K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2018

Vật nuôi là một thành viên quan trọng và vô cùng gần gũi với mỗi chúng ta trong gia đình. Những người bạn bốn chân ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đối với gia đình tôi, thành viên ấy chính là chú mèo Mimi xinh xắn.

Mimi là một chú mèo tam thể xinh đẹp. Đó là món quà mà bà ngoại tặng cho tôi khi chú mèo nhà bà sinh được năm chú mèo con xinh xắn. Tôi vẫn còn nhớ nguyên cái cảm xúc bất ngờ và mừng rỡ khi chú mèo chính thức là một thành viên trong gia đình tôi. Mới ngày nào chú mèo con bé nhỏ còn rụt rè, bỡ ngỡ khi làm quen với một môi trường mới, giờ đây, nó đã trở thành một cô mèo thật xinh đẹp và duyên dáng. Mimi có bộ lông gồm ba màu trắng, đen, vàng hòa quyện với nhau. Bộ lông của chú mềm mại như tơ, dù có nghịch ngợm thế nào cũng không bị bết. Hai mắt chú màu vàng, to bằng hòn bi ve. Đôi mắt ấy thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn tôi tràn đầy vẻ ngây thơ và trong sáng. Hai tai như hai cái lá mơ, vô cùng thính và nhạy nên có thể nghe ngóng, phát hiện mọi tiếng động xung quanh chú. Cái mũi hồng hồng lúc nào cũng ươn ướt. Bộ râu của chú trắng ngà, cứng như cước. Nhờ có bộ râu nên chú dễ dàng đánh hơi được những mùi cách đó rất xa. Bốn chân dài vô cùng nhanh nhẹn, dưới chân là lớp đệm thịt hồng giúp chú đi lại nhẹ nhàng mà không phát ra tiếng động, móng vuốt nhỏ mà sắc ẩn dưới lớp đệm ấy, là thứ vũ khí lợi hại sẵn sàng tấn công con mồi bất cứ lúc nào. Cái đuôi của chú luôn ve vẩy phía sau. Mỗi khi chú vui vẻ hay hạnh phúc, đuôi thẳng hoặc hướng lên trên, cuộn tròn ở cuối. Còn khi buồn bực hay sợ hãi, đuôi sẽ cụp xuống dưới.

Tôi có rất nhiều kỉ niệm gắn với chú mèo. Mỗi khi muốn làm nũng hay đòi ăn, chú lại gần và ngước đôi mắt long lanh nhìn tôi, dụi cái mũi hồng ươn ướt vào tay. Tôi rất thích thấy chú nghịch ngợm đuổi theo cái đuôi của mình. Đuổi mãi mà không bắt được, Mimi mệt mỏi nằm lăn kềnh ra đất. Những ngày nắng ấm, chú lười biếng nằm ra sân phơi bụng tắm nắng, trông bộ dạng vô cùng thoải mái và sung sướng. Mỗi khi ăn xong, chú lại liếm láp để tự vệ sinh thân thể cho mình, cái chân be bé cứ đưa tay vuốt vuốt mặt trông thật dễ thương. Từ ngày có Mimi, lũ chuột nhà tôi đã không còn dám hoành hành như trước. Quả thực, Mimi bắt chuột rất tài. Tuy ban ngày nó có vẻ lường biếng nhưng kì thực ban đêm mới là thời gian chú hành động. Trong đêm tối, đôi mắt chú trở nên sáng quắc, dễ dàng quan sát mọi vật trong bóng tối. Chỉ cần nghe một tiếng động nhỏ, đôi tai lập tức vểnh lên nghe ngóng, tiếng chít chít của lũ chuột nhắt không thể thoát được cặp tai thính, nhạy ấy. Chú thu mình trong bóng tối, đợi thời cơ thích hợp lập tức lao ra thật nhanh và bất ngờ, bốn vuốt sắc nhọm kìm chặt con mồi. Chú chuột nhắt bé nhỏ chỉ có thể kêu van xin tha tội, còn Mimi thì rên lên gừ gừ như muốn khẳng định chiến công hiển hách của mình. Chú mèo đã mang lại sự bình yên cho căn bếp của gia đình tôi. Sự nghịch ngợm của chú đôi khi khiến mọi người khó chịu nhưng nhìn đôi mắt thơ ngây ấy là ngay lập tức bỏ qua, tha thứ.

