K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 em hãy giải thích câu danh ngôn Ls là người thầy dạy của cuộc sống2 trên tờ lịch có cả âm lịch và dương lịch vì...................3 nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương đông là ...............4 đứng đầu bộ máy quan lại ở trung quốc cổ đại là...............................5 đứng đầu bộ máy quan lại ở ai cập là............................6 tên gọi của các quốc gia...
Đọc tiếp

1 em hãy giải thích câu danh ngôn Ls là người thầy dạy của cuộc sống

2 trên tờ lịch có cả âm lịch và dương lịch vì...................

3 nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương đông là ...............

4 đứng đầu bộ máy quan lại ở trung quốc cổ đại là...............................

5 đứng đầu bộ máy quan lại ở ai cập là............................

6 tên gọi của các quốc gia cổ đại phương đông là : thiên tử , pha-ra-ôn, en-si. theo em thì tên gọi thể hiện quyêng lực tối cao nhất ? hãy giải thích

7 em hãy tính xem cuộc đấu tranh của lô lệ dân nghèo ở vùng lưỡng hà năm 2300 TCN và ở ai cập 1750 TCN cách chúng ta bn năm

8 em có nhận xét gì về vị trí của các quốc gia cổ đại phương đông với vị trí của các dong sông

9 đời sống vật chất và tinh thần của người tinh khôn trong công xã thị tộc có j khác so với đời ssoongs của người tối cổ ở thời kì bây giờ ? 

đời sống của người tối cổ 

......................................................

đời sống của người tinh khôn

...............................................

10 lực lượng chiếm bộ phận đông đảo nhất , giữ vai trò to lớn trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương đông là ..............

11 cư dân ở các quốc gia cổ đại phương đông liên kết , gắn bó với nhau trong công xã để.............

12 những loại hình công cụ đó gợi cho em biết j về đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần của người nguyên thủy ?

 

1
16 tháng 9 2018

1. Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống có nghĩa là : lịch sử cho ta biết tất cả những việc sảy ra trong quá khứ , cho chúng ta biết được tổ tiên ông cha ta đã sống và lao động như thế nào . lịch sử như một người thầy khuyên nhũ ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó và biết quý trọng những gì mình đang có

2.Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch là bởi vì đây là cơ sở để tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất và cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vậy nên, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.

3,– Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp phát triển, sớm tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên… dẫn tới xã hội có giai cấp…

– Do nhu cầu làm thuỷ lợi, cần liên kết nhiều công xã…

Còn nhiều lắm bạn tra mạng đi nha

16 tháng 9 2018

Chắc chắn rằng trong mỗi chúng ta ai cũng từng mắc lỗi lầm gì đó, lỗi nhỏ, lỗi lớn, nhiều lỗi hoặc ít lỗi đều khiến chúng ta thấy hổ thẹn và hứa sẽ cố gắng khắc phục. Đối với bản thân em, tự nhận thấy mình mắc rất nhiều lỗi nhưng có lẽ lỗi lầm khiến em nhớ mãi. Lần đó em đã trót lấy trộm 10 nghìn đồng của mẹ bỏ ở trong túi áo màu xanh đã cũ. Lần đó mẹ mắng em một trận, em khóc rất nhiều.

Buổi trưa hôm ấy, thằng cu Tèo nhà hàng xóm lén lút, thập thò ở cửa sổ ra hiệu cho em ra đằng sau vườn “bàn công chuyện”. Nó bảo hôm trước nó thấy thằng Tý ở xóm bên có chiếc diều đẹp lắm, màu xanh, đỏ, vàng sặc sỡ, khi bay trên bầu trời nhìn như một con chim nhiều màu sắc. Em cũng thấy thích thú vì ước mơ của em lúc đó là có một con điều vải thật đẹp mua ở hàng quán. Nhưng em không có tiền, thằng cu Tèo cũng không có tiền, hai đứa đều nghèo rách như nhau. Mà không đứa nào dám xin tiền mẹ, vì biết mẹ sẽ không cho. Hôm trước em còn thấy mẹ đi sang nhà bác Minh mượn tiền cho em đóng học phí nên em không dám xin nữa.

Hai đứa bày mưa tinh kế, em nghĩ ra cách đi nhặt sắt vụn, ống nhựa bán tích tiền mua diều, hai đứa sẽ mua chung, chơi chung. Thằng Tèo hí hửng ủng hộ kế hoạch mua diều rất sáng suốt này của em.

