K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2021

Chx hiểu câu này cho lắm. bn nói lại đi

Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà"

Câu thơ này sử dụng phép tu từ là: Nhân hóa,ẩn dụ.
Phân tích: tác dụng của việc sự dụng pháp tu từ nhằm nói lên sự ngoan ngoãn,chăm chỉ của đứa con...Tăng thêm tính sống động,đáng yêu, của khổ thơ.
Câu thơ so sánh người con với giọt nắng thể hiện sự trong sáng, hồn nhiên của đứa trẻ,...

10 tháng 8 2017

Giọt nắng tìm kim
Giọt nắng quét nhà
Hai câu thơ trên thật sáng tạo. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nhân hóa dể biến những giọt nắng vô tri vô giác thành một con người biết hoạt động, biết suy nghĩ. Động từ"tìm" làm cho câu thơ " giọt anwngs tìm kim" lại càng trở nên sinh động và hay hơn..." quét nhà" vốn là một công việc quen thuộc của con người, nhưng giờ đây, nắng-lại là thứ làm việc đó.
Ngoài nhân hóa, tác giả còn sử dụng phép ẩn dụ. " giọt" là từ đo đại lượng của một chất lỏng nao đó, nhưng từ giọt lại được dùng kèm với từ "nắng", đâyquả là một câu thơ rất hay, rất sinh động , rất sáng tạo, nó đã thổi hồn cho nắng, cho thiên nhiên muôn màu muôn vẻ.

~ Chúc bn học tốt!~

" Cha là một người thân thuộc trong gia đình. Cha là người đã cùng mẹ nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Nhà thơ Thích Nhuận Hạnh đã có bài thơ "Lục bát về cha":

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất độc đáo:

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha."

=> Câu thơ thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người cha để nuôi con. Từ "cay nồng" càng làm nhân lên sự vất vả của người cha và làm nổi bật đức tính chịu thương chịu khó của cha.

"Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

=> So sánh cha với dải ngân hà, qua đó cho thấy tình yêu thương mênh mông như dải ngân hà của người cha. Cho dù cha nghèo khó, vất vả, cha vẫn yêu con, tình yêu con của cha luôn đầy ắp.

"Thương con cha ráng sức ngâm

....

Chở câu lục bát hao gầy tình cha."

=> Dù chịu nhiều vất vả, khổ cực trăm bề nhưng vì con, cha âm thầm chịu đựng và gắng gượng làm việc để nuôi con. Qua đó làm nổi bật tính cách cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu con bao la của người cha.

Đọc bài thơ trên, chúng ta thêm trân trọng những mồ hôi, nước mắt và những đồng tiền mà cha mẹ mất bao công sức mới kiếm được. Chúng ta thêm yêu cha mẹ, thêm biết ơn cha mẹ và những công lao như trời như bể của cha mẹ. Nhà thơ hẳn phải có một tình yêu cha da diết mới viết nên bài thơ đong đầy cảm xúc như thế?

của bạn đây nhé

7 tháng 8 2018

"Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà"

Câu thơ này sử dụng phép tu từ là: Nhân hóa,ẩn dụ.
Phân tích: tác dụng của việc sự dụng pháp tu từ nhằm nói lên sự ngoan ngoãn,chăm chỉ của đứa con...Tăng thêm tính sống động,đáng yêu của khổ thơ.
Câu thơ còn so sánh người con với giọt nắng thể hiện sự trong sáng, hồn nhiên của đứa trẻ,...

7 tháng 8 2018

Cảm ơn bạn. Vậy còn 2 câu kia thì sao bạn??? HELP ME!!!

Nắng của mùa thu là sắc vàng ngập lối ta đi,là những bông hoa cúc nở xòe bên hiên nhà lặng lẽ.Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng của trái thị,của những cây rạ mẹ phơi...Còn nắng mùa đông hiếm hoi,ngậm ngùi gợi một chút nao nao nuối tiếc....Bất chợt có một chiều đông,vài giọt nắng rớt xuống bên hiên,cô bé ngơ ngác nhìn,đưa tay ra hứng,không biết đó có phải là những giọt nắng mùa...
Đọc tiếp

