm đến một em nhỏ bị lạc mẹ,... hay như hiện nay chính là chung tay cùng dân tộc Việt Nam đẩy lùi đại dịch Covid-19. Có ý kiến cho rằng " Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu " thấy" thôi!". Việc không thấy này có thể do chúng ta chưa nhận thức được như thế nào là việc tử tế, hay cho rằng những người, những việc làm tử tế phải to lớn, lớn lao hơn. Hãy thay đổi cách nhận thức và cách nhìn nhận của mình là bạn có thể thấy rằng bên cạnh mình còn rất nhiều người tử tế. 

22 tháng 4 2021

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà.

Bao trùm cả bài thơ là một không gian nghệ thuật bao la, thật đẹp và cũng thật buồn. Có sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp. Có lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu. Có lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng... và trước mắt nhà thơ là một khung cảnh bao la, vắng vẻ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Khổ cuối nói đến hoàng hôn trên tràng giang. Một cái nhìn xa vời vợi. Trước mắt nhà thơ là những núi mây nhô lên, đùn lên lớp lớp màu trắng bạc. Cảnh sắc thiên nhiên rất tráng lệ. Bầu trời chắc là xanh thẳm, hoặc tím thầm trong khoảnh khắc hoàng hôn nên màu mây ở cuối chân trời mới ánh lên màu bạc ấy. Giữa cái bao la mênh mộng bỗng xuất hiện một cánh chim nhỏ nhoi. Cánh chim dang chở nặng bóng chiều, bay vội vã. Trên cái nền tím sẫm, nhạt nhòa của bóng chiều hôm, hiện lên những núi bạc mây cao và một con chim lạc đàn nghiêng cánh nhỏ. Hai nét vẽ ấy tượng trưng cho những cảnh chiều hôm trong tâm tưởng người lữ thứ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi... (Bà Huyện Thanh Quan), Chim hôm thoi thóp về rừng... (Nguyễn Du). Nghệ thuật tương phản giữa cánh chim nghiêng nhỏ bé và mờ dần với núi mây bạc hùng vĩ, với trời đất bao la đã làm cho cảnh đất trời và tràng giang thêm mênh mông hơn, xa vắng hơn, và cũng buồn hơn.

Bốn câu kết mang ý vị cổ điển rất đậm đà. Ý vị ấy, màu sắc ấy được thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, lặng lẽ cảm nhận cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người hữu hạn. Một cánh chim, một núi mây bạc... cũng dẫn hồn ta đi về mọi nẻo, đến với mọi phía chân trời: Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm - Mặt đất mây đùn cửa ải xa (Đỗ Phủ). Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm bằng một tứ thơ Đường:


 

 

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:   Chao ôi bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy ông đã chấp nhận sự thử thách.(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014)a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?b. Chỉ rõ thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên?c. Nêu phép liên kết trong đoạn văn trên.d. Nhân...
Đọc tiếp

undefined

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

   Chao ôi bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy ông đã chấp nhận sự thử thách.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014)

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Chỉ rõ thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên?

c. Nêu phép liên kết trong đoạn văn trên.

d. Nhân vật có suy nghĩ trong đoạn văn trên là ai và giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm?

Câu 2: Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch. Nội dung: cảm nhận của em về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn có một câu sử dụng thành phần tình thái (gạch chân thành phần tình thái).

16

Câu 1:

a,Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long

b, Thành phần biệt lập cảm thán: Chao ôi!

c Phép liên kết nối: Mặc dù vậy

 

22 tháng 4 2021

a. 
- Tác phẩm Lặng lẽSaPa- Nguyễn Thành Long
b. 
Nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của ông họa sĩ
Tác dụng: Chân dung của nhân vật chính là anh thanh niên được hiện lên một cách khách quan, chân thực qua sự cảm nhận tinh tế của một người từng trải, có con mắt nghệ thuật. Đồng thời góp phần làm rõ chủ đề câu chuyện: Ca ngợi những con người lao động âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
c.
- Thành phần biệt lập: Chao ôi
- Phép liên kết câu: Mặc dù vậy

 

19 tháng 4 2021

Nhớ đến Bác Hồ chúng ta không chỉ nhớ đến một vị lãnh tụ dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng mà chúng ta còn nhớ đến phong thái ung dung, lạc quan của Người. Điều ấy được thể hiện qua một loạt các sáng tác của Bác, nhất là ở tập "Nhật kí trong tù", tiêu biểu là bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào tháng 8 năm 1942:

 

