K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2019

Đây bạn: Thuở nhỏ học trường Collège Cần Thơ (cũ), được thầy giáo coi là “thần đồng” âm nhạc trong tương lai. Ông là bậc thầy sử dụng thành công nhất thể loại hành khúc ở Việt Nam - một thể loại du nhập từ nhạc phương Tây, một thời thức tỉnh thanh niên tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Ca ngợi Hồ Chủ tịch (lời Nguyễn Đình Thi), Tình Bác sáng đời ta, Lên đàng, Xếp bút nghiên, Tiếng gọi thanh niên, Tuổi 20, Xuống đường, Giải phóng miền Nam, Hành khúc giải phóng, Tiến về Sài Gòn, Bài ca Giải phóng quân, Vui liên hoan… từng thôi thúc, động viên thanh thiếu niên Việt Nam “lên đàng”.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia trong phong trào học sinh yêu nước. 15 tuổi ông viết ca khúc đầu tay Giang sơn gấm vóc mang đậm tính dân tộc và “hào khí Đông A”. 18 tuổi, ông viết Bài hát Câu lạc bộ học sinh (Lời bằng tiếng Pháp của Mai Văn Bộ- vì lúc bấy giờ học sinh phải hát bằng tiếng Pháp). Bài hát dành riêng cho thanh thiếu niên của Câu lạc bộ học sinh- một tổ chức học sinh yêu nước lúc bấy giờ. Bạch Đằng giang viết năm 1940, ca khúc nổi tiếng mở đầu cho hàng loạt bài hát yêu nước và cách mạng sau này của ông.

Sau Cách mạng tháng Tám ông tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong và Phong trào Việt Minh ở Sài Gòn. Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông là một trong những nhạc sĩ cách mạng dành trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh việc sáng tác hàng loạt bài hát cách mạng, ông còn là một nhà lý luận âm nhạc, Giáo sư- Viện sĩ Viện Âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng âm nhạc quốc gia, Bộ trưởng Bộ Thông tin- Tuyên truyền và Văn hóa Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Ông đã vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác…

Ông mất ngày 8-6-1989. Ông là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa Việt Nam. Hiện nay, có những chương trình ca nhạc truyền thống Lưu Hữu Phước, Thị trấn Ô Môn- quê hương ông, Trường THPT Ô Môn mang tên Trường THPT Lưu Hữu Phước … Đặc biệt, tại TP Cần Thơ có công viên mang tên Lưu Hữu Phước
.

18 tháng 12 2019

- Sinh ngày 12-9-1921 tại Cần Thơ. - Bài hát: Tiếng gọi Thanh niên, Lên đàng, Khải hoàn ca,... - Mất : 12-6-1989. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với bước đi của lịch sử Việt Nam. - Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. - Bài hát Lên đàng ra dời 1944, hào hùng, mạnh mẽ, kêu gọi giải phóng dân tộc.

————- CHÚC BẠN HỌC TỐT ————

haha

27 tháng 12 2016

1.Phách

Người ta lấy nốt đen làm chuẩn. Như đã học ở bài 3 ta có giá trị trường độ của các nốt như sau :

Học kì 1

Trường độ các nốt sẽ tạo thành các phách. Mỗi ô nhịp gồm 2, 3, hoặc 4 phách... (tùy loại nhịp) và có thể có 1 hoặc 2 phách mạnh và nhẹ. Phách mạnh thứ nhất luôn đứng đầu mỗi ô nhịp. Ví dụ như nhịp 4/4 dưới đây.

Học kì 1


2/. Các loại nhịp.
Phân số xuất hiện ở đầu bản nhạc gọi là chỉ số nhịp.
Học kì 1


Tử số: xác định số phách có trong mỗi ô nhịp.
- Mẫu số: dùng để xác định trường độ thời gian của mỗi phách bằng một phần bao nhiêu của nốt tròn (từ đó tạo nên tiết tấu nhanh hay chậm cho bản nhạc), thông thường sẽ là 2, 4, hoặc 8.
Vì : 1 nốt tròn = 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 nốt đơn
Nên : - Nếu mẫu số là 2, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/2 nốt tròn (tức bằng nốt trắng)
- Nếu mẫu số là 4, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/4 nốt tròn (tức bằng nốt đen)
- Nếu mẫu số là 8, thì giá trị mỗi phách sẽ bằng 1/8 nốt tròn (tức bằng móc đơn)
Tóm lại : - Nếu chỉ số nhịp là 2/4 (đọc là nhịp hai bốn) thì mỗi nhịp có 2 phách, và mỗi phách có giá trị bằng 1 nốt đen (1/4 nốt tròn) như đoạn nhạc ở đầu bài viết.
- Nếu là nhịp 6/8 thì mỗi nhịp có 6 phách, và giá trị mỗi phách là 1 móc đơn (1/8 nốt tròn).
*** Để dễ hiểu hơn, bạn hãy xem 5 đoạn nhạc dưới đây tượng trưng cho 5 nhịp thông dụng. Dãy số dưới đoạn nhạc là số phách có trong mỗi ô nhịp, còn dấu ‘ > ’ ở trên là phách mạnh (nơi chuyển hợp âm nếu cần).
Học kì 1

nhịp 2/4 là nhịp gồm có 2 phách, giá trị mỗi phách = 1 nốt đen. phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ

