K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2017

I – Tìm hiểu đề:

- Thể loại: Tự sự ( kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêutả nội tâm).

- Nội dung: Kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

- Hình thức: bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài,kết bài.

- Yêu cầu:

+ Đây là một bài văn tự sự, thuộc kiểu bài kể chuyện sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình làm bài, có thể phát huy trí tưởng tượng bay bổng của mình. Tuy nhiên, tưởng tượng nhưng vẫn phải hợp lí, phải kể lại được diễn biến các sự việc chính như hoàn cảnh gặp gỡ, nội dung cuộc trò chuyện… Mặt khác, để bài yêu cầu kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật nên những hình ảnh, sự việc, lời tâm sự của em và người lính ấy phải phù hợp với nội dung của bài thơ. Sử dụng ngôi kể thứ nhất – xưng “tôi”.

+ Trước khi viết bài văn này, cần nắm vững những đặc điểm của hình tượng người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”( những suy nghĩ, tình cảm, những đặc điểm, phẩm chất…của anh bộ đội trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt); xác định nhân vật chính trong câu chuyện kể là người lính lái xe và em – đồng thời là người kể chuyện. Từ đó, hãy kể lại câu chuyện của buổi gặp gỡ.

+ Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được kết hợp trong bài viết là những suy nghĩ, tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ ấy, và những suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với quá khứ và cả tương lai của dân tộc.

II – Dàn ý:

1. Mở bài: Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát những cũng đã để lại nhiều dấu ấn,tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

2. Thân bài:
- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)
- Miêu tả người lính đó ( ngoại hình, tuổi tác,…)
- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
+Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
+Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh,bom đạn của kẻ thù làm xe bị vỡ kính,mất đèn, không mui.
+Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ ->  Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)
3. Kết bài:

- Chia tay người lính lái xe.
- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.

+ Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

+ Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.

+ Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.

+ Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.

;3

27 tháng 10 2017
  • Tóm tắt: Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.
  • Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con:
    • Tình huống thứ nhất là khi bé Thu không nhận cha. Vì cuộc kháng chiến mà người cha đi biền biệt suốt tám năm, từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi. Sau tám năm xa cách, anh trở về, đứa con gái không chịu nhận ba. Đến lúc con nhận ra và gọi anh Sáu bằng ba là lúc anh phải ra đi nhận nhiệm vụ mới.
    • Tình huống thứ hai là khi anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái bằng tất cả tình yêu thương. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh trong chiến trường.
1 tháng 12 2017

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

4 tháng 8 2019

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

21 tháng 2 2019

con đã nói rồi 

21 tháng 2 2019

dạ, em biết rồi nhưng em đang hỏi những người khác chị nhé :))

6 tháng 10 2017

Ngày xửa, ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tiều phu đã già mà vẫn chưa có con. Ngày ngày, họ phải lên rừng đốn củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Tuy nghèo nhưng họ lại hay làm việc nghĩa giúp đỡ mọi người. Thấy thế, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ.

Rồi bà vợ có mang, nhưng kì lạ thay, đã qua mấy năm mà không sinh nở. Người chồng lâm bệnh qua đời. Mãi sau, bà vợ mới sinh được một cậu con trai, đặt tên là Thạch Sanh.

Khổ thay, khi cậu bé vừa lớn khôn thì mẹ lại chết. Một mình cậu lủi thủi ra vào túp lều rách nát dưới gốc cây đa cổ thụ. Gia tài chẳng có gì đáng giá ngoài lưỡi búa của cha để lại. Cậu tiếp tục kiếm sống bằng nghề đốn củi. Ngọc Hoàng sai các thiên thần xuống dạy Thạch Sanh võ nghệ và các phép thần thông.

Một hôm, Lí Thông làm nghề bán rượu đi ngang qua gốc đa. Thấy chàng trai vạm vỡ khoẻ mạnh gánh hai bó củi rất lớn, hắn liền nghĩ bụng : “Chà! Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu!".Lí Thông lân la gợi chuyện làm quen. Thạch Sanh thật thà kể cho hắn nghe gia cảnh của mình. Lí Thông gạ Thạch Sanh kết nghĩa làm anh em. Đang cô đơn, nay có người quan tâm săn sóc đến mình, Thạch Sanh vui vẻ nhận lời rồi từ giã gốc đa, về sống chung với mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh hung dữ hay ăn thịt người. Nó có phép biến hoá khôn .lường. Dân phải lập miếu thờ và mỗi năm phải nộp cho chằn tinh một mạng người để nó đỡ phá phách.

Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn sợ lắm, bày mưu tính kế lừa để Thạch Sanh chết thay. Lí Thông sắp sẵn một mâm rượu thịt. Chiều tối, Thạch Sanh đi kiếm củi về, Lí Thông mời chàng ăn rồi bảo:

- Đêm nay đến lượt anh canh miếu thờ, ngặt vì anh đang cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Tin lời, Thạch Sanh đi ngay.

Nửa đêm, Thạch Sanh đang thiu thiu ngủ thì chằn tinh sau miếu hiện ra, giơ nanh múa vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh lấy búa đánh lại. Chằn tinh thoắt ẩn thoắt hiện Không hề sợ hãi, Thạch Sanh trổ hết tài nghệ để đánh quái vật. Lát sau, lưỡi búa của chàng đã chém xả nó làm hai mảnh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lổ. Cạnh xác nó là bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật rồi nhặt bộ cung tên xách về nhà.

Tưởng oan hồn Thạch Sanh hiện về đòi mạng, mẹ con Lí Thông kinh hãi, rối rít lạy van. Nghe Thạch Sanh kể chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Vốn là kẻ độc ác, tham lam và thâm hiểm, Lí Thông nảy ra kế khác, tiếp tục lừa Thạch Sanh. Hắn vờ tỏ vẻ lo lắng:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, ắt phải tội chết. Thôi em hãy mau mau trốn đi! Mọi việc ở nhà anh sẽ lo liệu.

Thạch Sanh thật thà tin lời hắn. Chàng vội vàng từ biệt mẹ con Lí Thông rồi trở về túp lều cũ dưới gốc cây đa, ngày ngày kiếm củi nuôi thân. Còn Lí Thông, vội vàng mang đầu chằn tinh vào cung nộp cho nhà vua, được vua ban thưởng hậu hĩ và phong cho chức Quận công.

Công chúa con vua đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến cầu hôn nhưng nàng chưa ưng ý mộỉ ai. Vua đành mỏ hội gieo cầu để công chúa trên lầu cao ném quả cầu trúng vào ai thì sẽ lấy nqười đó làm chồng. Không may, lúc nàng sắp gieo cầu thi một con đại bàng khổng lồ sà xuống quắp nàng đi.

Đại bàng bay qua nơi Thạch Sanh ở, Trông thấy nó, chàng liền lấy cung tên vàng ra bắn, Bại bàng trúng thương vào cánh, lảo đảo bay về núi. Lần theo dấu máu, Thạch Sanh tìm được hang sâu, chỗ nó giấu công chúa.

Từ ngày công chúa mất tích, nhà vua vô cùng đau khổ. Ngài ra lệnh cho Lí Thông phải đi tìm và hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lí Thông trong lòng vừa mừng vừa sợ. Cuối cùng, hắn lại nghĩ ra được một kế hay.

Hắn truyền lệnh mở hội thi hát mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Đến ngày thứ mười thì hắn gặp Thạch Sanh đi xem hội. Nghe Lí Thông nói phải đi tìm công chúa mất tích, Thạch Sanh kể lại mọi chuyện. Lí Thông mừng rỡ nhờ chống dẫn đường đến hang của đại bàng.

Đến nơi, Thạch Sanh vội vã xuống cứu công chúa. Quân lính của nhà vua cột dây vào lưng chàng rồi thả xuống hang sâu.

Vốn là một chằn tinh có nhiều phép lạ, đại bàng tuy bị thương nặng nhưng vừa thấy chàng nó liền chồm dậy, tung cánh, chĩa vuốt lao đến Thạch Sanh giương cung bắn mù mắt nó, lấy búa bổ vỡ đầu nó. Chàng lấy dãy buộc ngang mình còng chúa rồi ra hiệu cho quân lính ở trên kéo nàng lên. Cõng chúa vừa được đưa lên mặt đất thì Lí Thông sai quân lính đưa nàng về cung. 'Hắn ở lại vần đá lấp cửa hang hòng giết chết Thạch Sanh để cướp công chàng.

Biết mình bị hại, Thạch Sanh cố tìm ối thoát. Đến cuối hang sâu, chàng chợt thấy một chàng trai bị nhốttrong cũi sắt. Thạch Sanh lấy bộ cung tên vàng bắntan cũi sắt, cứu được thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt nhốt ở đây. Thái tử hết lời cảm tạ và mời ân nhân xuống thăm thuỷ cung. Gặp lại con, Thuỷ Tề vô cùng sung sướng và đối đãi với Thạch Sanh rất hậu. Thạch Sanh từ chối nhận bạc vàng châu báu, chỉ xin một cây đàn. Thái tử rẽ nước đưa chàng lên bờ. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa xưa.

