K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2017

Mô tả các dấu hiệu của người bị bệnh Bazơđô thể hiện trên mặt và cổ.

Trả lời :

Dấu hiệu của người bị bệnh Basedow (Bazơđô)

Tại tuyến giáp Bướu giáp:

Bướu giáp lớn, thường lan tỏa, tương đối đều, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng, có thể có rung miu tâm thu, thổi tâm thu tại bướu, nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận. Một số biểu hiện rối loạn vận mạch vùng cổ (đỏ, da nóng, tăng tiết mồ hôi), vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân không có bướu giáp lớn (liên quan kháng thể).

Hội chứng nhiễm độc giáp:

Các dấu chứng này thường tỉ lệ với nồng độ hormon giáp với nhiều cơ quan bị ảnh hưởng.

Tim mạch: Hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp khó thở khi gắng sức lẫn khi nghỉ ngơi. Ở các động mạch lớn, mạch nhảy nhanh và nghe tiếng thổi tâm thu, huyết áp tâm thu gia tăng (tăng cung lượng tim) so với huyết áp tâm trương, hiệu áp gia tăng, trường hợp nặng suy tim loạn nhịp, phù phổi, gan to, phù hai chi dưới.

Thần kinh cơ: Run rõ ở bàn tay là triệu chứng dễ nhận biết và nổi bật kèm theo yếu cơ. Bệnh nhân thường mệt mỏi, dễ kích thích thay đổi tính tình, dễ cảm xúc, nói nhiều, bất an, không tập trung tư tưởng, mất ngủ.

Rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, tăng tiết nhiều mồ hôi, lòng bàn tay, chân ẩm. Phản xạ gân xương có thể bình thường, tăng hoặc giảm. Đặc biệt dấu yếu cơ, teo cơ, dấu ghế đẩu (Tabouret), yếu cơ hô hấp gây khó thở, yếu cơ thực quản làm khó nuốt hoặc nói nghẹn.

Ở người trẻ tuổi triệu chứng tim mạch thường nổi bật, trong khi người lớn tuổi ưu thế triệu chứng thần kinh và tim mạch.

Dấu hiệu tăng chuyển hóa: Tăng thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng, tắm nhiều lần trong ngày, gầy nhanh, uống nhiều nước, khó chịu nóng, lạnh dễ chịu. Ngoài ra có các biểu hiện rối loạn chuyển hóa calci gây tăng calci máu hoặc hiện tượng loãng xương ở người lớn tuổi sau mãn kinh gây biến chứng, xẹp đốt sống, gãy xương tự nhiên, viêm quanh các khớp.

Biểu hiện tiêu hóa: ăn nhiều (vẫn gầy), tiêu chảy đau bụng, nôn mửa, vàng da.

Tiết niệu sinh dục: Tiểu nhiều, giảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, liệt dương và chứng vú to nam giới.

Da và cơ quan phụ thuộc: Ngứa, có biểu hiện rối loạn sắc tố da, có hiện tượng bạch ban ở lưng bàn tay và các chi; tóc khô, hoe, mất tính mềm mại rất dễ rụng; rụng lông; các móng tay, chân giòn dễ gãy.

Tuy nhiên cũng cần phân biệt trên lâm sàng hai nhóm triệu chứng để chỉ định điều trị phù hợp.

Thần kinh giao cảm: Nhịp tim nhanh, run tay, tăng huyết áp tâm thu, tăng phản xạ, khóe mắt rộng, nhìn chăm chú, hồi hộp, trầm cảm, kích thích và lo âu.

Nhiễm độc giáp: Tăng tiêu thụ oxy, ăn nhiều, sụt cân, rối loạn tâm thần, nhịp nhanh, tăng co bóp cơ tim, giảm đề kháng hệ thống mạch máu.

Biểu hiện ngoài tuyến giáp Thương tổn mắt:

Thường hay gặp là lồi mắt. Có 2 loại: lồi mắt giả và lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết), có thể không liên quan đến mức độ nhiễm độc giáp hoặc độc lập với điều trị. Vì thế có thể xảy ra sau quá trình điều trị nhất là phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ.

Lồi mắt giả: Tổn thương không thâm nhiễm liên quan đến bất thường về chức năng do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng thyroxin gây tăng co kéo cơ nâng mi làm khoé mắt rộng ra.

Lồi mắt thật (lồi mắt nội tiết): Tổn thương thâm nhiễm liên quan đến các thành phần hốc mắt gây bệnh mắt nội tiết trong bối cảnh tự miễn trong bệnh Basedow gây thương tổn cơ vận nhãn và tổ chức sau hốc mắt. Bệnh lí mắt thường phối hợp gia tăng nồng độ kháng thể kháng thụ thể TSH (kích thích). Theo phân loại của Hội giáp trạng Mỹ (American Thyroid Association) các biểu hiện ở mắt được phân độ như sau:

Độ 0: Không có dấu hiệu và triệu chứng.

Độ I: Không có triệu chứng, có dấu co kéo mi trên, mất đồng vận giữa nhãn cầu và trán, giữa nhãn cầu và mi trên (ưu thế triệu chứng này liên quan đến nhiễm độc giáp, hồi phục sau khi bình giáp).

Độ II: Ngoài các dấu hiệu của độ I, còn có cảm giác dị vật ở trong mắt, sợ ánh sáng (Photophobie), chảy nước mắt, phù mí mắt, sung huyết và sưng kết mạc... (thâm nhiễm cơ và tổ chức hốc mắt, nhất là tổ chức quanh hốc mắt).

Độ III: Lồi mắt thật sự, dựa vào độ lồi nhãn cầu do tẩm nhuận sau tổ chức hốc mắt (tẩm nhuận hốc mắt từ 3 - 4mm (lồi nhẹ); từ 5-7mm (lồi vừa) và 8mm (lồi nặng). Cần lưu ý về phương diện lâm sàng nên dựa vào yếu tố chủng tộc để đánh giá vì độ lồi nhãn cầu bình thường đánh giá qua thước Hertel của người da vàng là 16-18mm, da trắng 18-20mm và da đen 20-22mm..

Độ IV: Thương tổn cơ vận nhãn.

Độ V: Thương tổn giác mạc.

Độ VI: Giảm hoặc mất thị lực do thương tổn thần kinh thị.

Để đánh giá một cách tương đối trung thực về sự tẩm nhuận sau hốc mắt cũng như đánh giá điều trị cần siêu âm nhãn cầu.

Phù niêm:

Tỉ lệ gặp 2-3%, thường định vị ở mặt trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất đối xứng. Vùng thương tổn dày (không thể kéo lên) có đường kính vài cm, có giới hạn. Da vùng thương tổn hồng, bóng, thâm nhiễm cứng (da heo), lỗ chân lông nổi lên, mọc thưa, lông dựng đứng (da cam), bài tiết nhiều mồ hôi. Đôi khi thương tổn lan tỏa từ chi dưới đến bàn chân.

To các đầu chi:

Đầu các ngón tay và các ngón chân biến dạng hình dùi trống, liên quan đến màng xương, có thể có phản ứng tổ chức mềm, tái và nhiệt độ bình thường phân biệt với bệnh phổi mạn. Ngoài ra có dấu chứng tiêu móng tay (onycholysis).

Ngoài các biểu hiện trên còn tìm thấy một số dấu hiệu của các bệnh lí tự miễn phối hợp khác đi kèm như suy vỏ thượng thận, suy phó giáp, tiểu đường, nhược cơ nặng, trong bối cảnh bệnh đa nội tiết tự miễn.

9 tháng 4 2017

khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày tizoxin không thể tiết ra được mà tuyến yên vẫn tiết ra hoocmon kích tố tyến giáp (TSH) dẫn đến hiện tượng phì đại tuyến đây là nguyên nhân gây bệnh bứu cổ

20 tháng 5 2018

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ hoocmon từ các tuyển nội tiết tiết ra.

24 tháng 12 2020

a.

Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và sự tiêu hóa là hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm: đường, axit béo và glixêrin, các axit amin, các vitamin, các muối khoáng và nước.

b.

Gan đảm nhiệm các vai trò trong quá trình tiêu hoá ờ cơ thể người như sau:

+ Tiết ra dịch mật giúp tiêu hoá lipit.

+ Khử các chất độc (lẫn lộn với chất dinh dưỡng) vào được trong mao mạch máu.

+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.

