1. Hình ảnh trên gợi em nhớ đến chiến thắng nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

2. Tổ quốc đã hòa bình nhưng "Chống dịch như chống giặc" là phương châm của nhân dân cả nước trong suốt những ngày chiến đấu với SARS-CoV-2 vừa qua. Để có được chiến thắng vẻ vang cuối cùng không thể không kể đến những hi sinh, mất mát. 

Lấy tựa đề "Những hi sinh thầm lặng", em hãy viết một bài văn ngắn nói về những đóng góp, hi sinh của mọi người trong cuộc chiến với dịch bệnh này.

------------------------------

Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới (chú ý không copy trên mạng). Ba bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được giải thưởng từ Online Math (Giải nhất 200 000 đồng, giải nhì 100 000 đồng, giải ba 50 000 đồng). Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 01/05/2020. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 01/05/2020.

CHÚC MỪNG CÁC BẠN DƯỚI ĐÂY ĐÃ ĐẠT GIẢI VĂN VUI HÀNG TUẦN - BÀI VĂN SỐ 112:

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHẤT: Cẩm Tú

1.     Hình ảnh trên gợi em nhớ đến chiến thắng Mĩ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

2.     Xưa kia, dân ta chống giặc bằng vũ khí, bằng bom đạn. Trải qua bao nhiêu vất vả, tủi nhục; hy sinh bao nhiêu mạng người để chống giặc, đem lại hòa bình cho VN ta. Ngày nay, dân ta lại một lòng dùng y học, dùng kiến thức, dùng mồ hôi nước mắt, dùng sức khỏe hay dùng cả chính mạng sống của mình để chống dịch(SARS-CoV-2). Dù kẻ địch có khác đi, nhưng chiến trường vẫn  khốc liệt, con người vẫn hy sinh một cách đầy đau đớn và cao thượng như vậy.

Nói đến công lao, sự hy sinh to lớn trong đợt chống dịch lần này; không thể không kể đến các y bác sỹ. Có thể thấy, sự dũng cảm chống dịch của họ được thể hiện qua câu nói: “chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”. Dịch bệnh, mệt mỏi, chết chóc ai mà chẳng sợ, nhưng đối với y bác sĩ những nỗi sợ đó chưa là gì cả so với tinh thần, trách nhiệm của một người có sứ mệnh chữa bệnh, cứu người.  Họ hy sinh một cách thầm lặng những cũng đầy tình cảm trong những bệnh viện quen thuộc. Bao nhiêu ngày vất vả trong bệnh viện 24/24. Bao nhiêu ngày ăn tạm bát mì hoặc để trỗng bụng. Bao nhiêu ngày nằm bệt dưới sàn ngủ. Bao nhiêu ngày thấp thỏm nghủ nghỉ không yên vì quá bận. Bao nhiêu ngày khóc vì áp lực, vì mệt mỏi, vì nhớ nhà. Những vất vả mà họ đã phải trải qua, chúng ta sẽ chẳng thể nào thấu hết, chúng ta chỉ có thể đồng cảm với họ qua những bức hình. Có thể, chẳng ai biết họ mệt thế nào, chẳng ai biết họ khổ sở thế nào, chẳng ai biết họ cô đơn ra sao, chẳng ai còn nhớ đến tên họ là gì khi họ đã hy sinh; nhưng họ vẫn cam đảm, vẫn anh dung và vẫn hy sinh tất cả, tất cả những gì họ có thể để cứu người.

Ngoài những vị thiên thần áo trắng kể trên, còn có những nhân vật khác có công lao cũng to lớn chẳng kém, đó chính là những chiến sĩ của chúng ta. Họ là những tấm gương phát huy rất tốt truyền thống: “Trung với Đảng, hiếu với dân”, làm việc hết lòng vì nước. Họ có thể chỉ ăn tạm vài ba bát mì, họ có thể chỉ dùng tạm nước suối dưới khe khi khát, họ có thể phái đối mặt với  thời tiết khắc nhiệt , cảnh ngủ trong rừng; nhưng tất cả những thứ đó vẫn chẳng thể ngăn cản các vị chiến sĩ anh dũng của chúng ta làm nhiệm vụ. Nhờ có họ, kiểm soát chặt chẽ đi lại của người dân nên đại dịch mới phát triện hạn chế lại. Sự hy sinh của họ không thể hiện bằng lời nói, mà là bằng hàng động, những hành động thầm lặng. Trong đại dịch này, chẳng thấy vị chiến sĩ nào lên mạng hô hào nói tôi yêu nước, thương dân nhưng lại thấy rất nhiều người chiến sĩ không quản vất vả, mệt nhọc mà bất chấp tất cả để chống chọi với dịch bệnh. Họ chẳng mong có thể nổi tiếng, chẳng mong nhận được sự hô hào, tung hô của người dân; bởi trong tâm mỗi chiến sĩ hiểu rằng; thời khắc này, người dân cần họ, đất nước cần họ, cần người gánh vác nhiệm vụ thiêng liêng này.

