K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2018

trong sgk sinh học 7 trang 57,58 đó bn:)))

Bước 1 : Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
Bước 2 : Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chinh giữa lưng về phía đuôi
Bước 3 : Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
Bước 4 : Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim đến đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu
26 tháng 4 2016

 1. Sự hình thành động vật Nguyên sinh trên cơ sở cấu trúc tế bào có nhân là bước phát triển đầu tiên của giới động vật. Tuy mới ở mức độ tế bào nhưng động vật Nguyên sinh đã có các hoạt động sống cơ bản như bắt mồi, tiêu hoá, điều hoà thẩm thấu, vận chuyển... 


Hướng của phát triển tiếp theo của động vật Nguyên sinh là phức tạp hoá cấu tạo các cơ quan tử để hình thành các nhóm động vật như Trùng roi, Trùng cỏ hay đơn giản hoá và chuyên hoá như Trùng bào tử. Chính điều này đã làm cho thế giới động vật nguyên sinh trở nên đa dạng hơn. 
Hướng tiến hoá quan trọng và duy nhất của động vật Nguyên sinh là chuyển sang cấu tạo nhiều tế bào, hình thành tập đoàn động vật Đơn bào, mở ra con đường hình thành nên động vật Đa bào. 

2. Sự hình thành động vật Đa bào có thể xem là một hướng chuyển biến hết sức quan trọng trong phát sinh chủng loại, đưa động vật lên một bậc thang tiến hoá mới. 

Từ khi hình thành động vật Đa bào có các bước phát triển chính như sau: 

Bước phát triển đầu tiên là động vật Thân lỗ (Porifera). Nhóm động vật này có mức độ tổ chức cơ thể còn thấp như chưa hình thành mô, chưa có hệ thần kinh, trong quá trình phát triển cá thể thì chưa có sự ổn định về vị trí và hướng phân hoá các phôi bào của lá phôi ngoài và lá phôi trong... Do kiểu cấu trúc cơ thể như vậy nên chỉ có thể xếp động vật Thân lỗ vào một nhóm động vật riêng là động vật Đa bào chưa hoàn thiện (Parazoa) tách khỏi các nhóm động vật Đa bào hoàn thiện khác (Eumetazoa). 

Bước phát triển tiếp theo là xuất hiện nhóm động vật có đối xứng Toả tròn hay động vật Hai lá phôi. Tổ chức cơ thể của nhóm động vật này thể hiện sự ổn định và vị trí và sự phân hoá tế bào của 2 lá phôi là lá phôi trong và lá phôi ngoài. 

3. Bước phát triển cao hơn là hình thành nhóm động vật đối xứng Hai bên hay nhóm động vật Ba lá phôi. Cấu trúc cơ thể của nhóm động vật này có ưu thế rõ rệt cho sự vận động, di chuyển và bắt mồi tích cực. Có sự định hướng đầu đuôi, xác định mặt lưng và mặt bụng, bên trái, phải. Nhờ hệ thần kinh, giác quan phát triển, sự hình thành hành loạt cơ quan mới có nguồn gốc từ lá phôi thứ 3 (hệ cơ, hệ bài tiết, nhu mô, bao biểu mô...), do đó nhóm động vật này ngày càng hoàn thiện về cấu tạo cơ thể và thích nghi với điều kiện sống của môi trường. 

Động vật Ba lá phôi được sắp xếp thành 2 nhóm lớn là động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia) và động vật Có miệng thứ sinh (Deuterostomia) khác nhau ở các đặc điểm như: 

+ Động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia): Miệng của con trưởng thành được hình thành ở vị trí miệng phôi, lá phôi giữa được hình thành theo kiểu đoạn bào, các phần cơ thể thường được hình thành từ các đám tế bào. 

+ Động vật Có miệng thứ sinh: Miệng phôi sẽ hình thành nên hậu môn của con trưởng thành, lá phôi giữa được hình thành bằng cách lõm ruột, các phần của cơ thể được hình thành từ kiểu lõm vào của lá phôi giữa. 

Hai nhóm động vật này đều có nguồn gốc từ động vật Hai lá phôi. 

Sự phát sinh động vật có thể xoang (coelomata) kèm theo những đổi mới cơ bản trong tổ chức cơ thể và cấu tạo cơ quan như sự phân đốt cơ thể, hình thành chi phụ, phân hoá hệ cơ, hoàn thiện hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh dục.... Đặc biệt, xuất hiện xoang cơ thể thứ sinh (thể xoang) với cấu tạo và chức phận riêng nhằm nâng cao hoạt động sống của động vật. Điều quan trọng nhất là sự phân đốt cơ thể chuyển từ phân đốt đồng hình đến phân đốt dị hình, hình thành các phần khác nhau của cơ thể, chính điều này đã dẫn đến mô hình cấu trúc cơ thể hoàn thiện nhất của động vật như đã thấy hiện nay. Nhóm động vật này ngày càng thích nghi với điều kiện sống trên cạn như hoàn thiện cơ quan thần kinh, cảm giác, bài tiết tiết, hô hấp và hình thành cánh để mở rộng vùng phân bố và chiếm lĩnh môi trường sống. 