Hai đứa chúng em hì hục chui vào mọi ngóc ngách, xó xỉnh để tìm thứ gì có thể bán lấy tiền được. Nhưng tìm mãi, tích mãi cũng chỉ bán được hai mươi nghìn đồng, Mà con diều đó bốn mươi nghìn đồng, còn thiếu hai mươi nghìn nữa. Hai đứa ngồi buồn thiu ở khóm tre đầu làng nhìn mùa hạ đang trôi qua từng ngày và gió chắc cũng sẽ bớt thổi, diều có lẽ không bay được cao.

mắc lỗi

Tối hôm đó, sau bữa cơm, em ngồi cạnh bếp nấu cám lợn với mẹ, thủ thì rằng muốn mua diều nhưng mới tích được hai mươi nghìn, còn thiếu hai mươi nghìn nữa. Chưa kịp nói hết câu mẹ đã quát lên “Không diều diếc chi hết, lo mà học hành đi, cứ chơi bời thế thì mày học kiểu gì”. Em không nói gì thêm nhưng trong đầu hiện lên một kế hoạch tác chiến kinh khủng khiếp. Hôm qua em thấy mẹ cất tiền ở trong cái túi áo màu xanh treo ở góc cửa. Em đắn đo, băn khoăn mãi, không dám lấy tiền của mẹ. Lòng định bụng sẽ lấy của mẹ 10 nghìn đồng, rồi sau đó đi nhặt sắt vụn bán lấy tiền trả mẹ.

Em và cu Tèo đều hành động như vậy, lén lút ăn trộm tạm thời tiền của mẹ, mỗi đứa 10 nghìn đồng. Nhưng chưa kịp đi mua diều thì mẹ của hai đứa đã phát hiện bị mất tiền. Mẹ gọi em ra và hỏi có phải em lấy tiền của mẹ không. Em lúng túng, chối rằng không phải, vì sợ mẹ đánh đòn. Mà mẹ đánh roi mây ấy thì đau lắm, rát đến tận mấy hôm sau mới khỏi, em ám ảnh từ hồi năm ngoái bị ba đánh nên giờ rất sợ, không chịu nhận tội.

Mẹ nhìn em chằm chằm một lúc, không nói gì, mẹ gọi cả thằng Tèo qua nữa. Bỏ mặc chúng em giữa căn phòng nhỏ, mẹ đi xuống dưới bếp và mang lên một chiếc diều thật đẹp. Lúc ấy tôi hoa cả mắt vì bị con diều đó hợp mất hồn. Tôi gượng cúi đầu, thằng Tèo cũng vậy. Mẹ bảo hai đứa lần sau không được làm vậy, như thế không tốt. Lỗi nhỏ rồi sẽ mắc thêm lỗi lớn, còn bé thì cần phải biết việc nào đúng việc nào sai.

Em chỉ biết dạ dạ vâng vâng, sung sướng và hổ thẹn vì lỗi lầm mình gây ra. Em đã hứa với mẹ rằng sẽ không bao giờ tái phạm, không bao giờ mắc lỗi thêm một lần nào để mẹ phải buồn nữa.