Đi đầu đợt chống dịch lần này là các vị y bác sĩ và chiến sĩ, nhưng sự đóng góp của những người dân cũng không hề ít. Riêng bản thân tôi thấy, đại dịch lần này chính là cơ hội cho ta cảm nhận sâu sắc tình cảm thần túy, cao cả giữa người và người. Bao nhiêu em nhỏ chỉ mới 10-12 tuổi đã biết dùng tiền mừng tuổi để mua khẩu trang phân phát cho người qua đường. Bao nhiêu ông cụ, bà cụ chắt chiu từng bó rau, quả trứng tự nuôi, tự trồng để quyên góp cho người dân. Bao nhiêu ông chủ, bà chủ giảm giá, thậm chí là miễn phí cho sinh viên trong đại dịch. Bao nhiêu  cây \"ATM gạo\" , \"ATM lương thực\" được sinh ra để phân phát cho người dân. Tất cả, chẳng thể đong đếm bằng số liệu, vì tình cảm của họ đến với người khác chính là vô giá.

Sự hy sinh của họ có thể chẳng ai thực sự thấu hiểu,có thể chẳng được đền đáp. Những những hành động của họ hôm nay, đã chứng minh được truyền thống yêu nước của dân ta vẫn trường tồn hàng nghìn năm lịch sử, đã chứng minh được một đất nước VN nhỏ bé không sợ đại dịch, đã chứng minh được không vật chất nào vượt qua được sức mạnh của yêu thương.  Cảm ơn những vị anh hùng đã không bỏ mặc chúng tôi trong đại dịch. Sự hy sinh của các bạn là thầm lặng nhưng tôi chắc chắn sự hy sinh này chính là sự hy sinh thầm lặng nhất nhưng có tiếng vang nhất từ trước đến nay <3

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VĂN ĐẠT GIẢI NHÌ: NaNa

1. Hình ảnh trên gợi em nhớ đến chiến thắng ngày 30/04/1975,  Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, miền Nam hoàn toàn được giải phóng.
2.