27 tháng 12 2016

Lưu Hữu Phước (1921-1989) là một nhạc sĩ, tác giả của những bản hùng ca, giải phóng; tác phẩm của ông luôn gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ông là Giáo sư, Viện sĩ, Nhà lý luận âm nhạc; nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; nguyên Đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

6 tháng 5 2022

Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực (1928–1967), sinh tại Chợ Lớn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê quán: xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc Chị cả, Biệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha, về làm việc tại tổ quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau này ông mới bỏ chữ "Hận", thành bút danh Hoàng Việt [1]. Sau đó, ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ (khu 8) đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên. Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng "Quê hương". Sau khi ông trở về nước, bản giao hưởng "Quê hương" được trình diễn lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt cùng một số văn nghệ sĩ (trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Quang Sáng...) vào chiến trường Nam Bộ và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam. Ông tử thương ngày 31 tháng 12 năm 1967 tại huyện Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ (từ năm 1976 đến nay là tỉnh Tiền Giang) - quê ngoại của mình.

24 tháng 6 2016

- Tham gia cách mạng sớm. 1922, ông chuyển lên Mat-xitcơva và vừa lao động vừa học.

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông tham gia chiến đấu chống phát xít với tư cách là phóng viên mặt trận có mặt ở nhiều chiến trường.

- Sau chiến tranh tiếp tục hoạt động xã hội, được nhà nước phong tặng anh hùng Liên Xô.

Sự nghiệp: Năm 1924, bắt đầu viết truyện ngắn.

1825 bắt đầu viết tiểu thuyết " Sông Đông êm đềm"  và  "Thảo nguyên xanh".   Ngoài ra còn những tác phẩm " Đất vỡ hoang", " Họ chiến đấu vì tổ quốc".

- Sứ mệnh cao cả nhất của văn học: Ca ngợi nhân dân-  người lao động - người xây dựng, nhân dân -  người anh hùng.

- Nổi bật trong phong cách nghệ thuật là tôn trọng nghệ thuật.

24 tháng 6 2016

Mikhain Solôkhốp (1905-1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô.

Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, Sôlôkhốp đã từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang…

Sôlôkhốp đã từng sống ở Matxcơva, làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây… để sinh sống và để thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo Thanh niên, tham gia sinh hoạt nhóm văn học Đội cận vệ trẻ và say mê sáng tác. Ở Matxcơva ông được đăng một vài tác phẩm nhưng không thể định cư lâu dài vì ông cảm thấy “thiếu quê hương’’.

 

1925, Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông, bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của M. Gorki.

Ông được đánh giá là một nhà văn hiện thực vĩ đại. Theo quan niệm của ông, chủ nghĩa hiện thực ở thời đại cách mạng tư tưởng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.

Các tác phẩm nổi tiếng của Sôlôkhốp là Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đẩu vì Tổ quốc, Số phận con người…

   
20 tháng 11 2021

Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924 - mất ngày 29 tháng 6 năm 2015 là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong thế kỉ XX.

24 tháng 6 2016

Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, sinh tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, trong một gia đình quan lại sa sứt. Ông nội là Chu Giới Phu từng làm quan trong triều nhà Thanh, năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì bị cách chức, hạ ngục. Ông thân sinh của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, đỗ tú tài, cũng năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh và 3 năm sau thì qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy, một người phụ nữ nông dân trung hậu, kiên nghị.

Phẩm chất của bà có ảnh hưởng lớn tới Lỗ Tấn. Cha của Lỗ Tấn mất do không có thuốc chạy chữa, khi Lỗ Tấn 13 tuổi. Từ đó, Lỗ Tấn ấp ủ nguyện vọng học thuốc chữa bệnh.

 

Lỗ Tấn dã từng học các nghề hàng hải, khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc nhưng đều thất bại. Nhờ học giỏi, ông được học bổng sang Nhật, học đại học Y khoa. Một lần, Lỗ Tấn chứng kiến cảnh người dân Trung quốc thích thú khi xem bộ phim có quay cảnh quân Nhật chém một người Trung Quốc vì bị nghi là gián điệp. Ông giật mình nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và ông quyết định chuyển hướng bỏ đại học Y để làm văn nghệ.

Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa.

Lỗ Tấn đã sáng tác nhiều tác phẩm: 20 tập truyện ngắn, mỗi tập 600 trang. Có nhà nghiên cứu gọi là "trước tác đẳng thân" (sách cao bằng người). Trong đó, các sáng tác tiêu biểu có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…

Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa của nhân loại.

24 tháng 6 2016

- Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài.

- Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc.              

- Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.

- Lỗ Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân

22 tháng 4 2021

SGK 

2/ Âm thanh có 4 thuộc tính:

-Cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc

Các kí hiệu thường gặp:

-Dấu nối, dấu luyến, khung thay đổi, dấu nhắc lại, dấu quay lại.