16 tháng 9 2018

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò.... Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc bên người thân. Đó là bà nội của tôi. Mỗi khi nhắc đến bà nội lòng tôi lại dâng lên những cảm giác trong sáng, trân trọng bà.   Năm nay, nội tôi đã bay mươi rồi. Cái tuổi không còn trẻ trung gì nữa nhưng bà có sự lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt đối với đời. Hồi còn trẻ, bà mạnh khỏe và làm việc rất tháo vát. Tuy đã già nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe như hồi xưa. Bởi bà tập thể dục buổi sáng rất đều đặn. Bà nói: “Phải tập thể dục và ăn uống điều độ mới có sức khỏe tốt”. Dáng bà đi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng tháo vát.   Bà rất thương tôi, bà thường dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, học làm sao để trở thành một công dân tốt cống hiến cho xã hội. Tôi thương bà bởi lòng nhân hậu hay giúp đỡ người khác. Hang xóm ai cũng quý mến bà, vì bà luôn quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi khi ai cần gì giúp, bà luôn sẵn sàng, mở rộng con tim để giúp. Các anh hàng xóm khoảng mười bảy, mười tám tuổi thường làm những việc sai trái vì bỏ học, thất nghiệp nên bà cũng hỏi han và khuyên nhủ các anh đó hiểu về pháp luật, phải có công việc làm ăn. Tôi rất tự hào về bà. Bà nói: “Hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” mà!, con phải quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh”. Tôi vâng lời và học tập theo bà. Mỗi tôi bà thường kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích, cuộc sống của mọi người của ngày xưa rất khổ, những điều cần biết trong xã hội...   Mỗi khi tôi làm điều gì sai thì bà không la mắng mà ân cần dạy bảo, khuyên nhủ tôi. Hạnh phúc khi tôi nhận những điểm mười ở trên lớp, hạnh phúc hơn nữa là khi bà biết tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học lớp Bảy vửa rồi. Mặc dù bà đã lớn tuổi rồi nhưng bà còn trồng rau và nuôi một đàn lợn. Tôi thường giúp bà tưới rau, bón phân hay cho lợn ăn,... Mẹ của tôi nói rằng: “Bà đã lớn tuổi rồi, không nên nuôi lợn làm gì cho cực để cho chúng con lo là đủ rồi”. Mà bà không chịu nghe. Bà nói: “ Bà không muốn ăn không ngồi rồi”. Bà nói là làm, không ai có thể cản được. Bà nói rồi đi ra vườn tưới rau, cho lợn ăn. Mỗi khi tôi đau, bà lo lắng vô cùng, phải chăm sóc tôi từng chén cháo , từng viên thuốc. Khi tôi khỏe bệnh thì bà rất vui mừng. Niềm vui của tươi cười trên môi nhưng lại có vai giọt nước mắt thấm trên mắt.    Không phải ngày nào bà cũng vui, cũng làm việc đều đặn la không bệnh, không mệt mỏi. Mà cứ mỏi đêm, bà thường thức giấc, đối diện với bức tường phẳng trong căn phòng trống. Dường như bà đang rất buồn vì ông đã mất. Và em nhận thấy được sự già yếu trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, làn da điểm đồi mồi. Những tâm sự, nỗi buồn này dù bà không nói ra nhưng tôi cũng thầm hiểu trong sự cô đơn của bà.    Một kỉ niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên bà. Hồi ấy, tôi là học sinh lớp Một. Vì trường gần nên tôi phải đi bộ đến trường. Sau tan học, trời mưa to. Bà phải làm xong hết mọi việc rồi bà đón tôi. Vì bà sợ tôi bị cảm nên phải đem áo mưa đến tận trường cho tôi. Tôi thương bà lắm. Tôi dúi đầu vào lòng bà khóc, hơi ấm của bà làm vơi đi nỗi sợ hãi của tôi.   Tôi sẽ nhớ mãi những lời dạy của bà và những kỉ niệm đẹp bên bà. Nó sẽ sống mãi trong lòng tôi, giục tôi bước đi nhanh hơn trên con đường thành công của cuộc đời. “Con hứa sẽ học thật tốt, cố gắng làm con ngoan trò giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Bà mãi mãi là người con quý trọng nhất.”

 

tiếng anh hay gì hả bạn

17 tháng 9 2018

ở đó học toán và học tiếng việt

16 tháng 9 2018

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!

Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong  lòng tôi

16 tháng 9 2018

cậu tự làm đi bọn tớ không rảnh

16 tháng 9 2018

C nha~~~

Nai tu mít diu ^^

cơ hội chỉ một thôi nhé

16 tháng 9 2018

1. Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Trả lời:

Chú cán bộ bị bọn giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.

2. Dì Năm đã nghĩ cách gì để cứu chú cán bộ?

Trả lời:

Dì Năm đưa vội cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.

3. Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?

Trả lời:

Em thích thú nhất chi tiết dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng hỏi lại: Chồng chị à? Dì vẫn khẳng định: Dạ, chồng tui... 

24 tháng 9 2023

           

 

 

 

 

 

 

16 tháng 9 2018

Tham khảo : ( nguồn : hocmai.vn )

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

1 ở lớp 5 hok môn LS và Đlý phần LS em đã biết đc các câu chuyện LS của đất nước ta ở n thời kì nào2 giả sử nếu yêu cầu sắp xếp các giai đoạn LS : kháng chiến chống mỹ và xây dựng đất nước , 9 năm kháng chiến chống pháp , xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước , em hãy sắp xếp các giai đoạn LS ấy theo thứ tự ( trước sau) và ghi mốc thời gian3 ở thái bình có n j thuộc tài...
Đọc tiếp

1 ở lớp 5 hok môn LS và Đlý phần LS em đã biết đc các câu chuyện LS của đất nước ta ở n thời kì nào

2 giả sử nếu yêu cầu sắp xếp các giai đoạn LS : kháng chiến chống mỹ và xây dựng đất nước , 9 năm kháng chiến chống pháp , xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước , em hãy sắp xếp các giai đoạn LS ấy theo thứ tự ( trước sau) và ghi mốc thời gian

