K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CHUỖI SERIES CÂU HỎI ĐỀ LUYỆN THI ĐGNL ĐHQG TPHCM [NGỮ VĂN NGÀY 2]Câu 11 (TH): Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là:A. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.B. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác nhau.C. từ láy toàn thể.D. từ láy bộ phận.Câu 12 (VD): “Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng...
Đọc tiếp

CHUỖI SERIES CÂU HỎI ĐỀ LUYỆN THI ĐGNL ĐHQG TPHCM 

[NGỮ VĂN NGÀY 2]

Câu 11 (TH): Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là:
A. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
B. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác nhau.
C. từ láy toàn thể.
D. từ láy bộ phận.


Câu 12 (VD): “Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách
ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh” (4).

(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)

Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 có nghĩa là:
A. một thể loại âm nhạc của Nam Bộ. B. tư chất nghệ sĩ.
C. sự không chuyên, thiếu cố gắng. D. diễn viên điện ảnh nổi tiếng.


Câu 13 (NB): “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.”  (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.

A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng. B. Hai câu trên không sử dụng phép liên kết.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối. D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.


Câu 14 (TH): “Nhân dịp ông đi công tác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị cho việc xây dựng một số tuyến đường giao thông theo dự án.” Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ. C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. sai logic.

 

Câu 15 (VD): Trong các câu sau:
I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực.
II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.
III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.
IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I và II. B. III và IV. C. I và III. D. II và IV.

 


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở
đây, miếng ăn ở đây.

Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh
chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.


Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước
quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.

(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)

Trả lời cho các câu 16, 17, 18, 19, 20 dưới đây:

Câu 16 (NB): Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:
A. Sinh hoạt. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Báo chí

Câu 17 (TH): Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:
A. bi lụy. B. hạnh phúc. C. cau có. D. vô cảm.

Câu 18 (NB): Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây...” là:
A. tự sự. B. thuyết minh. C. nghị luận. D. miêu tả.

Câu 19 (TH): Trong đoạn văn thứ 3, “mối tình đầu” của “anh” là:
A. thành phố. B. thị trấn trong sương.
C. vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu. D. làng chài ven biển.

Câu 20: Chủ đề chính của đoạn văn là:
A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương. B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.
C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê. D. Người chồng bạc bẽo.

14
12 tháng 7 2021

Chị Nguyệt auto lm đc 100%

nhường hết cho Minh Nguyệt

CHUỖI SERIES CÂU HỎI ĐỀ LUYỆN THI ĐGNL ĐHQG TPHCM                               [MÔN LỊCH SỬ NGÀY 1]Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 - 120:Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ...
Đọc tiếp

CHUỖI SERIES CÂU HỎI ĐỀ LUYỆN THI ĐGNL ĐHQG TPHCM 

                              [MÔN LỊCH SỬ NGÀY 1]

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 - 120:


Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động,
một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

(Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

 

Câu 118 (TH): Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX
A. Công nhân, nông dân. B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị.
C. Trí thức Nho học. D. Tư sản dân tộc.

Câu 119 (VD): Kinh tế Việt Nam phát triển như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?
A. Bị kìm hãm, không phát triển được.

B. Phát triển chậm và không toàn diện.

C. Phụ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc.

D. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 120 (TH): Giai cấp, tầng lớp nào đã tiếp thu ý thức hệ dân chủ tư sản?
A. Tư sản B. Tiểu tư sản C. Trí thức D. Tư sản và tiểu tư sản

11
11 tháng 7 2021

118C

119C

120D

11 tháng 7 2021

118 C

119 C

120 D

 

CHUỖI SERIES CÂU HỎI ĐỀ LUYỆN THI ĐGNL ĐHQG TPHCM [TƯ DUY LOGIC NGÀY 1]Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:Trong lễ hội mừng xuân của trường, năm giải thưởng trong một trò chơi (từ giải nhất đến giải năm) đã được trao cho năm bạn M, N, P, Q, R. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được: N hoặc Q được giải tư; R được giải cao hơn M; P không...
Đọc tiếp

CHUỖI SERIES CÂU HỎI ĐỀ LUYỆN THI ĐGNL ĐHQG TPHCM 

[TƯ DUY LOGIC NGÀY 1]

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:


Trong lễ hội mừng xuân của trường, năm giải thưởng trong một trò chơi (từ giải nhất đến giải năm) đã được trao cho năm bạn M, N, P, Q, R. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được:
 N hoặc Q được giải tư;
 R được giải cao hơn M;

 P không được giải ba.


Câu 53 (TH): Danh sách nào dưới đây có thể là thứ tự các bạn đoạt giải, từ giải nhất đến giải năm?
A. M, P, N, Q, R.

