K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Con vật bị bệnh có biểu hiện dạ cỏ căng to, nhất là ở hõm hông bên trái, lưng hơi cong lên; ngừng ăn, khó thở và có thể chết do ngạt thở trong trường hợp cấp tính.
- Bệnh thường xuất hiện khi con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như là cải bắp, lá khoai lang, ngọn mía, có bị ướt sương hoặc nước mưa..., thức ăn bị nhiễm chất độc phosphorus hữu cơ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

Một số bài thuốc đông y chữa bệnh chướng hơi dạ cỏ:

- Rượu tỏi: giã 3-4 củ tỏi hòa trộn với 100ml rượu và 1 lít nước sạch.

- 1 -1,5 lít nước dưa muối chua.

- Dung dịch dấm ăn: pha 500ml dấm ăn với 1 lít nước sạch hoặc vắt chanh với khế chua lấy nước cốt cho trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ uống.

- Cho uống 3 -5 lít bia.

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Bệnh thường xảy ra vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều
- Biểu hiện đặc trưng của bệnh: Ở thể cấp tính, con vật thường sốt cao, rối loạn thần kinh và chết nhanh, Ở thể mạn tính, con vật sốt gián đoạn (ngày sốt, ngày không), thiếu máu suy nhược kéo dài, mất dần khả năng sản xuất, có thể dẫn đến chết hàng loạt.

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Viêm vú là bệnh thường gặp ở trâu, bò cái sinh sản, nhất là bò sữa cao sản và trong điều kiện nóng ẩm như ở Việt Nam.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh: bầu vú sưng, nóng, đỏ, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, sữa có mùi tanh, có thể lẫn máu, mủ; con vật đau đớn nên không cho con bú, không cho vắt sữa.

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Bệnh chướng hơi dạ cỏ à một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra, thường gặp ở trâu, bò. Vi khuẩn này thường sống trong đường ruột của động vật và tồn tại trong các loại thức ăn dễ lên men, nhất là đường và tinh bột, cùng với môi trường ẩm ướt. Khi con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn này, đường ruột của chúng sẽ trở nên kiềm và tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium perfringens phát triển. Việc ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi pH và môi trường trong đường ruột của động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Khi động vật nhiễm bệnh, chúng có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và mất cân nặng. Vì vậy, cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Đặc điểm dân cư Trung Quốc

- Quy mô dân số: là nước đông dân nhất thế giới. Năm 2020, số dân Trung Quốc là hơn 1,4 tỉ người, chiếm hơn 18% số dân thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: đang có chiều hướng giảm dần nên số dân tăng thêm hằng năm cũng giảm dần.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc (hơn 56 dân tộc)

+ Người Hán chiếm hơn 90% dân số.

+ Các dân tộc khác (người Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ,...) sống tập trung tại các khu tự trị ở vùng núi và biên giới.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá cao (khoảng 150 người/km2 năm 2020), song phân bố rất không đều.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía đông (khoảng 90% dân cư);

+ Khu vực phía tây dân cư thưa thớt.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61,0% năm 2020).

+ Có nhiều thành phố quy mô dân số trên 10 triệu người như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,...

+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.

+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)

+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.

+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.

6 tháng 5 2021

– Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. – Núi và cao nguyên chiếm phần lớn (3/4) diện tích châu Á. – Đỉnh Ê-vơ-rét (8.848 m) thuộc dãy Himalaya cao nhất thế giới. – Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu (từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới)

22 tháng 6 2021

Vị trí địa lí, : Châu Á là mộ bộ phận của lục đái Á-Âu . Diện tích phấn đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km²
Kích thước : Châu Á kéo dài từ vừng cực Bắc đến Xích Đạo , tiếp giáp 2 châu lục và 3 đại dương
Địa hình :
- Châu Á có nhiều núi , sơn nguyên cao , đồ sộ , nhiều động bằng rộng bấc nhất thế giới
- Các dãy núi chạy theo hai hướng : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam và gần bắc - nam
- Các núi , sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm . Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam:

+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Khí hậu phân hóa đa dạng (phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây, theo độ cao và theo mùa).

26 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

Vùng

Điều kiện sinh thái nông nghiệp

Điều kiện kinh tế- xã hội

Trình độ thâm canh

Chuyên môn hoá sản xuất

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Núi, cao nguyên, đồi thấp.

- Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.

- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.

- Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.

- Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.

- Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Nhìn chung trình độ thâm canh thấp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao.

- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...).

- Đậu tương, lạc, thuốc lá.

- Cây ăn quả, cây dược liệu.

- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

Đồng bằng sông Hồng

 

- Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.

- Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình.

- Có mùa đông lạnh.

- Mật độ dân số cao nhất cá nước.

- Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

- Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế

biến.

- Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh.

- Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động.

- Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.

- Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.

- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp. Cây ăn quả.

- Đay, cói.

- Lợn. bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy san nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản  nước mặn, nước lợ.

Bắc trung Bộ

- Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.

- Đất phù sa, đất feralit (có cả đất badan).

- Thường xảy ra  thiên tai (bão, lụt), nạn cát bay, gió Lào.

- Dân có kinh nghiệm trong đấu tranh chinh phục tự nhiên.

- Có một số đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.

- Trình độ thâm canh tương đối thấp. Nông nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá).

- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su).

- Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ.

Duyên hải Nam Trung Bộ

- Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ.

- Có nhiều vùng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Dễ bị hạn hán về mùa khô.

- Có nhiều thành phố, thị xã dọc dải ven biển.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Trình độ thâm canh khá cao. Sử dụng nhiều lao động và vật tư nông nghiệp.

- Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá).

- Cây công nghiệp lâu năm (dừa).

- Lúa.

- Bò thịt, lợn.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Tây nguyên

- Các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

- Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.

- Có nhiều dân tộc ít người, còn tiến hành nông nghiệp kiểu cổ truyền.

- Có các nông trường.

- Công nghiệp chế biên còn yếu.

- Điều kiện giao thông khá thuận lợi.

- Ở khu vực nông nghiệp cổ truyền, quảng canh là  chính, ở các nông trường, các nông hộ, trình độ thâm canh đang được nâng lên.

- Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.

- Bò thịt và bò sữa.

Đông Nam Bộ

- Các vùng đất badan và đất xám phù sa cổ

rộng lớn, khá bằng phẳng.

- Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản.

- Thiếu nước về mùa khô.

- Có các thành phố lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

- Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều).

- Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía).

- Nuôi trồng thủy sản.

- Bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm.

Đồng bằng sông Cửu Long

- Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn,

đất mặn.

- Vịnh biển nông, ngư trường rộng.

- Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng

để nuôi trồng thủy sản.

- Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ.

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Có mang lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến.

- Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

- Lúa, lúa có chất lượng cao.

- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói).

- Cây ăn quả nhiệt đới.

- Thủy sản (đặc biệt là tôm).

- Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

8 tháng 12 2016

- Môi trường nhiệt đới gió màu điển hình ở Nam Á và Đông Nam Á, có nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm khoảng 8 độ C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1000mm. Đặc điểm nổi bật là nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường. Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng lớn đến tự nhiên, tạo ra sự đa dạng và phong phú của giới sinh vật. Thảm thực vật là rừng nhiều tầng, rừng ngập mặn.

chúc bạn học tốt

28 tháng 9 2017

Ns....chung.......là cx...........được !