Một hướng phân hoá khác từ động vật có thể xoang xuất hiện đầu tiên là biến đổi mất cấu tạo phân đốt, hoàn thiện các cơ quan hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, giác quan... để hình thành nên động vật thân mềm mà đạt được đỉnh cao là nhóm động vật chân đầu. 

Một hướng phát triển khác là sự phân hoá của nhóm động vật Có miệng thứ sinh (deuterostomia). Kiểu cấu trúc cơ bản là có 3 đốt nguyên thủy ứng với 3 đôi túi thể xoang của ấu trùng dipleurula. Từ kiểu này có các nhánh phát triển khác nhau: 

+ Động vật da gai phát triển theo hướng đối xứng toả tròn 

+ Động vật hàm tơ phát triển riêng biệt, được đặc trưng là 2 đôi túi thể xoang. 

Trong lịch sử hình thành và phát triển của giới động vật (phát sinh chủng loại), 4 mức độ tổ chức cơ thể là động vật đơn bào, động vật Hai lá phôi, đối xứng toả tròn, động vật ba lá phôi chưa có thể xoang và động vật ba lá phôi có thể xoang chính thức. 

Có thể thấy các mức độ tổ chức cơ thể như trên ứng với các giai đoạn chính trong quá trình phát triển cá thể của động vật đa bào là trứng, phôi vị (gastrula) và phôi 3 lá. 

Còn đặc điểm cấu tạo các cơ quan của hai hệ đó bạn tham khảo trong đây 

http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh... Nguồn:http://thuviensinhhoc.com
5 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé:

- Cấu tạo bộ xương:

+ Xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc thích nghi với sự bay

+ Bao gồm xương đầu, cột sống và xương chi: chi trước biến đổi thành cánh, xương mỏ ác phát triển, là nơi bám của cơ ngực vận động cánh, các đốt sống lưng, đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành khối vững chắc

- Cơ quan tiêu hóa:

+ Hệ tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn so với bò sát nên chim bồ câu có tốc độ tiêu hóa nhanh hơn. Sau miệng là thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạy dày cơ, ruột, huyệt. Gan lớn, tụy bám vào phần trước của ruột.

- Cấu tạo hô hấp:

+ Gồm khí quản, phổi, các úi khí bụng và các túi khí ngực

+ Phổi là mạng ống khí có bề mặt trao đổi khí rất rộng. Sự thông khi qua phổi nhờ hệ thống túi khí phân nhánh => Làm giảm khối lượng riêng của chim, giảm ma sát khi bay. Tì (lá lách) nằm gần với dạ dày.

- Sinh sản: Chim trống có đôi tinh hoàn và đôi ống dẫn tinh, chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

- Di chuyển: Chim bồ câu bay theo kiểu vỗ cánh, khác với chim hải âu bay theo kiểu bay lượn (cánh đập chậm, có lúc cánh chỉ dang rộng mà không đập).

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau: (1)   Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài các nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng 1 hướng (2)   Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài...
Đọc tiếp

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau:

(1)   Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài các nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng 1 hướng

(2)   Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài

(3)   Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy

(4)   Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có các đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng

(5)   Cơ quan tương tự phản ảnh tiến hóa đồng quy

Nhận định nào đúng ?

A. 2,5                             

B. 2,3                             

C. 1,4                             

D. 3,4

1
15 tháng 3 2017

Đáp án : A

Nhận định đúng là (2)(5)

Đáp án A

1 sai vì sự giống nhau về đại thể này là do cấu trúc khung xương tương tự nhau. Còn CLTN sẽ đưa tới sự sai khác để các loài sẽ thích nghi với các môi trường khác nhau

3 sai. Có thể coi cơ quan thoái hóa là một dạng cơ quan tương đồng nhưng nay không còn giữ chức năng gì trong cơ thể

4 sai. Những đặc điểm tương tự này không cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung giữa chúng. các cơ quan tương tự cũng có chung hình thái cấu trúc .

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau: (1) Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng. (2) Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng...
Đọc tiếp

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau:

(1) Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng.

(2) Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài.

(3) Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.

(4) Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng.

(5) Cơ quan tương tự phán ánh tiến hóa đồng quy.   Nhận định nào đúng?

