K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2016

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ “bóng xế tà”. Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mắt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang. Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn.

1. 2 câu thơ đầu:- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em...
Đọc tiếp

1. 2 câu thơ đầu:

- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ

- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ?

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

3
27 tháng 11 2016

1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >

  • Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

  • Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

27 tháng 11 2016

+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.

+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.

+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.

2 câu thơ cuối

+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.

+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động

+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

29 tháng 9 2016

a)

1.

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác.

- Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.

- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

2.

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

3.

Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

29 tháng 9 2016

b)

Câu hỏi của nguyễn khánh linh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Bạn nhấn vô đây nhé

C1. Tác giả đến Đèo Ngang vào thời điểm nào?Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều). Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người.- Cảnh vật trước tiên được tác giả cảm nhận bằng các giác quan nào? Ở đâu?- Hình ảnh tác giả quan sát thấy đầu tiên là gì? Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì? Nghệ thuật đó giúp em cảm...
Đọc tiếp

C1. Tác giả đến Đèo Ngang vào thời điểm nào?

Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều). Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người.

- Cảnh vật trước tiên được tác giả cảm nhận bằng các giác quan nào? Ở đâu?

- Hình ảnh tác giả quan sát thấy đầu tiên là gì? Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì? Nghệ thuật đó giúp em cảm nhận khái quát cảnh Đèo Ngang như thế nào?

C2. Tiếp tục, tác giả còn quan sát thấy những cảnh gì ở lưng Đèo?

- Các từ lom khom, lác đác gợi tả điều gì? Vị trí của những từ đó có gì đặc biệt trong tứng câu thơ? Tác dụng.

- Qua những câu thơ trên, em nêu cảm nhận chung về cảnh Đèo Ngang?

C3. Hai câu luận được miêu tả có điều gì khác với những câu thơ trước? Hình ảnh xuất hiện trong câu thơ này là hình ảnh nào?

- Hình ảnh chim cuốc và chim đa đa gợi tả điều gì? Cách tả này của tác giả gợi ra cảm nhận gì trong cảm nhận của người đọc?

C4.  Qua bức tranh Đèo Ngang, em cảm nhận được tâm trạng tác giả như thế nào?

- Tâm trạng đó được thể hiện qua việc mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình, chi tiết nào nói lên điều đó?

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để tả tình?

- Cụm từ ta với ta chỉ một người hay nhiều người?

- Từ những điều đã biết ở trên em hãy cho biết đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình?

0
25 tháng 9 2016

1)

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

25 tháng 9 2016

2)

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

10 tháng 11 2016

_ Cảnh rừng Việt Bắc : tiếng suối như tiếng hát

trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa

=> ko gian yên tĩnh , trong đêm khuya , âm thanh , ánh sáng , có màu sắc

_ Nghệ thuật : so sánh , điệp từ

<=> Tạo nên 1 bức tranh có 2 màu sáng , tối ; trắng hoặc đen , đó là vẻ đẹp lung linh , huyền ảo , chập chờn , ấm áp , quấn quýt hòa quyện vs nhau .

_ Cảnh rừng VB trong 1 đêm khuya nhưng ko hoang vắng , lạnh lẽo .

=> Tác giả là ng yêu thiên nhiên

 

10 tháng 11 2016

-Miêu tả bức tranh thiên nhiên:

+Không gian: Trong rừng, rộng lớn

+Thời gian: Vào ban đêm

+Màu sắc: Lung linh, rực rỡ

Biện pháp nghệ thuật:

+So sánh

+Sử dụng đại từ, điệp từ

Đặc biệt: Câu thơ thứ 2 sử dụng từ khác nhau về nghĩa, khi gợi tả vẻ đẹp lung linh sác màu của ánh trăng trước mặt ta hiên ra một bức tranh rực rỡ và đặc sắc, đồng thời cũng rất sinh động và vui tươi.

Tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên: Tác giả giả rất yeeu thiên nhiên và gợi ra vẻ đẹp cảnh khuya và gắn bó với lòng yêu đất nước.

chúc bạn học tốt !

 

 

(1) Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều "bóng xế tà", đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng một nỗi buồn man mác.

Thời điểm đó có lợi thế cho tác giả là: Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhó, qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha thương.

(2) - Các chi tiết:

    +Không gian: Đèo Ngang 

    +Thời gian: bóng xế tà

    +Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa

    +Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi

    +Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà

    +Các từ láy: lác đác, lom kham tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt

    ==> Điểm chung: thể hiện sự vắng vẻ của Đèo Ngang

    +Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia

    ==> Điểm chung: gợi lên nỗi nhớ thương nhà gia diết

(3) Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bứ tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện bóng dáng con người nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu, đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

8 tháng 10 2016

(1)Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vàovào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà " đây thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác.

(2)Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

-Thời gian: bóng xế tà. - Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

 - Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết. 
(3)Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

 

10 tháng 3 2017

• Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác

• Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..

Đọc bài thơ Cảnh Khuya:- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,... ) trong 2 câu thơ đầu.- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó.- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?- Từ vẻ đẹp của ánh...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ Cảnh Khuya:

- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,... ) trong 2 câu thơ đầu.

- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó.

- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

- Từ vẻ đẹp của ánh trăng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

- 2 câu thơ cuối đã cho thấy vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ '' đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía cùng tâm trạng trong cùng 1 con người?

Mọi người giúp với nhé! Mai mình học rồi!

1
18 tháng 11 2016

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy...
 

1 tháng 11 2016

1/ - Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh – cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

- “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” – Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối – tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực – vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Cách so sánh thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ: tiếng suối như tiếng hát - > tiếng suối trở nên gần gũi thân quen với con người, mang sức sống trẻ trung hơn.

- “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” - > trăng, cổ thụ, hoa ba vật thể cách nhau nghìn trùng cao, thấp, lớn bé, cũng rất khác nhau vậy mà vẫn “lồng” vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ. Bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra hay chính do tài năng và cảm nhận tinh tế của tác giả Hồ Chí Minh tạo dựng?... Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để tạo dựng thành một bức tranh lung linh sống động.

2/ Tác giả là người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng, cảm nhận được những vẻ đẹp của nó trông đêm.

3/ a) - Câu thơ mở ra hai thế giới tâm trạng của nhân vật, hai khía cạnh của một tâm hồn.

+ Chưa ngủ vì cảnh khuya quá đẹp, say mê tận hưởng vẻ đẹp chứa cùng tri âm tuyệt vời của cảnh đến độ không ngủ được - > tâm hồn nghệ sĩ.

+ Chưa ngủ vì thao thức lo lắng vì vận mệnh của đất nước - > tâm hồn chiến sĩ – đây mới là ý chính của câu thơ.

b) - Tác dụng sự lặp lại của từ chưa ngủ.

+ Thể hiện sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật - > cảnh càng khuya càng làm nỗi rõ con người; con người càng thức khuya càng thấy sự hữu tình của cảnh.

Chưa ngủ là vì chưa muốn ngủ - thế chủ động - > dành thời gian để ngắm cảnh, để lo việc nước, chứ không phải là vì không ngủ được - > sự sâu sắc của tâm trạng và tình cảm.

4/ Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:

- Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

 

1 tháng 11 2016

cảm ơn bạn yeu