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Trong suốt thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi gần ba mươi nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Bác đã viết tập thơ "Nhật kí trong tù" với mục đích "ngâm ngợi cho khuây". Có lẽ trong hoàn cảnh bị giam giữ khổ cực như vậy ít ai có hứng thú làm thơ. Nhưng với Bác thì khác, một con người yêu thiên nhiên không thể quay lưng lại với cái đẹp. Chẳng vậy mà Người đã viết:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ";

Hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên thật rõ nét với tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tình yêu cái đẹp sâu sắc. Nói cách khác, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ đầy chất thi sĩ, lãng mạn. Dù cho hoàn cảnh của thực tại có thiếu thốn, tù túng đến đâu đi chăng nữa thì Bác vẫn hướng ra vẻ đẹp của ngoại cảnh. Hoa cũng là biểu tượng của cái đẹp và thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Hoa và rượu sẽ giúp cho buổi ngắm trăng thêm thi vị nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng cũng đã là một điều quý giá. Hơn nữa, giữa chốn ngục tù với thân phận một kẻ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam phải chịu nhiều khổ cực thì làm sao có thể có được những thứ đó?

Nếu không phải con người yêu thiên nhiên thì Bác đã "hững hờ" và không quan tâm đến ngoại cảnh. Nhưng Bác lại là người "Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa" (Tố Hữu) nên trước cảnh đẹp Bác mang tâm trạng bối rối, chưa biết đón tiếp trăng như thế nào. Vì sao Người lại rơi vào tình trạng khó xử như vậy? Người xưa thường ngắm trăng trong một không gian thoáng đãng tạo sự thư thái, có rượu, có hoa để thêm phần thi vị. Còn Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh không được tự do, Bác ngắm trăng trong tù ngục tăm tối không có hương hoa thơm ngát cũng không có men rượu say nồng. Xiềng xích hay dây trói cũng chỉ giam cầm được thân thể Bác mà không thể nào giam cầm được tinh thần người chiến sĩ cách mạng của dân tộc.

Làm sao Bác có thể thờ ơ được với người bạn tri kỷ này đây? Vượt lên mọi sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng tất cả những gì mình có. Đó là phong thái ung dung, sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh Bác Hồ với tình yêu thiên nhiên sâu sắc mà còn thấy được hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên, ánh trăng. Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ của Người còn thể hiện một tinh thần "thép" trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ và khắc nghiệt. Chính tình yêu thiên nhiên đã làm nên chất "thép" ngời sáng có sức mạnh chiến thắng mọi nghịch cảnh của Bác. Chất "thép" trong thơ Bác còn là tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân. Nó còn là sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng, vào con đường giải phóng dân tộc. Tinh thần ấy cũng được Bác thể hiện trong bài thơ "Tự khuyên mình":

"Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng".

Mặc dù bị ngăn cách bởi những song sắt của nhà tù nhưng người và trăng vẫn hướng đến nhau, vượt qua mọi khoảng cách và rào cản để cùng đồng điệu. Trăng đã "nhòm" tận vào khe cửa để "ngắm nhà thơ" thì hà cớ gì người nghệ sĩ lại từ chối khoảnh khắc đó. Ánh trăng soi chiếu cả không gian, ánh sáng ấy còn tượng trưng cho ánh sáng cách mạng đưa dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Sự đăng đối của hai hình ảnh người và trăng cùng biện pháp nhân hóa "trăng - nhòm khe cửa - ngắm nhà thơ" đã góp phần tạo nên sự thành công trong việc khắc họa hình ảnh Bác Hồ. Màu sắc cổ điển kết hợp với màu sắc hiện đại đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Bài thơ có cách kết thúc đầy bất ngờ nhưng lại hết sức hợp lí. Mở đầu bài thơ là từ "ngục trung" và kết thúc bài thơ là từ "thi gia" đã giúp người đọc thấy được hình ảnh của Bác vượt lên trên hoàn cảnh để có được phong thái ung dung, thư thái ngắm trăng và ẩn đằng sau tình yêu thiên nhiên ấy là một tinh thần "thép" rất đáng trân trọng.

19 tháng 4 2021

Mọi người tham khảo ạ:

 Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
                                    Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

                               (Trong tù không rượu cũng không hoa
                                   Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Hai câu thơ trên diễn tả hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: trong ngục tù, không rượu cũng không hoa. Thế nhưng khi Người đối diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì “khó hững hờ”. Tuy những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù nhưng lại không làm lu mờ đi cái thèm khát được tận hưởng vẻ đẹp của ánh trăng trong lòng Người. Điều đó chứng tỏ rằng Bác là một con người, một thi sĩ yêu thiên nhiên say đắm. Và Bác đã có một cuộc vượt ngục độc đáo: Thân thể trong lao nhưng tinh thần ngoài lao.

Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ làm sáng lên phẩm chất của người tù cách mạng: Mặc cho thân thể bị đày đọa trong ngục tù nhưng tâm hồn vẫn ung dung, yêu đời:

                         “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
                              Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

                              (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
                              Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)

Người vẫn lặng lẽ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Bốn bức tường của nhà lao chật hẹp tuy vậy vẫn không ngăn cản được tâm hồn lãng mạn của Bác tìm đến với vầng trăng đẹp đẽ. Qua đó thể hiện được khát vọng tự do và ý chí sắt thép trong Người: không bao giờ khuất phục thực tại mà luôn tìm cách vượt lên trên thực tại. Đó là vẻ đẹp của một con người vừa có tâm hồn lãng mạn của thi sĩ, vừa có cái nghị lực phi thường của người chí sĩ cách mạng. 

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác dù ở trong hoàn cảnh nào cũng ngời sáng lên những phẩm chất cao cả của một con người vĩ đại. Chính tâm hồn lãng mạn cùng tinh thần lạc quan đã tạo nên sức mạnh giúp Bác vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, giữ vững niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

[Ngữ Văn 8]Phần I: ĐỌC-HIỂUĐọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 8]

Phần I: ĐỌC-HIỂU

Đọc kỹ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?

Câu 3: Câu văn: “Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa”. Trật tự từ trong những bộ phận in đậm thể hiện điều gì?

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Phần II: LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lợi ích của bảo vệ môi trường.

31

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản : Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : Thuyết minh.

Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn : tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường , sức khoẻ cũng như tính mạng của con người .

Câu 1:Văn bản 1   Gần đây trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa “điểm đen” về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa,…(Hình ảnh một ngôi nhà trước và sau khi được các bạn trẻ chung tay xây mới)   Đây là những bức...
Đọc tiếp

undefined

Câu 1:

Văn bản 1

   Gần đây trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa “điểm đen” về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa,…

Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2019 có đáp án

(Hình ảnh một ngôi nhà trước và sau khi được các bạn trẻ chung tay xây mới)

   Đây là những bức ảnh tham gia cuộc thi “Thách thức để thay đổi” (cuộc thi do Trung ương Đoàn và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức) nhằm lan tỏa thông điệp: giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người

(Theo Vũ Thơ, Người trẻ thách thức bản thân để thay đổi, Báo Thanh Niên, ngày 18/4/2019)

Văn bản 2

Hãy thách thức bản thân: Thách thức bằng những thử thách không ai biết, chỉ có bản thân mình chứng kiến.

   Ví dụ, dù ở nơi không có con mắt của người đời cũng sống chính trực, dù những khi chỉ có một mình vẫn giữ đúng luật lệ, phép tắc

   Và khi đã chiến thắng trong nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự mình nhìn lại bản thân và hiểu ra bản thân là người có phẩm hạnh cao, lúc ấy con người sẽ có được lòng tự tôn thật sự.

   Việc này sẽ trao cho ta lòng tự tin mạnh mẽ. Đó chính là phần thưởng dành cho bản thân.

(Theo Shiratori Haruhiko, Lời của Nietzsche cho người trẻ, NXB Thế giới, 2018)

a. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2.

b. Dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng.

c. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản trên. 

d. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng)

Câu 2: 

   Câu chuyện của những cái cây

Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2019 có đáp án

   Có lẽ những cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy.

10
19 tháng 4 2021

Câu 1:

Văn bản 1

   Gần đây trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa “điểm đen” về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa,…

Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2019 có đáp án

(Hình ảnh một ngôi nhà trước và sau khi được các bạn trẻ chung tay xây mới)

   Đây là những bức ảnh tham gia cuộc thi “Thách thức để thay đổi” (cuộc thi do Trung ương Đoàn và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức) nhằm lan tỏa thông điệp: giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người

(Theo Vũ Thơ, Người trẻ thách thức bản thân để thay đổi, Báo Thanh Niên, ngày 18/4/2019)

Văn bản 2

Hãy thách thức bản thân: Thách thức bằng những thử thách không ai biết, chỉ có bản thân mình chứng kiến.