Trong lòng xã hội, vẫn có rất nhiều luôn nghĩ đến những người cùng sống với họ, họ cảm thái món nợ với những thế hệ đi trước và trách nhiệm với những thế hệ đến sau.Có một câu nói rất hay:\" Anh hùng trong đời thường không nhất thiết chỉ là những người mà ai cũng phải biết đến. Họ cũng có thể là những người lặng lẽ cống hiến sức mình để làm đẹp cho đời\". Trong đợt chống dịch vừa qua,  có rất nhiều người đã thầm lặng đóng góp, hi sinh, họ là những người hùng không cần danh chức cũng chẳng mong được ngợi ca, mà tất cả những gì họ làm đều hướng về một tương lai tươi đẹp hơn cho đất nước,  xã hội.
\"Mỗi người dân là một chiến sĩ”-câu khẩu hiệu này từng trở thành suy nghĩ và hành động của các thế hệ người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để giành và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Việt Nam dân không đông, vũ khí có hạn, nghèo tiền bạc nhưng luôn biết vượt đường dài, khiến những kẻ ham bá vương phải kiêng nể. Nhưng đấy là cuộc chiến đấu mà thời đó, mỗi chúng ta nhận rõ hình hài kẻ thù là bọn đế quốc xâm lược. Còn giờ đây,cuộc chiến đấu chống dịch Sarc-CoV-2 - một kẻ với hình hài nhỏ bé nhưng lại vô cùng tàn độc, cướp đi hàng sinh mạng ,đã và đang làm đau đầu nhiều nhà khoa học ở nước ta và thế giới. Vậy mà cũng có thể nói nước ta đã thành công trong cuộc đấu tranh chống loại Vi-rút này nhờ vào quyết tâm của nhân dân và sự đóng góp thầm lặng của các y bác sĩ, các thanh niên xung phong ở khu cách li, từ người già đến trẻ em, người thì góp tiền của, người thì góp công sức, người thì sáng tạo nên các thiết bị trong chống dịch.
Chúng ta không thể không kể đến những đóng góp to lớn của y bác sĩ trong quá trình \"chống giặc Covid\" này. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định người dân Việt Nam đều rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch. Họ đã hi sinh rất nhiều, việc điều trị thành công các ca bệnh, chưa để xảy ra trường hợp tử vong không chỉ là niềm mong mỏi, niềm tin, sự tự hào của Ngành Y tế Việt Nam mà còn là của đất nước. Chưa bao giờ cả dân tộc Việt Nam, trong đó có cả người Việt Nam ở nước ngoài, đoàn kết, quyết tâm và có niềm tin như vậy.Ở chiến trường tuyến đầu, toàn bộ nhân viên y tế cũng có gia đình riêng, có người thân, cha mẹ, con cái và bạn bè. Họ cũng phải bỏ lại tất cả phía sau để đặt toàn tâm vào việc cứu người.Họ theo dõi bệnh nhân từng phút, ghi chép lại để trao đổi với tổ hội chẩn chuyên môn mỗi ngày, trong mỗi tình huống khó khăn.
Khi Bộ Y tế kêu gọi mọi người quyên góp chống dịch, thì mọi người dân đã tham gia nhiệt tình, người có ít góp ít, có nhiều góp nhiều. Thật sự là những câu chuyện đẹp và cảm động trong mùa dịch hiện nay như bé Phạm Tô Ngọc Minh Tâm, học sinh lớp 4 ở thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp 10 triệu đồng tiền mừng tuổi hay cụ bà Hồ Thanh Thúy 75 tuổi góp 6  triệu đồng tiền tiết kiệm - số tiền phòng khi ốm đau của mình cho hoạt động chống Covid. Họ nghĩ việc đóng góp chút ít trong khả năng vì mục tiêu chung khi đất nước cần là điều đương nhiên.Những việc làm có ý nghĩa không phải do tuổi tác, thu nhập, trình độ hay địa vị quyết định mà tất cả đều là xuất phát từ trái tim. Những lúc khó khăn nhất, gai góc nhất là dịp để mỗi người chúng ta thể hiện bản sắc của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết \"đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu\", tô điểm cho bản lĩnh, khí chất của con người Việt Nam.

Nếu “dâng hiến” đã là đáng tri ân vì tác dụng của nó ở người thụ hưởng, thì chính sự “lặng lẽ” của sự dâng hiến làm nó trở nên cao thượng. Mọi dâng hiến đều không đòi hỏi “trả công”, nhưng chính sự thầm lặng của nó bảo đảm rằng sự không đòi hỏi ấy là thực tâm. Chính vì thế mà sự dâng hiến đúng nghĩa là sự dâng hiến không ồn ào, không cần ai biết “tác giả” của nó.Người dâng hiến trong thầm lặng còn đáng ngưỡng mộ hơn khi người ấy xem sự thầm lặng như đương nhiên. Chẳng những không ồn ào, họ cũng không tự mãn, tự hào về sự lặng lẽ ấy. Họ cho đó là bình thường, như ăn uống, như hít thở, như chăm sóc luống hoa trước nhà, hay như dạy con vào buổi tối. Họ không là thần thánh, và họ cũng muốn được nổi danh. Và dĩ nhiên họ không nghĩ những việc họ làm là để được nổi danh. Đó là thứ yếu, không có cũng chẳng sao. Trong thâm tâm, họ hiểu rằng, sự “ồn ào” là không cần thiết.

Quả không sai khi người ta nói thước đo giá trị của đời người không phải là thời gian mà là sự cống hiến, cuộc đời con người là có hạn, có thể là vài chục năm hoặc hơn nhưng sự cống hiến mà bạn đã có sẽ luôn còn mãi và tồn tại mãi, dù có thể sự cống hiến đó của bạn không có ai hay tổ chức nào ghi nhận thì nó vẫn được đền đáp, chính khi bạn cảm thấy cuộc đời mình thật ý nghĩa thì đó là món quà mà sự cống hiến mang lại.Chúng ta cũng không nên quên, những người, đã số rất trẻ, đã chết trong chiến tranh, vì quê hương, đất nước. Họ đã dâng hiến cuộc đời họ, cuộc đời duy nhất của họ. Và trong hoạt động chống dịch ngày hôm nay, có rất nhiều người đã hi sinh bản thân để cuộc sống mọi người được tốt đẹp hơn. Chúng ta nên sống xứng đáng với những gì mà chúng ta đã nhận được.Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”