K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2021

a. Mở bài nghị luận lòng biết ơn

– Nêu và dẫn dắt vấn đề: Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

 

b.Thân bài nghị luận lòng biết ơn

Luận điểm 1: Giải thích lòng biết ơn là gì?

 

– Lòng biết ơn là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.

 

Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng biết ơn.

 

– Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

 

– Kính trọng, vâng lời thầy cô

 

– Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.

 

– Tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc.

 

– Truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo.

 

– Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau.

 

 

Luận điểm 3: Tại sao cần phải có lòng biết ơn?

 

– Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

 

– Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

 

– Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

 

– Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

 

– Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

 

 

– Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu, là nghĩa cử cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay.

 

* Dẫn chứng về lòng biết ơn, biểu hiện của lòng biết ơn:

 

– Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người.

 

– Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu.

 

– Tất cả chúng ta phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.

 

– Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:

 

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

 

+ Uống nước nhớ nguồn.

 

+ Con ơi ghi nhớ lời này

 

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

 

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. 

 

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

 

Luận điểm 4: Thực trạng lòng biết ơn trong xã hội hiện nay.

 

– Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn, bạc nghĩa:

 

+ Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn

 

+ Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng

 

+ Họ chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại.

 

– Dẫn chứng:

 

+ Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình.

 

+ Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, …

 

+ Câu chuyện “Người nông dân và con rắn“

 

Luận điểm 5: Bài học nhận thức và hành động

 

– Nhận thức:

 

+ Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.

 

+ Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.

 

+ Cần trân trọng, ghi nhớ công ơn dù bản thân nhận được sự giúp đỡ nhiều hay ít.

 

+ Luôn sẵn sàng báo đáp công ơn của những người giúp đỡ ta khi bản thân có khả năng.

 

+ Nên có những hành động cụ thể để giúp đỡ, chia sẻ và tri ân.

 

– Hành động:

 

+ Biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích

 

+ Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người.

 

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.

 

+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội.

 

+ Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống.

 

+ Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

 

c. Kết bài nghị luận lòng biết ơn

– Khẳng định lại quan điểm về lòng biết ơn (quan trọng, cao đẹp, cần gìn giữ,…)

 

– Liên hệ bản thân: Em đã, đang và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn?

 

Tham khảo thêm: Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn

2 tháng 5 2021

Mở bài:viết giống kết bài.

Thân bài:chém gió tích cực.

Kết bài:Khẳng định những điều mình chém là đúng.:)))))))))))))))))))))))))))))

 

30 tháng 3 2023

Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần bàn luận 

Thân bài : Đưa ra ý kiến bàn luận 

- Ý 1 : lí lẽ , bằng chứng

- Ý 2 : lí lẽ , bằng chứng 

- Ý 3 : lí lẽ , bằng chứng 

-...............

Kết bài : Khẳng định lại ý kiến của mình 

16 tháng 4 2021

a) Mở bài

- Dẫn dắt, nêu vấn đề: vai trò của tình bạn.

b) Thân bài

* Giải thích thế nào là tình bạn?

- Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta.

- Tình bạn là tình cảm khăng khít giữa hai con người và nó vô cùng quan trọng trong cuộc sống

* Bàn luận

- Biểu hiện của tình bạn đẹp:

+ Bạn cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng

+ Bạn cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm

+ Luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.

+ Động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập lẫn cuộc sống.

+ Thẳng thắn góp ý, khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ.

+ Đối xử với nhau chân thành, tin tưởng, không màng vật chất

+ Không lừa dối, lợi dụng tình cảm, địa vị của nhau.

(Đưa ra dẫn chứng minh họa: Tình bạn giữa Bá Nha và Tử Kì, Bác Hồ và bác Tôn,...)

- Ý nghĩa của tình bạn :

+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.

+ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống

+ Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.

- Phản đề:

+ Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất. Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững.

+ Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Tình bạn là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người.

- Để duy trì được tình bạn tốt đẹp lâu dài:

+ Cần biết chọn bạn để chơi

+ Học cách yêu thương, quan tâm, bao dung những lỗi lầm, sai sót của nhau

+ Sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau.

+ Luôn cho đi và không bao giờ ích kỉ trong tình bạn

c) Kết bài

- Khẳng định lại vị trí quan trọng của tình bạn.