A. (2), (3). 

B. (1), (4). 

C. (2), (5)

D. (3), (4).

1
12 tháng 11 2019

Nhận xét đúng là 2 và 5

3- sai vì cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng đều thể hiện hướng tiến hóa phân li

Đáp án C

13 tháng 10 2016


- Giun tròn
Hệ tiêu hóa: có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa đơn giản
Hệ tuần hoàn: chưa có hệ tuần hoàn
Hệ thần kinh: chưa có hệ thần kinh

- Giun đất
Hệ tiêu hóa: Chính thức
Hệ tuần hoàn: Có hệ tuần hoàn phân hóa
Hệ thần kinh: Đã xuất hiện 
2. Hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn phân hóa, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

3 tháng 11 2016

- Giun tròn
Hệ tiêu hóa: có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa đơn giản
Hệ tuần hoàn: chưa có hệ tuần hoàn
Hệ thần kinh: chưa có hệ thần kinh

- Giun đất
Hệ tiêu hóa: Chính thức
Hệ tuần hoàn: Có hệ tuần hoàn phân hóa
Hệ thần kinh: Đã xuất hiện
Hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn phân hóa, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

 

4 tháng 4 2019

* Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.

- Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

- Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.

- Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.

- Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

- Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.

- Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.

* Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

19 tháng 10 2016

Câu 1 : Cấu tạo ngoài của giun đất :

- Hình trụ dài,đối xứng hai bên

- Cơ thể phân đốt có: miệng, đai sinh dục, lỗ sinh dục cái, lỗ sinh dục đực,có hậu môn,vòng tơ.

Câu 2 : 

- Giun tròn:

+ Hệ tiêu hoá : Chưa phân hoá còn đơn giản, có khoang cơ thể chưa chính thức

+ Hệ tuần hoàn : Chưa có

+ Hệ thần kinh : Dây dọc

- Giun đất :

+ Hệ tiêu hoá : Đã phân hoá, có khoang cơ th chính thức

+ Hệ tuần hoàn : Hệ tuần hoàn kín

+ Hệ thần kinh : Chuỗi hạch : hạch não, mạng vòng, chuỗi hạch bụng

Câu 3 :

Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch (hình 15.6). Sau khi hai cơ thê ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thanh dai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nỡ thành giun non.

12 tháng 11 2017

trong sgk

24 tháng 7 2023

* Ống tiêu hóa bao gồm: 

- Khoang miệng.

+ Chức năng: Nghiền nhỏ, đào trộn thức ăn, giúp thức ăn thẩm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn

- Hầu( họng) và thực quản

+ Chức năng: Tham gia cử động nuốt. Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.

- Dạ dày.

+ Chức năng: Có tuyến tiết vị dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.

- Ruột non:

+ Chức năng: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyện. Hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Ruột già gồm: mang tràng ( ruột thừa), đại tràng, trực tràng.

+ Chức năng: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất căn bả xuống trực tràng. Tạo phân.

- Hậu môn:

+ Chức năng thải phân.

* Tuyến tiêu hóa bao gồm: 

- Tuyến nước bọt

+ Chức năng: Tiết nước bọt: Làm ẩm thức ăn. Chứa enzyme amylse giúp tiêu hóa 1 phần tinh bột.

- Tuyến vị.

+ Chức năng: Tiết dịch vị chứa HCl và enzye pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ( tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.

- Gan.

+ Chức năng: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ nhơn hóa lipid. Đào thải độc tố.

- Túi mật.

+ Chức năng: Dự trữ dịch mật.

- Tuyến tụy

+ Chức năng: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.

- Tuyến ruột

+ Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.

Cho các phát biểu sau: (1)   Cơ quan thoái hóa cũng được xem là cơ quan tương đồng. (2)   Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li. (3)   Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa đồng quy. (4)   Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin  hay trình tự nucleotit có xu hướng ngày càng giống nhau. (5)   Thực chất chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đac uyn là...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

(1)   Cơ quan thoái hóa cũng được xem là cơ quan tương đồng.

(2)   Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li.

(3)   Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa đồng quy.

(4)   Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin  hay trình tự nucleotit có xu hướng ngày càng giống nhau.

(5)   Thực chất chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đac uyn là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể.

(6)   Theo quan điểm cổ điển chọc lọc tự nhiên là nhân tố quyết định chiều hướng tiến hóa của loài.

(7)   Loài người có thể tạo ra từ loài tổ tiên là vượn người hóa thạch do cấu trúc lại bộ nhiễm sắc thể.

(8)   Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia làm hai giai đoạn là tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.

Trong các phát biểu trên số ý kiến phát biểu sai là:

A. 1

B. 2 

C.

D. 3

1
7 tháng 2 2017

Chọn B.

Các phát biểu sai gồm có: 6 và 8.

6 sai vì CLTN là nhân tố quy định tiến hóa của loài là theo quan điểm tiến hóa hiện đại.

8 sai vì quá trình tiến hóa sự sống trên trái đất có thể chia ra làm các giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.