K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

* Giống nhau: Đều viết về kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh.

- Nghị luận:

+ Viết được văn bản nghị luận xã hội, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm, có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng thuyết phục.

+ Viết được văn bản nghị luận, đánh giá một tác phẩm văn học.

- Thuyết minh: Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, chú thích và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

* Khác nhau:

- Lớp 11: Các kiểu văn bản được tìm hiểu chuyên sâu và đa dạng hơn.

- Lớp 10: Lớp 10 tìm hiểu thêm về kiểu văn bản nhật dụng.

31 tháng 8 2023

- Nội dung nói và nghe: 

+ Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch. 

+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. 

+ Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một hiện tượng đời sống. 

- Giống và khác nhau với tập I: 

+ Giống nhau: Đều trình bày về một tác phẩm văn học.

+ Khác nhau: Kì I – Ngoài việc phân tích, đánh giá về tác phẩm văn học còn trình bày về bài hát, phẩm chất con người. Kỳ II – Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch. 

3 tháng 3 2023

– Nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 10, tập một là kĩ năng thuyết minh về văn bản nghị luận và văn bản thông tin (thuyết minh về vấn đề xã hội; giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ; thảo luận vấn đề có những ý kiến khác nhau; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa)

– Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết: nội dung ở phần viết là tiền đề, cơ sở để vận dụng vào nội dung kĩ năng nói và nghe, nếu thiếu đi một trong hai thì không đạt được hiệu quả cao:

VD:

* Bài 1. Thần thoại và sử thi

– Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

– Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội

→ Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng

* Ở bài 2: Thơ tự do

– Phần đọc hiểu văn bản: Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)

– Phần viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

– Phần Nói và nghe: Giới thiệu đánh giá một tác phẩm thơ

→ Vận dụng kiến thức về nội dung kĩ năng viết, nói và nghe, áp dụng vào văn bản phần đọc hiểu, từ đó đi vào phân tích, đánh giá tác phẩm một cách chi tiết.

 

 

NG
7 tháng 12 2023

- Yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai:

+ Nói:

  - Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể.
  - Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện.
  - Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo

+ Nghe:

   - Nắm được nội dung trình bày của người khác.Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.

- Các yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu đọc và viết:

+ Trong phần đọc, học sinh phải xác định được những yếu tố tự sự, miêu tả, thông tin,… ở các tác phẩm đọc của từng chủ đề. Đến phần nói, học sinh dựa vào những kĩ năng đó để trình bày bài nói.

+ Trong phần viết, thường trong một bài nếu viết về chủ đề gì thì phần nói sẽ trình bày lại nội dung ở phần viết.

15 tháng 8 2023

tham khảo

*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:

Nói

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.

– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

Nghe

– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

Nói nghe tương tác

– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.

* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một:

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".

+ Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. => Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 1 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần viết.

- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn Truyện Kiều, Tiểu Thanh Kí đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 2 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng người đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm. Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 3 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Nghe bài thuyết minh tổng hợp

+ Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài  thuyết minh tổng hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. → Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 4 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu và phần viết.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm giống nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10:

+ Văn bản nghị luận: đều cần tập trung chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lý lẽ, bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

+ Văn bản thông tin: đều chú ý đến nhận biết cách triển khai thông tin, bố cục, mạch lạc của văn bản, thái độ, quan điểm của người viết.

- Điểm khác nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10: chủ đề, đề tài mà các văn bản nói đến khác nhau nên việc tìm hiểu, vận dụng kiến thức sẽ hướng tới khác nhau.

NG
30 tháng 11 2023

Kĩ năng

Nội dung

Nói

- Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích 

- Kể lại một trái nghiệm đáng nhớ

- Kể về một kỉ niệm của bản thân

- Trình bày ý kiến về một vấn đề

- Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

 

Nghe 

- Nắm được nội dung trình bày của người khác

- Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp

 

=> Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về tháo độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Bài

Nội dung nói nghe

Bài 1: Thần thoại và sử thi

 

Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Bài 2: Thơ đường luật

Trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu một vấn đề

Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau

Bài 4: Văn bản thông tin

Thuyết trình, thảo luận về một địa chỉ văn hoá

 - Các nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết

* Bài 1. Thần thoại và sử thi

- Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

- Phần Nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hội

=> Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, phần viết sẽ giúp hiểu và biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, từ đó sẽ giúp thuyết minh về nó một cách trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng

* Bài 4:

- Phần đọc hiểu: các văn bản về lễ hội ở Việt Nam

- Phần viết: văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

- Phần nói nghe: Thuyết trình, thảo luận về một địa chỉ văn hoá

=> Các phần đọc, viết, nói, nghe đều thống nhất với nhau cùng một chủ đề: lễ hội, văn hoá Việt Nam

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 12 2023

* Văn bản nghị luận:

- Nghị luận xã hội

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội

+ Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nghị luận văn học

+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

* Văn bản thông tin:

- Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

- Viết bài luận về bản thân

* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết các văn bản

+ Giống nhau:

- Xác định đối tượng và mục đích của bài viết

- Dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, sáng tỏ

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

- Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và bản thân em

+ Khác nhau:

- Văn bản nghị luận: Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ; Liên hệ với các tác giả, tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ; Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.

- Văn bản thông tin:

   Nhờ những người có kinh nghiệm góp ý để hoàn thành bài viết

   Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.