Lại kể đến chuyện của chằn tinh và đại bàng. Sau khi bị Thạch Sanh giết chết, hồn chúng lang thang khắp nơi. Tình cờ gặp nhau, chúng bàn cách trả thù chàng. Chúng ăn trộm một số đồ vật quý giá trong cung vua, lén bỏ vào túp lều của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Chàng chẳng thể nào giãi bày nỗi oan khuất của mình.

Từ hôm được cứu thoát, công chúa tự nhiên sinh bệnh, suốt ngày buồn rầu, ủ rũ, chẳng nói chẳng cười. Lễ cưới của nàng với Lí Thòng phải hoãn lại. Vua sai hắn đi mời thầy thuốc về chữa cho công chúa nhưng các danh y dù giỏi đến mấy cũng đành bó tay.

Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, buồn quá bèn đem đàn ra gảy. Tiếng đàn nỉ non, ai oán, trách móc... vọng vào tận hoàng cung. Nghe tiếng đàn, bỗng nhiên công chúa nói cười vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người gảy đàn.

Nhà vua vừa mừng vừa lấy làm lạ. Khi được đưa vào cung, Thạch Sanh đã kể hết đầu đuôi mọi chuyện. Sự thật được phơi bày. Nhà vua giận dữ sai bắt giam hai mẹ con tên Lí Thông độc ác rồi giao cho Thạch Sanh xét xử. vốn tính nhân hậu, thương người, Thạch Sanh tha cho chúng nhưng trên đường về nhà, hai mẹ con hắn đã bị sét đánh chết và hoá kiếp thành bọ hung.

Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh được tổ chức linh đình suốt mấy ngày liền. Ai cũng mừng cho chàng trai thật thà tài giỏi.

Nghe tin vua gả công chúa cho một kẻ đốn củi nghèo khổ, hoàng tử của mười tám nước liền kéo quân sang đánh. Thạch Sanh xin vua được đi trừ giặc. Chàng chỉ mang theo cây đàn thần. Tiếng đàn của chàng vừa réo rắt cất lên thì quân giặc bủn rủn hết tay chân, vội vã xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Mấy vạn tướng sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé tí được mang ra thì bĩu môi, không thèm cầm đũa. Thạch Sanh tươi cười đố họ ăn hết niêu cơm ấy, chàng sẽ trọng thưởng. Nhưng kì lạ thay, cơm xới đến đâu lại đầy lên đến đấy. Quân sĩ mười tám nước vô cùng kinh ngạc, vội lạy tạ Thạch Sanh rồi rút về nước.

Nhà vua truyền ngôi cho Thạch Sanh. Hai vợ chồng chàng sống êm đềm, hạnh phúc bên nhau.

6 tháng 10 2017

copy vừa thôi 

17 tháng 10 2017

Tìm hiều đề :

- Thể loại : Văn tự sự 

- Nội dung :  Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa

Dàn bài:

Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
- Suy nghĩ về chuyến đi.
- Mong ước.

17 tháng 10 2017

Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:

-   Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.

Em phụng phịu:

-   Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!

Cậu vui vẻ cười:

-   Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!

Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.

Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.

Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...

Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!

Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!

Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.

Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!



 

30 tháng 12 2021

mình chọn đề 2 nha bạn:

bài làm

Nhung là người bạn thân nhất của em. Bọn em học với nhau từ hồi mầm non cho tới Tiểu học. Tình bạn của chúng em gắn bó với nhau 4 năm dòng dã. Tình cảm ấy dường như đã vượt qua cả tình bạn mà trở thành tình chị em ruột thịt, thân nhau như trong một gia đình vậy. Càng lớn lên thì bọn em càng thêm trân trọng tình bạn cao cả và thiêng liêng này. Em và Nhung có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ với nhau trong cả học tập lẫn vui chơi. Đó là khoảng thời gian mà có lẽ suốt cả cuộc đời này em không bao giờ có thể quên được. Ngỡ tưởng em và Nhung sẽ ở gần nhau một quãng đường dài hơn nữa, nhưng không may là ước mơ đó không thành hiện thực. Tới năm lớp 3, bố mẹ Nhung quyết định lên Hà Nội để làm ăn, sinh sống. Tất nhiên là cả Nhung cũng sẽ theo bố mẹ lên đó học tập. Và bọn em đã lưu luyến và bịn rịn chia tay nhau từ hồi đó. Suốt 2 năm trời, chúng em không có bất kỳ một liên lạc nào với nhau. Bất ngờ một hôm (khi đó em đã lên lớp 5), trên đường đi học về, ghé vào công viên gần nhà, em bắt gặp một bóng dáng thật thân thương làm sao! Đó là Nhung, em đã được gặp lại cô bạn thân nhất của mình sau bao ngày xa cách. Cuộc gặp gỡ khi đó để lại trong em rất nhiều cảm xúc khó phai mờ.

