K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2018

1-a)

2-c)

3-đ)

4-b)

mình nghĩ vậy

18 tháng 4 2019

mac du minh ko chac ban dung? thoi ke k ban phat 

29 tháng 8 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

23 tháng 9 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

29 tháng 8 2018

fufiooffoffpfpp

ffffffff

29 tháng 8 2018

Tuổi thơ, tôi có một mảnh vườn đầy kỉ niệm.

Ông tôi rất yêu cây cảnh. Ông có cả một khu vườn rất rộng. Tôi thừa hưởng được lòng yêu thiên nhiên ở ông. Giờ đây, khu vườn đã trở thành người bạn của tôi.

Sớm nay, ông dắt tôi ra vườn. Trời bắt đầu hửng sáng, không khí trong lành. Ông mặt trời đang lấp ló sau những đám mây xôm xốp, trắng muốt. Ông cháu tôi ngồi đó, ngắm nhìn sự chuyển dịch kì ảo của rạng đông. Chim chóc hót véo von, tạo nên bản hoà tấu tuyệt vời, hoà vào làn gió thiên nhiên tươi mát, bay bỗng. Vườn ông tôi trồng nhiều thứ lắm. Cây nào cũng được ông tôi chăm chút nên ngày càng tươi tốt. Xa xa, cây cam cao vút, quả vàng tươi mọng nước. Cây chanh be bé. quả xanh thẫm, tròn như trái bóng bàn. Rồi cây xoài, cây bưởi… Nhưng đặc trưng nhất là cây mít, đang sai trĩu quả. Từng trái mít treo lủng lẳng, vàng nâu như những tổ ong với những cái gai mọc chi chít. Tôi đã từng thưởng thức những múi mít vàng óng, thơm lừng…

Chẳng mấy chốc mặt trời đã lên cao, tinh nghịch trải những tia nắng vàng tươi khắp mảnh vườn. Cả khu vườn bừng tỉnh giấc. Những tán lá xanh biếc xen kẽ vào nhau để lộ các kẽ hở cho ánh nắng rọi vào, lốm đốm, giòn tan. Những bông hoa không còn e ấp nữa, chúng vươn mình đón lấy ánh nắng mặt trời. Ông tôi trồng rất nhiều loại hoa. Hoa mào gà đỏ chót đang ngậm túi phấn vàng. Hoa vi ô lét dịu dàng, mỏng manh một màu tím nhạt. Hoa hồng đằm thắm nhưng kiêu sa, toả hương ngào ngạt như muốn làm bá chủ các loài hoa. Nhìn từ xa, hướng dương như một ông mặt trời vàng rực, đang tươi cười. Rồi những chùm ti gôn bé xíu đang tinh nghịch leo trèo… Tất cả đua nhau khoe sắc, toả hương, phô bày vẻ đẹp của mình dưới những tia nắng lung linh, vàng mật.

Vào những ngày đẹp trời như hôm nay thì khu vườn là trung tâm của các buổi vũ hội. Từng đàn chim bay đến, chúng í ới gọi nhau, làm náo loạn một góc vườn. Không khí vui nhộn ấy đã thu hút cả ong bướm cùng kéo đến góp vui. Các chú ong cần cù, vừa vui chơi vừa tranh thủ hút mật. Các cô bướm hiền lành, dịu dàng bay dập dờn xung quanh… Ai cũng khen ông tôi có khu vườn đẹp.

Hằng ngày, tôi vẫn cùng ông ra chăm sóc vườn. Trong khi ông tỉa cây thì chúng tôi tưới nước, làm cỏ, hoặc có khi chúng tôi ngồi cùng ông cho cá, vịt ăn.

Từng đàn cá ngoi lên đớp lấy đợp để. Những con vịt chúc đầu xuống nước sục thức ăn xong lại ngửa cổ lên trời… Thật thanh thản khi được ngồi trong tiếng chim hót, tiếng lá lao xao…

Tôi rất yêu khu vườn này. Tôi cảm ơn ông vì đã truyền cho tôi tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu đối với khu vườn – khu của những niềm vui.

29 tháng 8 2018

đen tối

29 tháng 8 2018

ranh ma

29 tháng 8 2018

Trả lời:

Bảng phân loại

Kiểu cấu tạo từ

Ví dụ

Từ đơn

Từ đấ-y, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày tết, làm

Từ phức

Từ ghép

Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy

Từ láy

Trồng trọt

29 tháng 8 2018

Trả lời:

-   Giống nhau: Từ láy và từ ghép đều gồm hai tiếng trở lên (đều là từ phức)

-  Khác nhau:

+ Từ láy giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm

+ Từ ghép giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

29 tháng 8 2018

hoảng năm Giáp Ngọ, trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung. Xây dựng đình đài liên miên. Nhân việc đó, nội quan đều mặc quần áo đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc và chơi vài bài.

Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú, Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy.

Tả cây lúa Việt Nam 

Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

29 tháng 8 2018

Tham khảo!!!

                                                                           Việt Nam đất nước ta ơi

                                                               Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thăm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu để mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi.

Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính được ươm mầm từ những hạt thóc vàng càng mẩy. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sánh sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất, cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ, lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm.

Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: giai đoạn mạ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cánh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín 4 xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ.

Nắng hửng trời quang, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghi ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành. Bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ:

                                                                               Vừa bằng thằng bé lên ba

                                                                    Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng.

Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần, những cánh đồng đất ải trước đây đã thành nhưng ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc, nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. "Rì rào rì rào...", lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê. Nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc:

                                                          Việt Nam đất nước quê hương chúng tôi

                                                          Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi

                                                          Đồng xanh lúa rập rờn biển cả...

Chẳng mấy chốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng, người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa, cả làng quê toàn màu vàng. Ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng giòn, chú cún vàng nháy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái.

Cứ thế, một hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, không chỉ cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa có sản lượng như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

Code : Breacker

29 tháng 8 2018


Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng
lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ
thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy,
mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế
bào còn là đơn vị chức năng cơ thể

29 tháng 8 2018

- Mọi cơ thể đều cấu tạo từ tế bào 
- Trong tế bào có thể thực hiện mọi chức năng sống 
- Tế bào lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ 
- Vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào, nó là đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống, chúng thực hiện và duy trì các chức năng sống

# MissyGirl #

29 tháng 8 2018

ĐÁP ÁN B

29 tháng 8 2018

Đáp án B

29 tháng 8 2018

Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
–    Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
–    Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
–    Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
–    Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
–    Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
–    Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
–    Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
->    Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược. 

29 tháng 8 2018

 Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.

Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.