- Rút ra bài học cho bản thân.



 

16 tháng 4 2021

Cảm ơn "Nhưn Ngốc Nghếch" nhìu nhahihi

 

20 tháng 12 2016

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

20 tháng 12 2016

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.

2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

  
24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

27 tháng 4 2020

1 . Khái niệm

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

27 tháng 4 2020

Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng chứa vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. ... Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

15 tháng 3 2022

tham khảo

 

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ con người nên chăm chỉ cần cù trong cuộc sống, nỗ lực học tập, lao động không ngừng nghỉ; luôn sẵn sàng tìm tòi, mày mò những điều mới mẻ, cố gắng hơn người khác trong cuộc sống → là một đức tính tốt đẹp mà con người ai cũng cần rèn luyện.

b. Phân tích

Cần cù chăm chỉ giúp chúng ta tạo ra nhiều hơn của cải vật chất phục vụ đời sống cá nhân và góp phần làm phát triển xã hội.

Trong cuộc sống không phải ai cũng vốn thông minh, nhanh nhẹn, biết cố gắng, chăm chỉ sẽ không khiến chúng ta tụt lùi về phía sau so với những người khác.

Người không rèn luyện cho mình đức tính cần cù chăm chỉ sẽ nảy sinh nhiều tính xấu khác như: ỷ lại, dựa dẫm vào người khác,…

 

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh cần cù chăm chỉ nên người đã sống được ở nước ngoài và tiếp thu thành công nền tinh hoa của họ; thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí cần cù chăm chỉ nên đã dùng chân và viết được những nét chữ rất đẹp,…

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chỉ ưa dựa dẫm vào người khác, không cố gắng vươn lên, chăm chỉ lao động mà chỉ tập trung vào thú vui, đam mê của bản thân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Mục đích giao tiếp của VB tự sự là gì?A. Bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá với đối tượng.B. Kể lạidiễn biến sự việc.C. Tả lại trạngthái của sự vật, con người.D.Giới thiệu đặc điẻm, tính chất của đối tượng.2. Chủ đề của một văn bản là Gì?A. Mở đoạn văn mởđâu của văn bản.B. Là tưtưởng,quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bảnC. Là nội dung chủ yếu...
Đọc tiếp

Mục đích giao tiếp của VB tự sự là gì?

A. Bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá với đối tượng.

B. Kể lạidiễn biến sự việc.

C. Tả lại trạngthái của sự vật, con người.

D.Giới thiệu đặc điẻm, tính chất của đối tượng.

2. Chủ đề của một văn bản là Gì?

A. Mở đoạn văn mởđâu của văn bản.

B. Là tưtưởng,quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản

C. Là nội dung chủ yếu củavăn bản mà người đọc có thể cảm nhận được

D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trogn văn bản.

3. Hãy chọn 1 trong 2 lời khuyên SAU đây về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lý.

A. Tìm hiểu đề. =>tìm ý => lập dàn ý => kể (viết thành bài văn)

B. Tìmhiểu đề => lập dàn ý => tìm ý => kể (viét thành bàivan)

3
22 tháng 8 2016

1-b

2-d

3-a

23 tháng 8 2016

A. Bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá với đối tượng.

B. Kể lạidiễn biến sự việc.

C. Tả lại trạngthái của sự vật, con người.

D.Giới thiệu đặc điẻm, tính chất của đối tượng.

2. Chủ đề của một văn bản là Gì?

A. Mở đoạn văn mởđâu của văn bản.

B. Là tư tưởng,quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản

C. Là nội dung chủ yếu của văn bản mà người đọc có thể cảm nhận được

D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trogn văn bản.

3. Hãy chọn 1 trong 2 lời khuyên SAU đây về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự em cho là hợp lý.

A. Tìm hiểu đề. =>tìm ý => lập dàn ý => kể (viết thành bài văn)

B. Tìmhiểu đề => lập dàn ý => tìm ý => kể (viét thành bàivan)

Chúc bạn học tốt!

16 tháng 3 2022

Có 2 dàn ý của 2 bài đầu thoy nhé, em tham khảo 

 

undefinedundefinedundefined

16 tháng 3 2022

Dàn ý đề  3 : (em tham khảo)

undefined