K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.

Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.

Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.

Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.

Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.

Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.

Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.

Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.

Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.

Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.

18 tháng 7 2021

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

24 tháng 7 2021

BN THAM KHẢO LINK NÀY :

https://olm.vn/hoi-dap/detail/603231162253.html

   Qua những trang viết của Nguyễn Duy, Thúy Vân hiện lên là một thiếu nữ xinh đẹp có thể xếp vào hàng tuyệt sắc giai nhân khiến người ta say đắm. Trong văn học trung đại, thiên nhiên thường được lấy làm chuẩn mực để so sánh cùng vẻ đẹp của con người. Cũng thấy chuẩn mực ấy làm thước đo, đại thi hào Nguyễn Du vẻ đẹp của nàng được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Bút pháp ước lệ kết hợp cùng nghệ thuật so sánh ẩn dụ, ngôn ngữ thơ bác học chọn lọc, chau chuốt, nàng Vân hiện lên với khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng rằm toát lên khí chất của một tiểu thư đoan trang hiền dịu. Lông mày sắc nét như con "ngài"; miệng cười tươi thắm như hoa. Đặc biệt giọng nói trong trẻo thốt ra từ khuôn miệng xinh đẹp ấy. Mái tóc của Vân đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Một vẻ đẹp hài hòa nhưng cũng vô cùng cao sang nét cao sang, quý phái. Vẻ đẹp của nàng khiến những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên cũng phải cúi đầu nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Phải chăng đây chính là một dự báo cho một cuộc đời bình yên không sóng gió của nàng Vân? Nguyễn Du bằng bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp với nghệ thuật so sánh ta thấy được chân dung của nàng Vân xinh đẹp, nghiêng nước nghiêng thành, đoan trang thục nữ khiến lòng người mê đắm.

8 tháng 5 2021

Dùng câu chủ đề trên làm câu mở đoạn.
Viết nối tiếp bằng những gợi ý sau:
- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
- Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người.
- Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
- “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” – Vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét ð báo hiệu lành ít, dữ nhiều.
- Không chỉ mang một vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”
- Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kỳ (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặc biệt nhất vẫn là tài đàn của nàng, đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt).
- Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng: Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết buồn thương, ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.
- Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Tác giả dùng thành ngữ “nghiêng nước, nghiêng thành” để cực tả giai nhân, đồng thời là lời ngợi ca nhân vật.
- Chân dung của Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị “hoa ghen, liễu hờn” nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được nhân vật mà còn dự báo được trước số phận của nhân vật; không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nỗi lo âu phấp phỏng về tương lai số phận nhân vật.

8 tháng 5 2021

Dùng câu chủ đề trên làm câu mở đoạn.
Viết nối tiếp bằng những gợi ý sau:
- Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
- Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người.
- Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
- “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” – Vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét ð báo hiệu lành ít, dữ nhiều.
- Không chỉ mang một vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”
- Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kỳ (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặc biệt nhất vẫn là tài đàn của nàng, đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt).
- Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng: Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết buồn thương, ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.
- Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Tác giả dùng thành ngữ “nghiêng nước, nghiêng thành” để cực tả giai nhân, đồng thời là lời ngợi ca nhân vật.
- Chân dung của Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị “hoa ghen, liễu hờn” nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được nhân vật mà còn dự báo được trước số phận của nhân vật; không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nỗi lo âu phấp phỏng về tương lai số phận nhân vật.

Điều bản thân cần làm để trở thành một người biết yêu thương là phải học cách đón nhận và chia sẻ tình yêu với mọi người xung quanh. Để yêu thương được đáp lại, trước tiên chúng ta cần phải tự yêu thương bản thân mình. Chúng ta cần biết cách trân trọng và yêu quý bản thân, để từ đó có thể yêu thương và chăm sóc cho người khác.

Để trở thành một người biết yêu thương, chúng ta cần phải có lòng nhân ái và sự thông cảm. Chúng ta cần hiểu rằng mỗi người đều có những khó khăn và nỗi đau riêng, và chúng ta cần biết lắng nghe và chia sẻ cùng họ. Chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của người khác để có thể cảm nhận được những gì họ đang trải qua.

Ngoài ra, để trở thành một người biết yêu thương, chúng ta cần phải biết cách tha thứ và giãi bày cảm xúc của mình. Tha thứ giúp chúng ta giải thoát khỏi những căng thẳng và giận dữ trong tâm trí, từ đó giúp chúng ta có thể yêu thương và chia sẻ tình cảm với người khác một cách tự nhiên và chân thành.

Cuối cùng, để trở thành một người biết yêu thương, chúng ta cần phải biết cách tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa cho người khác. Những hành động nhỏ nhặt, như lời chúc ngọt ngào, nụ cười thân thiện hay một cái ôm ấm áp, đều có thể làm cho người khác cảm thấy yêu thương và quan tâm.

Tóm lại, để trở thành một người biết yêu thương, chúng ta cần phải có tình yêu và sự quan tâm đến bản thân và người khác. Chúng ta cần biết cách đón nhận và chia sẻ tình yêu, có lòng nhân ái và sự thông cảm, biết cách tha thứ và giãi bày cảm xúc của mình, và biết

19 tháng 7 2021

Giúp tớ với!