Cả nhà tôi ai cũng yêu mến Mimi. Hy vọng chú sẽ mãi mãi gắn bó với gia đình tôi như hiện tại.
 

13 tháng 12 2018

Chắc chẳng còn ai xa lạ với hình ảnh một chú chó trung thành, ngoan ngoãn và thông minh bởi chó là giống vật nuôi phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn cả thế giới. Riêng tôi, chó không chỉ đơn thuần là giống vật nuôi mà còn là người bạn thân thiết cùng tôi trải qua những ngày tháng đầy kỉ niệm của tuổi thơ.

Quê tôi, vùng nước mặn, đất phèn nên chẳng bao giờ người ta thấy một con chó kiểng chihuahua, phóc…Giống chó người dân quê tôi thường nuôi là chó ta hay còn gọi là chó cỏ. Nó không xinh đẹp, sang trọng nhưng chó kiểng được nuôi ở thành phố nhưng lại hết mực trung thành, khỏe mạnh và rất dễ nuôi. Chú chó tôi dành tình cảm đặc biệt là một chú chó màu trắng với bộ lông khá dài và mềm. Chú ấy đến với tôi như một cơ duyên có lẽ thế mà tôi nhớ mãi sau bao nhiêu năm tháng. Năm ấy tôi còn rất nhỏ hay chơi trò trốn tìm ở bờ sông. Có lần tôi nghe thấy tiếng kêu ăng ẳng khe khẽ từ dưới sông, tôi thấy một con chó ốm yếu, mình ướt sũng đang run rẩy, sợ sệt. Tôi lén mẹ đem vào nhà và chăm sóc nó, cho nó ăn. Thấy con chó tội nghiệp mẹ tôi để tôi nuôi nó và cũng thương yêu nó như chị em chúng tôi thương. Cha tôi đặt tên cho nó là Quýt vì cha bảo nó giống một chú chó trước đây của nhà tôi. Hãy nhìn thân hình vừa vặn khỏe khoắn của các chú sẽ hiểu được mỗi ngày các chú không hề lười biếng. Bốn chân cứng cáp bất chấp mọi con đường khó khăn, dù là đá sỏi hay đất bùn, những chú chó thương yêu của chúng tôi vẫn hăng hái theo chủ rong ruổi khắp mọi nẻo đường. Tôi thích sờ vào bộ lông của chú. Bộ lông  cứng như bàn chải không được cắt tỉa như các cô chó cảnh mà vẫn gọn gàng, sạch sẽ. Bao nhiêu sự linh hoạt, thông minh thể hiện vào đôi mắt đen huyền nhanh nhẹn. Đôi mắt bỗng chốc trong xanh như ngọc bích trong những đêm tối giúp chúng trở thành thợ săn tài tình. Ai bảo loài chó không hiểu và không thể biểu hiện cảm xúc của mình. Chú chó của tôi biết vui, biết buồn theo chủ và vui buồn cả những nỗi niềm riêng của nó. Cái đuôi cong cong phe phẩy như chiếc quạt là chú đang vui, cái đuôi cụp lại với dáng bộ thui thủi ấy là chú đang mang tâm sự. Ôi những ngày tháng tuổi thơ! Có niềm vui nào bằng cùng chú chó thân cận rong ruổi trên cánh đồng bắt chuột hay những trận cười giòn tan mỗi khi chú làm nũng không dám bơi qua sông. Gia đình tôi không xem chú kẻ đầy tớ mà xem chú như một thành viên, có khi chú còn được đãi ngộ hơn cả chị em tôi. Cha thích dẫn chú đi qua hàng xóm trò chuyện. Mẹ lại muốn chú đi thăm vườn, thăm ruộng cùng. Còn con bé em tôi mỗi lần đi đâu một mình là phải dẫn cho bằng được Quýt đi vì nó sợ ma. Thế đấy, chúng tôi sống vui vẻ bên nhau, chú biết tình yêu thương của gia đình tôi dành cho nên rất khôn lanh, ngoan ngoãn. Tôi nhớ làm sao cái dáng vẻ tự hào của chú khi bắt được chuột và canh trộm giỏi. Tôi thương làm sao cái dáng nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn của chú mỗi lúc bên chủ mình. Chú chó của tôi ơi, chú có hiểu những điều tôi nói mà ngoe nguẩy chiếc đuôi. Cảm ơn chú đã đến bên tôi như một người thân cùng tôi chia buồn vui trong cuộc sống. Tôi ngày một lớn, có thể một ngày nào đó sẽ quên mất những kỉ niệm đời mình. Hãy ở bên cạnh tôi thật lâu để nhắc nhở tôi 