Nắng của mùa thu là sắc vàng ngập lối ta đi,là những bông hoa cúc nở xòe bên hiên nhà lặng lẽ.Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng của trái thị,của những cây rạ mẹ phơi...Còn nắng mùa đông hiếm hoi,ngậm ngùi gợi một chút nao nao nuối tiếc....Bất chợt có một chiều đông,vài giọt nắng rớt xuống bên hiên,cô bé ngơ ngác nhìn,đưa tay ra hứng,không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu vô tình bỏ quên,còn sót lại;hay chúng được chắt chiu,dệt nên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ?..Cô bé ngồi lặng lẽ,dõi nhìn về chút nắng yếu ớt hắt lên từ cuối chân trời xa xa .Bất giác cô bé cảm thấy mùa đông thật tội nghiệp và đáng thương,phải dành dụm cho mình từng giọt nắng hiếm hoi,không đủ sức để xua đi gió lạnh lẽo.Thương mùa đông lắm,cô bé đã ngắt ngững bông hoa cải vàng thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng.Sắc hoa cải vàng dập dềnh,mênh mang dòng nước của một buổi chiều mùa đông.

Phân tích cái hay của đoạn văn mà em cảm nhận được ;về cách diễn đạt,về nội dung.

0
2 tháng 6 2021

Khung cảnh thiên nhiên buổi bình minh đẹp biết bao. Hình ảnh của sương, nắng, núi, đồi hiện lên trước mắt ta vô cùng lung linh, huyền ảo. Hình ảnh so sánh trong câu thơ mang nhiều cảm xúc, thiết tha và gửi gắm bao tình yêu của thi nhân. Mỗi khung cảnh đều sống động, tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Bức tranh thiên nhiên ngày mới luôn ngập tràn niềm vui, ngập tràn hứng khởi. Từ "núi, đồi, nắng, sương" đều như thức tỉnh sau một đêm dài và làm ta thấy háo hức, ngập tràn sức sống chào đón bình minh. 

2 tháng 6 2021

THAM KHẢO Ạyeu

28 tháng 11 2023

a. Nội dung của đoạn thơ trên: thể hiện sự trân trọng và ca ngợi công ơn dưỡng dục của người cha. Qua đó người con thể hiện sự xót thương đối với những vất vả của người cha trong suốt thời gian qua. 

b. Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh cò "chở" nắng qua sông và nước mắt cay nồng của cha. Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Cho thấy sự vật vả của cha trong suốt bao năm nuôi nấng đứa con nên người. 

- Cảm nhận được sự xót thương và thấu hiểu cho những điều người cha đã trải qua của đứa con. 

c. Biện pháp tu từ so sánh: "cha"- dải ngân hà, "con" - giọt nước sinh ra từ nguồn. 

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình, biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Cho thấy tình cảm yêu thương và sự biết ơn trân trọng của người con dành cho cha của mình.

a) Nội dung chính của đoạn thơ là:

- Hình ảnh người cha hiện lên vất vả, nhọc nhằn, lo toan và sẵn sàng hi sinh cho con. Đó là 1 người cha giàu tình yêu thương, dành hết sự yêu thương cho con. Qua đó, người con thể hiện lòng kính trọng và biết ơn cha.

b) 

Nhân hóa: Con cò "cõng nắng qua sông", "chở luôn nước mắt cay nồng của cha" 

=> Tác dụng: Giúp hình ảnh nhân hóa thêm sinh động, cụ thể, có những hành động như con người. Đồng thời thể hiện những lo toan, vất vả, nặng nhọc. 

c) 

- Biện pháp tu từ trong bốn câu thơ đầu: So sánh (Cha là một dải ngân hà /Con là giọt nước sinh ra từ nguồn)

=> Tác dụng: Dải ngân hà là hình ảnh tượng trưng cho sự bao la, rộng lớn, mang tầm vũ trụ. Giọt nước là hình ảnh thể hiện cho thứ nhỏ bé. So sánh như vậy, tác giả muốn khẳng định công ơn sinh thành, chăm lo, sự bao bọc cho con của người cha

18 tháng 11 2023

Trong bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của Thanh Thảo, tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương đất nước được thể hiện rất sâu sắc. Người con luôn nhớ thương mẹ và coi mẹ như một điều quý giá nhất trên đời. Mẹ là người đã dành cả đời để chăm sóc và hy sinh cho con, nhưng mẹ cũng đã chịu đựng nhiều khó khăn và gian khổ trong cuộc sống. Tình yêu của người con dành cho mẹ không chỉ là tình yêu gia đình mà còn là tình yêu thiêng liêng và đáng trân trọng nhất. Đồng thời, người con cũng có tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đất nước. Anh ta quyết định xa nhà, cầm súng chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ mẹ và quê hương. Tình cảm này thể hiện sự kiên cường và sự hy sinh cao cả của người con đối với quê hương và mẹ.