B. P, R, N, M, Q.

C. N, P, R, Q, M.

D. R, Q, P, N, M.


Câu 54 (TH): Nếu Q được giải năm thì M sẽ được giải nào?
A. Giải nhất. B. Giải nhì. C. Giải ba. D. Giải tư.

Câu 55 (VD): Nếu M được giải nhì thì câu nào sau đây là sai?
A. N không được giải ba.            B. P không được giải tư.
C. Q không được giải nhất.         D. R không được giải ba.

Câu 56 (VD): Nếu P có giải cao hơn N đúng 2 vị trí thì danh sách nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các bạn có thể nhận được giải nhì?
A. P.

B. M, R.

C. P, R.

D. M, P, R.

22
12 tháng 7 2021

56:(Giải thích chỉ mang tính chất tham khảo, nếu sai thì hãy nói nhẹ nhàng, đừng nói lời cay đắng làm tổn thưng trái tym nhỏ bé của toi )

Nếu Q được giải tư ;khi đó thứ tự giải:_;_;_;Q;_

+) P không thể được giải nhất bởi khi đó \(N\equiv Q\)

+) P được giải nhì thì N được giải năm, mà R được giải cao hơn M nên khi đó thứ tự giải: R;P;M;Q;N

+) P ko thể có giải ba trở xuống

Nếu N được giải tư và P có giải cao hơn N hai vị trí, khi đó thứ tự giải: P;_;_;N;_

+) Giải nhì là Q thì khi đó thứ tự giải: P;Q;R;N;M

+) Giải nhì là R thì khi đó thứ tự giải: P;R;Q;N;M hoặc P;R;M;N;Q

Ý C (Ủa sao e tìm thêm được Q nhờ?)

12 tháng 7 2021

53 C

54 C

55 A

56 C

12 tháng 7 2021

tí tiếng anh bắt giải thích nữa chắc xỉu

ngắn thui hoặc em giải thích trên pp làm loại trừ kiểu vậy

13 tháng 7 2021

xie xieee

13 tháng 7 2021

xie xieeeeeeeeeee

12 tháng 7 2021

Câu 73  :

$Ba(OH)_2 + CO_2 \to BaCO_3 + H_2O$

$n_{BaCO_3} = 0,1(mol)$

$Ba(OH)_2 + 2CO_2 \to Ba(HCO_3)_2$
$Ba(HCO_3)_2 \xrightarrow{t^o} BaCO_3 + CO_2 + H_2O$
$n_{Ba(HCO_3)_2} = n_{BaCO_3} = \dfrac{9,85}{197} = 0,05(mol)$

Suy ra : $n_{CO_2} = n_{BaCO_3} + 2n_{Ba(HCO_3)_2} = 0,1 + 0,05.2 = 0,2(mol)$
Suy ra: $n_{H_2O} = \dfrac{19,7 - 5,5 - 0,2.44}{18} = 0,3(mol)$

Bảo toàn khối lượng : 

$n_{O_2} = \dfrac{19,7 - 5,5-6,2}{32} = 0,25(mol)$

Bảo toàn nguyên tố với C,H,O :

$n_C = n_{CO_2} = 0,2(mol)$
$n_H = 2n_{H_2O} = 0,6(mol)$
$n_O = 0,2.2 + 0,3 - 0,25.2 = 0,2(mol)$

Ta có :

$n_C : n_H : n_O = 0,2: 0,6 : 0,2 = 2 : 6 : 2$

Chọn đáp án C

 

12 tháng 7 2021

Câu 74  :

Đáp án B

$NH_2CH(CH_3)-COOH + NaOH \to NH_2CH(CH_3)COONa + H_2O$
$NH_2CH(CH_3)COOH + HCl \to NH_3ClCH(CH_3)COOH$

$CH_3COOH_3NCH_3 + NaOH \to CH_3COONa + CH_3NH_2 + H_2O$

$CH_3COOH_3NCH_3 + HCl \to CH_3COOH + CH_3NH_3Cl$

$H_2NCH_2COOC_2H_5 + NaOH \to H_2NCH_2COONa + C_2H_5OH$
$H_2NCH_2COOC_2H_5 + 2HCl \to NH_3ClCH_2COOH + C_2H_5Cl$

12 tháng 7 2021

1. B

2. A

3. A

12 tháng 7 2021

1. B

2. A

3. A

12 tháng 7 2021

97.C

98.B

99.C

12 tháng 7 2021

Số chu kì con lắc đồng hồ trên thực hiện trong 45 phút là: 

n=\(\dfrac{t}{T}\)=\(\dfrac{45.60}{1}=2700\)(s)

15 tháng 7 2021

1

15 tháng 7 2021

2

11 tháng 7 2021

41.A

42.B

43.C

44.C

45.A

46.A

47.D

48.A

49.C

50.D

11 tháng 7 2021

Câu 42: Đặt z=a+bi

=> a^2+b^2=1 là phương trình đường tròn