13 tháng 12 2018

chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết ko có thật.đó là những chi tiết có tính chất hoang đường kì lạ.

truyền thuyết luôn gắn bố với sự thật, với lịch sử ,phản ánh những sự kiện quan trong của dân tộc...

13 tháng 12 2018

Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao lời chào lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?

Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. Tại sao vậy?

Lời chào là lời chào hỏi nhau khi những người quen thân nhau gặp mặt, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Thậm chí, không cần là những người đã thân quen, chỉ cần một hai lần gặp nhau đến tiếp theo gặp lại cũng niềm nở bắt tay chào hỏi. Hơn thế, trong những cuộc gặp gỡ, chuyện trò, bạn bè có thểgiới thiệu nhau với nhau, trong lần gặp đầu tiên ấy cũng cần chào hỏi chân tình. Lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và chữ “chào” rất trang trọng: “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”... Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”, ... hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,...

Như vậy, lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.

Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.

Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Kết bài: Bài văn giải  thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

 Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

13 tháng 12 2018

chắc bạn không hiểu luật của Olm rồi

theo quy định của Olm thì Không được đăng câu hỏi không liên quan tới Toán, Văn và Tiếng Anh

Hiểu chưa bạn :)) ?

Học tốt nhé ! Cố gắng đọc lại nội quy nhá ^^

#Lạnh

13 tháng 12 2018

Đây chắc chắn là câu hỏi linh tinh , ko tin mời đọc điều luật này đi !

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

12 tháng 12 2018

Có 3 phân số có mẫu số giống nhau

7/24 ,13/24 ,11/24

Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận

Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả

Bài này chia thành 3 đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm

     + Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc

     + Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa

Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:

     + Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết

     + Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm

     + Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ

- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:

     + Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm

  + Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý

     + Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng

Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp

     + Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng

     + Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa

     + Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị

     + Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ

Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác

     + Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân

     + Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội

     + Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên

→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao

Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:

     + Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non

     + Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen

- Sự trân trọng của tác giả:

     + Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất

     + Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.

→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.

⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội

Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế của Thanh Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc

     + Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời

     + Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ

     + Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác

→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị

~ học tốt ~

Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận

Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả

Bài này chia thành 3 đoạn:

     + Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm

     + Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc

     + Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa

Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:

     + Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết

     + Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm

     + Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ

- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:

     + Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm

+ Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý

     + Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng

Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp

     + Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng

     + Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa

     + Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị

     + Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ

Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác

     + Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân

     + Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội

     + Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên

→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao

Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:

     + Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non

     + Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen

- Sự trân trọng của tác giả:

     + Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất

     + Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.

→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.

⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội

Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Sự tinh tế của Thanh Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc

     + Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời

     + Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ

     + Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác

→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị

Người mà đã dạy dỗ cho em khôn lớn tới bây giời chính là cô giáo năm em học lớp 5. Cô là người đã tận tụy, hướng dẫn cho em từng li, từng tí.