 

13 tháng 9 2016

Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng thu được từ nước biển hay các mỏ muối.Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là natri clorua (NaCl) và một số muối khác MgCl2...

Nhưng ta tìm hiểu về NaCl  

-Công thức hóa học:NaCl(natri clorua) gồm 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử clo

-Vai trò:Thành phần chủ yếu của muối chính là hai nguyên tố Natri và Clo – hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các tế bào.

Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là 2 nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa.Muối iốt còn cung cấp iốt cho cơ thể, giúp làm giảm mắc bệnh bướu cổ, giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách đầy đủ.Vì vậy việc sử dụng muối ăn đúng cách rất quan trọng.

- Sử dụng :sau đây là cách sử dụng muối ăn khoa học,hiệu quả:

+chỉ nên ăn dưới 6 g muối/ngày

+ Đối với những người bị cao huyết áp thì chỉ nên dùng tối đa là 2 - 4g muối/ngày.

Trẻ em, người già và phụ nữ có thai nên dùng ở tỷ lệ thấp hơn.Sử dụng muối không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều bệnh tật nên hãy thận trọng,không ăn quá nhạt hay quá mặnChúc em học tốt !!1
13 tháng 9 2016

Muối ăn là một hợp chất hóa học, có công thức hóa học là NaCl

Cách sử dụng muối ăn cho khoa học và tốt cho sức khỏe:

- Không nên ăn nhiều muối , chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối một ngày.

 

26 tháng 3 2021

2D 3C

26 tháng 3 2021

1A

22 tháng 5 2019

Đáp án B

I. Sự thừa nitơ trong cây dẫn đến cây sinh trưởng mạnh, kích thước các cơ quan sinh dưỡng phát triển nhanh nhưng cây yếu. à đúng

II. Nitơ đóng vai trò cấu trúc nên diệp lục, enzyme và hàng loạt các sinh chất khác trong tế bào sống. à đúng

III. Thiếu nitơ có biểu hiện là vàng lá nhưng nó có thể bị nhầm bởi việc thiếu một số nguyên tố khác như Mg, S, Fe. à đúng

IV. Cây chỉ hấp thu nitơ dưới dạng NH4+ và chuyển hóa chất này vào trong axit amin. à sai, cây có thể hấp thụ ni tơ ở dạng NH4+ và NO3-

7 tháng 11 2019

Đáp án B

I. Sự thừa nitơ trong cây dẫn đến cây sinh trưởng mạnh, kích thước các cơ quan sinh dưỡng phát triển nhanh nhưng cây yếu. à đúng

II. Nitơ đóng vai trò cấu trúc nên diệp lục, enzyme và hàng loạt các sinh chất khác trong tế bào sống. à đúng

III. Thiếu nitơ có biểu hiện là vàng lá nhưng nó có thể bị nhầm bởi việc thiếu một số nguyên tố khác như Mg, S, Fe. à đúng

IV. Cây chỉ hấp thu nitơ dưới dạng NH4+ và chuyển hóa chất này vào trong axit amin. à sai, cây có thể hấp thụ ni tơ ở dạng NH4+ và NO3-

15 tháng 10 2018

Đáp án A

I. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức bao gồm hai giai đoạn tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. à đúng

II. Tuyến mật ở người đóng vai trò tiết ra enzyme đổ vào ruột non, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein. à sai, enzyme này thúc đẩy quá trình tiêu hóa lipit.

III. Dạ dày người là bộ phận có thiết diện lớn nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa ở người, nó có thể bị cắt bỏ một phần mà người ta vẫn có thể sống sót. à đúng

IV. Gà thường ăn sỏi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa cơ học ở dạ dày cơ (mề gà). à đúng

18 tháng 5 2019

Đáp án A

I. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức bao gồm hai giai đoạn tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. à đúng

II. Tuyến mật ở người đóng vai trò tiết ra enzyme đổ vào ruột non, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein. à sai, enzyme này thúc đẩy quá trình tiêu hóa lipit.

III. Dạ dày người là bộ phận có thiết diện lớn nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa ở người, nó có thể bị cắt bỏ một phần mà người ta vẫn có thể sống sót. à đúng

IV. Gà thường ăn sỏi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa cơ học ở dạ dày cơ (mề gà). à đúng