Đó là một buổi chiều mùa thu. Gió thổi nhẹ. Mây êm đềm trôi. Bầu trời mùa thu trong vắt. Không khí trong lành và mát mẻ. Buổi học chiều nay tan sớm, em thư thả, thong thả đi bộ về nhà. Vừa đi em vừa cảm nhận không gian thơ mộng và đầy lãng mạn của buổi chiều thu. Một không gian gợi lên trong tâm hồn em một chút man mác buồn. Em đi qua khu công viên của khu phố nhà em. Thu mà nên trong công viên phủ đầy một màu vàng đỏ của lá. Những chiếc lá khô lìa cành, phủ kín trên mặt đất trong công viên. Gió lướt qua tới đâu là là khẽ khàng đáp xuống mặt đất tới đấy. Phải rồi! Đây là công viên – nơi có nhiều kỷ niệm của em và Nhung nhất. Là nơi chúng em lần đầu gặp nhau, quen nhau và rồi chơi với nhau như hai chị em ruột thịt vậy. Thời gian thấm thoát thoi đưa, đã 2 năm rồi, em không gặp lại Nhung. Nghĩ tới đó mà lòng em trào lên một nỗi buồn trống vắng, không thể gọi được tên. Miên man theo dòng hồi tưởng, em đi mãi dọc theo công viên và... Em bất ngờ bắt gặp một dáng hình quen thuộc đang đứng ngay trước mặt. Em ngẩng đầu lên để xem đó là ai. Thật bất ngờ. Đó là Nhung. Người bạn thân nhất của em. Cuộc gặp gỡ này làm em thực sự không tin nổi vào mắt mình.

Nhung không thay đổi là mấy. Vẫn là dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn của hai năm trước. Chỉ có điều là Nhung đã cao hơn trước rất nhiều, thực sự rất ra dáng một cô thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Khuôn mặt vẫn phúc hậu, dễ thương và rạng ngời như mọi khi.

- Thu. Lâu rồi không gặp cậu – Nhung cất giọng hỏi

Vẫn là giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp đó. Khi ấy, em thực sự không kìm được nước mắt vì xúc động. Em chạy tới thật nhanh, ôm choàng lấy Nhung mà khóc nức lên. Em mếu máo:

- Nhung à. Cậu về rồi! Mình rất nhờ cậu đó!

- Thôi nào, đừng khóc chứ. Mình về rồi nè – Nhung an ủi em.

Chúng em ra chỗ xích đu năm xưa hai đứa vẫn hay chơi với nhau để ngồi nói chuyện. Em cất tiếng hỏi trước:

- Hai năm qua, cậu vẫn sống tốt chứ?

Nghe em hỏi, Nhung tủm tỉm cười. Nụ cười tỏa nắng và dịu dàng của Nhung đây rồi, không lẫn vào đâu được. Nhung đáp:

- Mình sống tốt lắm. Môi trường học tập trên Hà Nội cũng ổn lắm. Ban đầu lên đấy thì mình không quen lắm nhưng dần dần mình quen được thêm rất nhiều bạn mới. Còn Thu thì sao? Cậu sao rồi?

Em cười:

- Mình cũng thế. Tình hình học tập và cuộc sống đều rất tốt. Gia đình mình vẫn khỏe mạnh lắm. Chỉ có điều, cậu ra đi đột ngột quá nên mình cảm thấy trống vắng va buồn lắm. Hai năm qua không có một chút liên lạc hay thông tin liên qua tới cậu làm mình thấy khá lo lắng.

- Mình không sao. Mình cũng rất nhớ cậu. Hôm nay, mình về quê thăm ông bà nên tiện mình xin phép bố mẹ cho mình về chơi với cậu một tuần. Một tuần lận đấy nha. Mình ngủ tạm ở nhà cậu một tuần được chứ?

Em vui mừng khôn xiết:

- Tất nhiên là được rồi. Ở bao lâu cũng được hết.

Sau đó, em và Nhung có một tuần để bên nhau. Một tuần để ôn lại những kỷ niệm của thời ấu thơ vui đùa, chơi với nhau. Một phần tuổi thơ trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên mà đáng yêu vô cùng.

Cuộc gặp gỡ lại người bạn thân sau bao ngày xa cách sẽ là kỷ niệm không bao giờ phai nhòa trong tâm trí em. Buổi chiều thu hôm ấy, em gặp lại Nhung – người bạn mà em yêu quý và trân trọng nhất.

HT

30 tháng 12 2021

MN giúp mik vs :

Xác định nghệ thuật của bài thơ 'Mẹ là biển trời bao la" của Hoài Thương