   Ví dụ, dù ở nơi không có con mắt của người đời cũng sống chính trực, dù những khi chỉ có một mình vẫn giữ đúng luật lệ, phép tắc

   Và khi đã chiến thắng trong nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự mình nhìn lại bản thân và hiểu ra bản thân là người có phẩm hạnh cao, lúc ấy con người sẽ có được lòng tự tôn thật sự.

   Việc này sẽ trao cho ta lòng tự tin mạnh mẽ. Đó chính là phần thưởng dành cho bản thân.

(Theo Shiratori Haruhiko, Lời của Nietzsche cho người trẻ, NXB Thế giới, 2018)

a. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2.

Phép lặp: thách thức, bản thân.

b. Dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng.

Thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng: giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống/ nhằm thay đổi chính mình/ và thay đổi cuộc đời của nhiều người.

c. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản trên. \

  Chỉ ra một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản: văn bản 1 đề cập đến những thách thức được cả cộng đồng chứng kiến, văn bản 2 đề cập đến những thách thức chỉ bản thân chứng kiến (hoặc văn bản 1 đề cập đến những thách thức có khả năng thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người, văn bản 2 đề cập đến những thách thức giúp ta nhìn lại bản thân và nhận thức rõ giá trị của mình;…)

Chỉ ra một điểm chung về nội dung của hai văn bản: đều đề cập đến vấn đề thách thức bản thân (hoặc đều nêu ra những điều tốt đẹp mà việc thách thức bản thân mang lại;…)

d. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng)

 Không phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Cần thấy được chỉ nên đối mặt với những thử thách mang ý nghĩa tích cực; tránh những thử thách tiêu cực như hút thuốc, uống bia, đánh nhau, đua xe,… Khi thách thức bản thân, nên cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện thực tế để không rơi vào bi quan, tuyệt vọng về khả năng của mình trước những thách thức quá sức.

Câu 2: 

   Câu chuyện của những cái cây

   Có lẽ những cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy.

Thu gọn

20 tháng 4 2021

Câu 1:

Văn bản 1

   Gần đây trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa “điểm đen” về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa,…

Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2019 có đáp án

(Hình ảnh một ngôi nhà trước và sau khi được các bạn trẻ chung tay xây mới)

   Đây là những bức ảnh tham gia cuộc thi “Thách thức để thay đổi” (cuộc thi do Trung ương Đoàn và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức) nhằm lan tỏa thông điệp: giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người

(Theo Vũ Thơ, Người trẻ thách thức bản thân để thay đổi, Báo Thanh Niên, ngày 18/4/2019)

Văn bản 2

Hãy thách thức bản thân: Thách thức bằng những thử thách không ai biết, chỉ có bản thân mình chứng kiến.

   Ví dụ, dù ở nơi không có con mắt của người đời cũng sống chính trực, dù những khi chỉ có một mình vẫn giữ đúng luật lệ, phép tắc

   Và khi đã chiến thắng trong nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự mình nhìn lại bản thân và hiểu ra bản thân là người có phẩm hạnh cao, lúc ấy con người sẽ có được lòng tự tôn thật sự.

   Việc này sẽ trao cho ta lòng tự tin mạnh mẽ. Đó chính là phần thưởng dành cho bản thân.

(Theo Shiratori Haruhiko, Lời của Nietzsche cho người trẻ, NXB Thế giới, 2018)

a. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2.

Phép lặp: thách thức, bản thân.

b. Dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng.

Thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng: giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống/ nhằm thay đổi chính mình/ và thay đổi cuộc đời của nhiều người.

c. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản trên. \

  Chỉ ra một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản: văn bản 1 đề cập đến những thách thức được cả cộng đồng chứng kiến, văn bản 2 đề cập đến những thách thức chỉ bản thân chứng kiến (hoặc văn bản 1 đề cập đến những thách thức có khả năng thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người, văn bản 2 đề cập đến những thách thức giúp ta nhìn lại bản thân và nhận thức rõ giá trị của mình;…)

Chỉ ra một điểm chung về nội dung của hai văn bản: đều đề cập đến vấn đề thách thức bản thân (hoặc đều nêu ra những điều tốt đẹp mà việc thách thức bản thân mang lại;…)

d. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng)

 Không phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Cần thấy được chỉ nên đối mặt với những thử thách mang ý nghĩa tích cực; tránh những thử thách tiêu cực như hút thuốc, uống bia, đánh nhau, đua xe,… Khi thách thức bản thân, nên cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện thực tế để không rơi vào bi quan, tuyệt vọng về khả năng của mình trước những thách thức quá sức.

Câu 2: 

   Câu chuyện của những cái cây

   Có lẽ những cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy