K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2017

lớp 8 làm bài này á??? :)) Tốt nhất là em chọn một đoạn hội thoại trong tác phẩm văn nào đó, càng nhiều nv ở các tầng lớp khác nhau càng tốt, ví dụ lớp 8 có "Lão Hạc" chẳng hạn. Rồi từ câu thoại của họ mang âm hưởng gì (lịch sự, suồng sã, đớn hèn, hống hách...), và thái độ như thế nào khi nói (ôn tồn, hả hê, nhục nhã, khinh khỉnh...), cử chỉ ra sao (cúi mặt, van xin, cười to, lủi thủi bước đi...) liên hệ xem ng` đó là vai vế xã hội nào (nông dân, bần cố nông, địa chủ, cường hào ác bá, trí thức...)

5 tháng 9 2017

Đoạn hội thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

  Hôm ấy Dế Mèn sang chơi nhà Dế Choắt, thấy trong nhà luộm thuộm liền bảo:

    - Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng, nếu có đứa nào đến phá thì chú mày chết ngay đuôi.

    …

    Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

  - Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được, động đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa.

    Dế Mèn có thái độ trích thượng, kẻ cả, vừa thể hiện sự hống hách:

    + Cách xưng hô là "tao" và "chú mày" dù cả hai bằng tuổi, đó là thái độ của bề trên với kẻ dưới.

    + Thái độ khinh thường Dế Choắt khi: chê bai nhà Dế Choắt luộm thuộm, bề bộn.

    + Chân dung của Dế Choắt được miêu tả gầy gò, xấu xí, như gã nghiện thuốc phiện… Thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn của mình.

    - Thái độ của Dế Choắt cung kính, nhút nhát, e dè:

    + Xưng hô cung kính xưng là "em" gọi Dế Mèn là "anh"

    + Thể hiện sự yếu đuối, buồn bã trong lời nói "muốn khôn nhưng khôn được", "động đến việc là không thở nổi"

  - Qua cách xưng hô, cử chỉ, thái độ kèm theo lời ta có thể nắm được vai giao tiếp, hiểu được cách đối xử giữa các nhân vật với nhau.

13 tháng 3 2018

Tốt nhất là bạn nên chọn một đoạn hội thoại trong tác phẩm văn nào đó, càng nhiều nhân vật ở các tầng lớp khác nhau càng tố t, ví dụ sách gai1o khoa lớp 8 có bài "Lão Hạc" chẳng hạn,... Rồi từ câu thoại của họ mang âm hưởng gì (lịch sự, suồng sã, đớn hèn, hống hách...), và thái độ như thế nào khi nói (ôn tồn, hả hê, nhục nhã, khinh khỉnh...), cử chỉ ra sao (cúi mặt, van xin, cười to, lủi thủi bước đi...) liên hệ xem ng` đó là vai vế xã hội nào (nông dân, bần cố nông, địa chủ, cường hào ác bá, trí thức...)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

Chuyện về lòng nhân ái: Câu chuyện “ Những chiến binh dũng cảm”

    Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, em may mắn được chứng kiến nhiều câu chuyện khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp hơn . Em được nghe cô Huệ xóm em – Là y bác sĩ, em mới hiểu thêm phần nào về sự hy sinh thầm lặng của những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Bác kể rằng: “Đó là những đêm thức trắng của mọi người trong cơ quan bác. Một thời gian dài, trên những chiếc bàn la liệt test xét nghiệm, đồng nghiệp của bác với bộ đồ bảo hộ kín mít nóng bức như tắm hơi trong cả ca trực. Ai cũng chỉ hở đôi mắt đỏ hoe vì làm việc với cường độ cao liên tục. Lương thực rồi mọi thứ đều thiếu thốn. Nhưng mọi người không ai nản lòng hay bỏ rơi các bệnh nhân mà tận tình chăm sóc. Bên cạnh đó có nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ ăn, thức uống đồ dùng y tế cho các y bác sĩ để các bác yên tâm chống dịch. 

- Các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn là: 

+ Vào lúc dịch bệnh căng thẳng các y bác sĩ và bệnh nhân thiếu lương thực, thực phẩm.

+ Sự khó khăn y bác sĩ khi phải ngày đêm gồng mình chống dịch dưới thời tiết oi bức.

- Lòng nhân ái được thể hiện qua hành:

+ Các bác sĩ không ngại khó khăn mà cưu mang, chăm sóc các bệnh nhân. 

+ Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ dùng thiết yếu trong việc chống dịch.  

- Em rút ra từ những câu chuyện: 

+ Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc và là điều quan trong mỗi người cần phải có.

+ Chỉ cần cho đi thì tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp mọi nơi. 

NG
22 tháng 12 2023

Tham khảo
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn anh tôi xuống biển cùng với số vàng.

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.