K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2016

a) Đây là điểm nóng của thế giới vì:

- Có vị trí địa chính trị quan trọng (Dẫn chứng)

- Vấn đề dầu mỏ

+ Tây Nam Á là nguồn cung cấp dầu mỏ chính của thế giới nên chịu nhiều sức ép chính trị của thế giới cũng như của các thế lực cực đoan vụ lợi.

+ Trung Á khai thác dầu mỏ tuy chưa nhiều nhưng đã được thế giới biết đến là khu vực có tiềm năng lớn về dầu khí

- Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố

+ Thường xuyên xuất hiện xung đột, mâu thuẫn giữa các giáo phái của đạo Hồi, giữa các tín đồ Hồi giáo với đạo Do Thái, Thiên chúa giáo.

+ Các vụ đánh bom, khủng bố ám sát thường xuyên xảy ra, nhất là khu vực Tây Nam Á

- Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.

b) Nguyên nhân:

- Do tranh chấp quyền  lợi về đất đai, nguồn nước, tài nguyên khác

- Do sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc và nguồn gốc lịch sử

- Do sự can thiệp của các thế  lực bên ngoài nhằm vụ lợi.

c) Hậu quả

- Sự bất ổn về chính trị ở khu vực này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, mà còn ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

- Ảnh hưởng tới giá dầu trên bình diện toàn thế giới, đe dọa cuộc khủng hoảng năng lượng

d) Giải pháp

Cần giải quyết triệt để các nguyên nhân gây mất ổn định, như:

- Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên.

- Xóa bỏ định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề về lịch sử

- Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài để có được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế một cách công bằng.

- Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và mức sống của người dân

17 tháng 4 2019

a) Tây Nam Á được coi là “điểm nóng ” của thế giới vì:

- Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm ở ngã ba của ba châu lục Á - Âu - Phi.

- Giàu tài nguyên: dầu mỏ và khí tự nhiên nhất thế giới, nhiều nhất ở vùng vịnh Péc-xich.

- Thường xuyên xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.

- Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.

b) Nguyên nhân:

- Do mâu thuẫn về quyền lợi (đất đai, nguồn nước, dầu mỏ,...).

- Do các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc lịch sử.

- Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

c) Hậu quả:

- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

- Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện.

- Kinh tế bị hủy hoại và chậm phát triển.

- Ảnh hưởng đến giá dầu trên thế giới.

- Môi trường bị hủy hoại nặng nề.

d) Giải pháp

- Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên, môi trường sống.

- Xóa bỏ các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề lịch sử.

- Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

- Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và mức sống của người dân, giải quyết nạn đói nghèo.

4 tháng 12 2021

Tham Khảo

 

Câu 1:

Đặc điểm địa hình khu vực Tây Nam Á là:

- Địa hình: Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.

Khu vực Tây Nam Á có đặc điểm khí hậu nóng quanh năm ѵà lượng mưa ít vì: địa hình có nhiều núi bao quanh khu vực, nằm trong khu vực có chí tuyến Bắc đi qua ѵà quanh năm chịu ảnh hưởng c̠ủa̠ khối khí nhiệt đới khô.

4 tháng 12 2021

tham khao:

- Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:

+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.

+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.

+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.

- Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

4 tháng 1 2023

a) Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình: - Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này

b) Nguyên nhân

- Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm ở ngã ba của ba châu lục Á - Âu - Phi.

- Giàu tài nguyên: dầu mỏ và khí tự nhiên nhất thế giới, nhiều nhất ở vùng vịnh Péc-xich.

- Thường xuyên xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.

- Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.

- Do mâu thuẫn về quyền lợi (đất đai, nguồn nước, dầu mỏ,...).

- Do các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc lịch sử.

- Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

26 tháng 12 2016

câu 1. vì nam á khí hậu phân bố đa dạng

18 tháng 9 2019

- Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực. (1,5 điểm)

   - Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. (0,5 điểm)

20 tháng 7 2018

- Khu vực Tây Nam Á tuy nằm sát biển, nhưng nói chung lại có khí hậu khô hạn và nóng là do quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới khô, nên có lượng mưa rất nhỏ, dưới 300 mm/năm. Trong đó nhiều vùng chỉ từ 50 - 100 mm/năm, riêng vùng ven Địa Trung Hải có lượng mưa từ 1000 - 1500 mm/năm.

29 tháng 5 2019

- Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng, trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực.

- Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

3 tháng 12 2016

1. Đặc điểm sông ngòi :

- Khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều, chế độ nước phứt tạp.

- Các sông lớn bắt nguồn từ cao nguyên, núi cao đổ ra biển và đại dương.

+ Khu vực Bắc Á: hướng chảy từ nam lên bắc.

+ Mùa đông đóng băng, mùa xuân thường có lũ.

- Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: chế độ nước theo mùa khí hậu.

- Trung _ Tây Nam Á: ít sông, lượng nước chủ yếu do tuyết và băng tan

* Giá trị kinh tế của sông: thủy điện, du lịch, cung cấp nước, thủy hải sản, phù sa...

2. Vị trí địa lí:

- Nằm trong khoảng 42 độ B đến 12 độ B.

- Cực tây 26 đọ Đ đến cực đông 73 độ Đ.

- Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á, Phi, Âu, các vịnh biển..

=> vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

*Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á:

- Địa hình chia làm ba khu vực:

+Đông Bắc có núi và sơn nguyên

+ ở giữa là đồng bằng

+ Tây Nam chủ yếu là cao nguyên và núi già.

- Khí hậu nóng, khu quanh năm

- Sông ngỏi: rất ít sông, có 2 sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrat

-Cảnh quan chủ yếu là hoạng mạc và bán hoang mạc

-Khoáng sản, tài nguyên dầu mỏ quan trọng nhất ( chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ của thế giới)

3. Đặc điểm dân cư,, kinh tế, chính trị Tây Nam Á:

- Dân số khoảng 286 triệu người, chủ yếu là người A-rập và theo đaoh hồi

- kinh tế: ngày nay CN và thương mại phát triển nhất, đặc biệt phát triển CN khai khoáng

- Chính trị: không ổn định ( Do?)

4. rất dễ nên bạn tự làm đi nha

CHÚC BẠN HỌC TỐT...!!vui