3 ở thái bình có n j thuộc tài liệu LS 

 4 em hãy giải thịch cách ghi ngày tháng trên tờ lịch này . vì sao lại phải ghi như vậy ? em có biết tờ lịch này ắn liền những sự kiện LS nào của đất nước ta  tháng 2002 nhâm ngọ may 19 chủ nhật sunday tháng tư ( Đ) tháng ất tỵ 8 ngày Đinh Hợi giờ canh tý giờ canh tý năm nhâm ngọ

5 em hãy quan sát H 3, H 4 , h5 , H6 . H 7 và đọc kĩ mục 1, 2 bài 3 ( trang 8,9,10/SGK LS 6) ghi những thông tin thích hợp vào các cột trong bảng sau 

  Người đầu - thể tích não dáng đi - tay chân công cụ lao độngcách thức kiếm sốngtổ chức xã hội
người tối cổ      
người tinh khôn      

6 dựa vào số liêu ở H 5 ( trang 9 / sgk Ls 6) hãy so sánh thể tích não của người tối cổ và người tinh khôn rồi thử rút ra nhận xét kết luận 

 

0
16 tháng 9 2018

Gộp cả 2 câu luôn : ( nguồn : lazi.vn )

Từ lâu Tổ quốc luôn là đề tài là tên gọi thiêng liêng trong cảm xúc thường trực của các thi nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta như vợ như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”. Hình ảnh Tổ quốc thật thân thiết gắn bó máu thịt với từng con người cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu trong mạch cảm hứng dào dạt đã thốt lên: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ - Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”. Trong những ngày khi chủ quyền biển đảo nóng lên, bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhất là khi được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chắp cánh bay lên qua ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”.

Bài thơ này được nhà thơ kể lại: chị viết khi đang đi công tác ở nước ngoài thì nghe tin quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa: “Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình - Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc - Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước - Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau”. Câu thơ nghẹn thắt trào dâng uất hận như lớp lớp sóng cuộn dâng. Cuộn dâng ở ngoài biển khơi, cuộn dâng ở trong lòng người. Tấc đất tấc biển như là máu thịt của một cơ thể con người của đất nước mang dáng hình chữ S thân yêu. Bài thơ “Tổ quốc gọi tên” nhưng chính nhà thơ đã gọi tên Tổ quốc: “Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả - Nơi bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây”. Nhịp thơ chính là nhịp sóng là nhịp “Bằng tiếng sóng Trường Sa - Hoàng Sa dội vào ghềnh đá”. Nguyễn Phan Quế Mai không kìm nổi cảm xúc trực tiếp của mình: “Tổ quốc của tôi - Tổ quốc của tôi!”. Tiếng gọi tha thiết đó như là tiếng vọng của quá khứ oanh liệt của hòa âm hiện tại cộng hưởng với cả một bề dày lịch sử oai hùng: “Bốn ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ”. Nhịp thơ bi tráng vừa hào sảng vừa day dứt vừa ngân vọng. Ở đây trong câu thơ: “Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình bao người đã ngã - Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông”. Hai chữ “Hòa bình” được nhà thơ sử dụng kiểu viết hoa tu từ thể hiện khao khát lẽ sống cao cả của dân tộc. Ngọn đuốc “Hòa bình” như muốn đánh thức dậy lương tri của nhân loại. Như nhắn gửi một thông điệp toàn cầu để khi kết bài thơ chị đã nhắc lại: “Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa”. Ở đây sự kết hợp cảm hứng dân tộc và thời đại, tính biểu tượng khái quát nhưng có sức thuyết phục lay thức cụ thể ấn tượng là một thành công để chuyển tải những cảm xúc mạnh bi tráng, hào hùng. Tứ thơ từ đó được nâng lên xoáy sâu và lan rộng. Chính bắt đầu từ tầng tầng lớp sóng: “Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu - Sóng quặn đỏ máu những người đã mất - Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc”. Điệp ngữ ba lần“Sóng” được nhắc lại chính là điểm nhấn để từ đó cộng hưởng: “Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam””.

Đọc bài thơ ta không những được nghe đối thoại, độc thoại mà cao hơn nữa đó là sự kết nối. Một sự kết nối giao cảm cộng đồng, kết nối đoàn kết cộng đồng để kết nối bằng hành động cộng đồng: “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng - Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”. Ở đây ta chú ý nhà thơ đã dùng hình ảnh tương phản giữa giấc ngủ trẻ thơ và bão tố tạo ra độ chênh đẩy tần số cảm xúc lên cao trào. Và trẻ em cũng chính là hiện thân của tương lai. Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai cho Tổ quốc. “Tổ quốc gọi tên” được khép lại bằng sự hướng tâm về mình. Câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vọng lại càng da diết, thao thức: “Tôi bỗng nghe - Tổ quốc - Gọi tên mình!”. Vâng, Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...