K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

con người vừa tác động tích cực và tiêu cực đến sự phân bố và phát triển sinh vật.

-tác động tích cực

+làm cho sinh vật phát triển mạnh hơn,bảo vệ chúng tốt hơn

VD: việc xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên

+mở rộng khu vực phân bố của sinh vật

VD:việt nam nhập giống bò sữa từ newziland giúp mở rộng khu vực phân bố của giống bò này

-tác động tiêu cực:do quá trình săn bắn quá mức,đốt rừng làm nương rẫy khiến cho số lượng cá thể,khu vực sinh sống của sinh vật

11 tháng 5 2016

Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

11 tháng 5 2016

- Ảnh hưởng tích cực: con người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật bằng cách mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác

- Ảnh hưởng tiêu cực: con người đã thu hẹp phạm vi phân bố của thực vật, động vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho 1 số loài động vật mất nơi cư trú 

21 tháng 11 2016

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

 

14 tháng 8 2016

a)

- Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật.  

- Vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo mùa hay ngủ đông để thích nghi với khí hậu.

b) 

- Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Như vậy, sự phân bố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.

c)

- Tích cực: Con người những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.

- Tiêu cực: Con người còn thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại thực, động vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Hiện nay, số lượng loài sinh vật đang giảm dần.

23 tháng 12 2017

- Khí hậu là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

- Đất: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

- Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi.

- Sinh vật: Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối tới sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.

- Con người: Làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi,...

22 tháng 4 2021

Câu 1:

Sinh vật sản xuất: Bao gồm các sinh vật tự dưỡng như cây xanh, tảo.

 

22 tháng 4 2021

Câu 2:

* Ánh sáng ảnh hưởng đến thực vật

Đặc điểm

Khi cây sống nơi quang đãng

Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán của những cây khác

Đặc điểm hình thái:

+ Lá (phiến lá, màu sắc của của lá).

+ Thân (chiều cao, số cành trên thân).

 

+ Phiến lá nhỏ, hẹp, lá có màu xanh nhạt.

+ Thân thấp, số cành nhiều.

 

+ Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.

+ Chiều cao bị hạn chế bởi những tán cây phía trên.

Đặc điểm sinh lí:

+ Quang hợp (cường độ quang hợp với điều kiện ánh sáng khác nhau).

 

+ Thoát hơi nước.

 

 

+ Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng yếu.

 

 

+ Cây điều tiết nước linh hoạt.

 

+ Có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu, cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh.

 

 

+ Cây điều tiết nước kém.

 

- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của cây như quang hợp, hô hấp, … và khả năng hút nước của cây.

- Thực vật được chia thành 2 nhóm khác nhau tùy thuộc vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng:

+ Thực vật ưa sáng: những cây sống nơi quang đãng như cây ngô, phi lao, lúa, …

+ Thực vật ưa bóng: những cây sống ở nơi có ánh sáng yếu, sống trong bóng râm như cây đỗ, cây vạn niên thanh, cây ngải cứu, …

- Ứng dụng trong sản xuất:

+ Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: trồng đỗ dưới gốc các cây ngô giúp tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức, …

+ Không trồng lúa dưới gốc cây tre.

* Ánh sáng ảnh hưởng đến động vật

- Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, sự sinh trưởng, sinh sản của động vật:

+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.

Ví dụ: có nhiều loài thú hoạt động ban ngày như bò, trâu, dê, cừu, … nhiều loài hoạt động ban đêm như chồn, cáo, sóc, …

+ Ảnh hưởng tới sinh sản: mùa xuân và mùa hè có ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh.

- Người ta chia động vật thành 2 nhóm:

+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: một số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, … Một số loài chim như khướu, chào mào, chích chòe, … 

+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển. Ví dụ: một số loài động vật như chồn, sóc, cáo, … một số loài chim như vạc, sếu, cú mèo, …

- Ứng dụng trong chăn nuôi:

+ Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ nhiều trứng.

+ Chiếu sáng để cá đẻ trứng.

1 tháng 4 2017

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Đất: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
- ĐỊa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.
- Sinh vật: THức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật. ĐỘng vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Đất: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
- ĐỊa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.
- Sinh vật: THức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật. ĐỘng vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
14 tháng 5 2021

- Hoocmôn tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có iốt. Hoocmôn này có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào. Khi thiếu iốt, trong khẩu phần ăn hằng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân gây bướu cổ. Trẻ bị bệnh chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

- Đồng hồ sinh học của con người được kiểm soát thông qua ánh sáng.Hệ thống thị giác và nội tiết tố của con người. Ánh sáng đi vào mắt và các tín hiệu khi nhận được sẽ đi đèn trung tâm não và các tế bào thần kinh. Góc tiếp xúc ánh sáng hiệu quả nhất để kích hoạt tế bào thần kinh là đường chân trời.

Ánh sáng điều chỉnh nhịp độ của con người (HCL) chúng ta đòi hỏi phải kiểm soát được quang phổ, cường độ ánh sáng, và thời gian chiếu sáng. Chúng ta biết rằng các bước sóng màu xanh trong ánh sáng kích hoạt các yếu tố sinh học; Do đó chúng ta cần phải chọn nguồn ánh sáng trắng có khả năng cung cấp một lượng lớn ánh sáng trắng mát. Cường độ ánh sáng thì hơi phức tạp một chút vì nó liên kết phụ thuộc vào thời gian. Chúng ta cần biết mức độ ánh sáng (lux) tối thiểu và tối đa cần thiết để kích hoạt sự ức chế melatonin, và chúng ta phải mất bao lâu để đạt được hiệu quả rồi từ đó thực hiện các biện pháp điều chỉnh.

- Ưu điểm của sinh sản hữu tính : Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.

22 tháng 12 2020

1. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí.

 

* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

 

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

 

22 tháng 12 2020

4. Trình bày và giải thích hoạt động của gió đất, gió biển và gió fơn.

* Gió biển:

Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.

Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.

* Gió đất:

 Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.

Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.

*  Gió fơn:

- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.

- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.