Cô Thủy có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt dịu dàng mỗi khi nhìn em, mái tóc của cô dài óng mượt và nụ cười tỏa nắng khiến cho em cảm thấy rất ấm áp. Dáng người cô thon thả cùng với giọng nói trong trẻo, thanh thoát, cô thường hay mặc chiếc áo dài có màu sắc rất đẹp và hài hòa. Mỗi khi cô bước lên bục giảng thì mang theo một mùi hương nhè nhẹ thoang thoảng đâu đây, những bài giảng bổ ích của cô luôn khắc sâu trong tâm trí em và nó chính là hành trang khi bước vào cuộc sống của mỗi người học sinh như chúng ta. Em vẫn còn nhớ mỗi khi chúng em làm sai điều gì thì cô không trách phạt mà dỗ dành nói lí phải cho chúng em, khi em không hiểu bài cô đã giảng giải cho em biết như thế nào.

Cô ơi! Cô chính là người đã dạy dỗ truyền đạt cho em nhiều kiến thức để em trở thành một người có văn hóa, có học thức như hôm nay. Cảm ơn cô rất nhiều, cô của em! 

Chúc bạn học tốt nhé.

Trong năm năm học dưới mái trường tiểu học thân thương, tôi đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể quên, có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui, nhưng hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi vẫn là cô giáo Thuận – người dạy tôi năm cuối của bậc tiểu học.

Cô Thuận kém tuổi mẹ tôi, trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi thấp nhưng khuôn mặt cô rất xinh. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ. Cô có đôi mặt sắc sảo, to và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền. Mũi cô cao, thanh tú. Cô luôn nở nụ cười thân thiện với mọi người. Mỗi khi cô cười lại để lộ hàm răng trắng muốt.

Cô coi chúng tôi như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng tôi từng li từng tí. Cô cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém, động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập. Đối với chúng tôi học đội tuyển, cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để chúng tôi tiếp thu tốt và nhớ lâu.

Cô đã làm cho chúng tôi say mê học toán, làm văn. Nhờ vậy, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm ấy, sáu đứa chúng tôi đi thì thì cả sáu đều đạt giải rất cao: ba giải nhất, ba giải nhì.

Chúng tôi vui lắm và tôi biết cô đã thỏa lòng với đám học trò chúng tôi. Cả lớp ai cũng kính trọng cô. Nhờ cô mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi thầm hứa lên cấp hai rồi sẽ học tốt để cô vui lòng. Và mái trường Trần Quốc Toản thân yêu và thầy cô yêu dấu sẽ luôn ở trong tim tôi.

12 tháng 12 2018

giúp tớ với tớ đang cần gấp

12 tháng 12 2018

rất tiếc

tôi lp 9 nhưng mà .........

\(\text{dốt văn}\)

thông cảm nhé

Đề bài:Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Bài làm

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”.

12 tháng 12 2018

Tiên học lễ, hậu học văn là một châm ngôn và được coi như lời dạy của các bậc thánh hiền, nghĩa là, trước tiên con người phải học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học đến văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác.
Khi giáo dục cho học sinh, cho con người, thì cái đầu tiên cần dậy là giáo dục về đạo đức, về nhân cách con người, rồi sau đó mới học đến các kiến thức khác.
Dịch nghĩa Hán Việt:
Tiên là trước, Hậu là sau.
Học lễ là học lễ nghĩa, đạo đức, đạo lý trong cuộc sống.
Học văn là học văn chương, văn hóa, chữ nghĩa, khoa học, kĩ thuật...

Câu nói này chính là thể hiện việc quan trọng và liên kết giữa đức và tài (lễ và văn).
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Thiện căn kia bởi lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Bác Hồ lúc sinh thời cũng có nói về Đức và Tài như sau:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Từ đó cho thấy đức và tài đều quan trọng, nhưng trước tiên con người cần phải có đức, rồi mới đến tài. Đúng như câu Tiên học lễ, hậu học văn.