K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

5 tháng 3 2023

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

2 tháng 3 2023

Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?

A. Viết về tình cảm với quê hương

B. Viết về đề tài người phụ nữ

C. Viết về thiên nhiên, mùa thu

D. Làm theo thể thơ Đường luật

5 tháng 3 2023

- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ của Hồ Xuân Hương có nhiều điểm khác với những bài thơ Đường luật mà các em đã được học, hoặc đã đọc. Ở đây, nội dung bài thơ thể hiện sự bứt phá về phong cách của Hồ Xuân Hương khi diễn tả một cách rõ nét tâm trạng và khát vọng của chủ thể trữ tình - Đây cũng là một nét mới khi đa số các bài thơ trung đại đều ít thể hiện một cách rõ nét cái “tôi” của tác giả và gần như không thổ lộ nỗi đau khổ về tinh thân, đặc biệt trong quan hệ nam nữ và hôn nhân.

- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ sắc sảo, góc cạnh, mang bản sắc cá tính sáng tạo rất rõ nét, do đó mà làm nổi bật tâm trạng của chủ thể trữ tình. Cách gieo vần độc đáo của Hồ Xuân Hương cũng thể hiện rõ nét cá tính của tác giả.

- Nhiều động từ mạnh được đưa lên đầu câu thơ gây ấn tượng cho người đọc.

- Từ ngữ chỉ mức độ được sử dụng một cách sinh động: dồn, xế, chưa trỏn, mảnh, tí con con, …

- Nghệ thuật đối được nhà thơ vận dụng triệt để. Đối ở hai câu thực và hai câu luận:

+ Ở hai câu thực, các hình ảnh đối rất lạ và táo bạo: đối “chén rượu” với “vầng trăng”, giữa trạng thái say lại tỉnh của con người với sự chuyển đổi của Mặt Trăng

(thiên nhiên) - từ “khuyết” sang “chưa tròn” (không có sự viên mãn). Cả con người và vầng trăng đều cô đơn.

+ Trong hai câu luận, đối rất rõ giữa động từ với động từ (xiên - đâm), giữa hỉnh ảnh gần trước mặt và xa cuối tầm nhìn, giữa hình ảnh thấp của những đám rêu và độ cao của núi tạo nên ân tượng mạnh mẽ, bứt phá.

Việc dùng từ ngữ mạnh và tận dụng các về đối có các hình ảnh đối lập với từ chỉ mức độ triệt đề thể hiện tình cảm, khát vọng mãnh liệt của chủ thể trữ tình.

3 tháng 3 2023

- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật

- Khác nhau:

  + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng

  + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau

  + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước

 
29 tháng 8 2023

- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật.

- Khác nhau:

  + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng.

  + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau.

  + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Đáp án: D

3 tháng 3 2023

* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân

- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động

- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm

* Khác nhau:

- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ

  + Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ

  + Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc

- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  + Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: B

Giải thích: Nhìn vào hình thức bài thơ, ta thấy bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

 

5 tháng 3 2023

Đáp án: B

Giải thích: Nhìn vào hình thức bài thơ, ta thấy bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

LUYỆN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ SỐ 1: Phần I- Đọc hiểu (6 điểm)Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:Thân em vừa trắng lại vừa trònCâu 1: Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1).Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.Câu 3: Bài thơ có mấy lớp nghĩa ? Chỉ rõ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ SỐ 1

: Phần I- Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Câu 1: Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1).

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3: Bài thơ có mấy lớp nghĩa ? Chỉ rõ từng lớp nghĩa.

Câu 4 : Chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên và nêu tác dụng của những cặp từ trái nghĩa đó. (1đ)

Câu 5 :Kể tên một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 có cùng thể thơ với bài em vừa chép.

Phần II- Tập làm văn (4 điểm) Từ bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

0
3 tháng 3 2023

Cũng như đại đa số các bài thơ trung đại khác, Gương báu khuyên răn (bài 43) được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Đây là một trong vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca trung đại.

- Ở bốn câu thơ đầu, việc miêu tả cảnh vật được thể hiện rất rõ. Qua đó, có thể thấy niềm vui, tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Chúng ta khó có thể xác định được thời điểm ra đời cụ thể của bài thơ nhưng có thể tác phẩm được sáng tác vào hai thời điểm: 1) Sau đại thắng quân Minh; 2) Khi Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời ra Thăng Long cùng lo việc nước, sau khi ông đã trở về Côn Sơn ẩn dật. Trước không khí thái bình, thịnh vượng của đất nước, ông thể hiện niềm vui và sự tin tưởng vào tương lai tươi đẹp. Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi, trước khi bi kịch xảy ra với ông và gia đình.

- Trong bốn câu tiếp theo, nhất là hai câu kết, có thể thấy rõ hơn sự thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả.

+ Ở hai câu luận, chúng ta thấy có sự chuyển đổi từ miêu tả thiên nhiên sang việc miêu tả cảnh vật và sinh hoạt của con người, diễn tả một không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.

+ Hai câu kết nói lên trực tiếp mong ước của tác giả về cuộc sống yên lành, “giàu đủ” cho người dân ở muôn phương đất nước.

Quan hệ giữa cảnh và tình trong cả bài thơ là quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh không phải chỉ để ca ngợi vẻ đẹp thuần tuý của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, nỗi niềm trăn trở ngày đêm của Nguyễn Trãi về đất nước, con người.

5 tháng 3 2023

- Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng, mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. 

- Đặc biệt, hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của nhà thơ:

    Tựa gối buông cần lâu chẳng được

 

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

→ Tác giả đi câu cá nhưng thực chất là suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về nhân tình thế thái. Tác giả tuy ở ẩn nhưng không quay lưng với cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc, với đất nước.