K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  • Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).
  • Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
  • Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
23 tháng 9 2019
  • Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).
  • Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
  • Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
  • nhớ k cho mình nha !!!
  •  
23 tháng 9 2019

Tham khảo:

Văn mẫu lớp 6: Hãy nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” - Dàn ý + 2 bài văn mẫu - VnDoc.com

https://vndoc.com/van-mau-lop-6-hay-nhap-vai-vao-anh-doi-vien-de-ke-lai-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu/download

Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp Bác Hồ đã đến các đơn vị đóng quân của quân dân ta động viên và khích lệ tinh thần chiến đấu. Đêm khuya trời mưa, gió lạnh thổi từng cơn, cảm giác tê buốt vì nhiệt độ đang giảm sâu. Các chiến sĩ đã ngủ ngon sau một ngày hành quân vất vả riêng bác vẫn chưa ngủ. Cẩn thận khơi cho bếp lửa cháy lớn để hơi ấm tỏa cho các chiến sĩ, Bác đến từng người cẩn thận và nhẹ nhàng dém chăn. Bác không khác gì một người cha hiền từ quan tâm, lo lắng cho những đứa con của mình.

Bất chợt, một anh đội viên thức giấc khi thấy Bác chưa ngủ bỗng cất lời:

– Sao Bác chưa ngủ ạ ? bác đang lo lắng điều gì ạ ?

Bác nhẹ nhàng cất lời:

– Chú cứ ngủ ngon, còn lấy sức hành quân đi đánh giặc.

Anh đội viên vâng lời người cha già nhưng vẫn bồn chồn, khó ngủ, trong lòng suy nghĩ lo lắng sợ bác thức khuya ốm. Bác tuổi đã cao cứ thức suốt đêm lấy sức đâu mà chỉ đạo cuộc chiến quyết liệt đang sắp diễn ra phía trước.

Trong lần thức dậy thứ 3, anh đội viên giật mình khi thấy Bác vẫn còn thức, anh đòi Bác đi ngủ cho bằng được. Nhưng lần này Bác đã nói lên nỗi lòng của mình đó là suy nghĩ đang lo lắng cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời lạnh và đang mưa rét làm sao cho khỏi ướt, Bác mong rằng trời mau sáng để không ai phải lạnh, không còn ai phải chịu khổ nữa. Giọng nói lo lắng như một người cha lo lắng cho chính đứa con của mình. Nghe tâm sự, anh đội viên cảm phục và thương Bác nhiều hơn, anh thức cùng với Bác đến tận khi trời sáng.

Bác Hồ đã thức trọn một đêm, đêm nay Bác không ngủ vì lo lắng, suy nghĩ thương cho các chiến sỹ đang chịu cảnh nghặt nghèo của thời tiết, tấm lòng của Bác thật vĩ đại. Đêm nay Bác không ngủ vì đó là Hồ Chí Minh.

23 tháng 9 2019

Mỗi chúng ta, ai sinh ra cũng mang trong mình niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Người Việt Nam ngay từ những ngày còn thơ bé đã vô cùng tự hào về giống nòi tổ tiên mình qua lời kể của bà, của mẹ từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. “Con Rồng cháu Tiên” không chỉ là một truyền thuyết tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà còn là câu chuyện giải thích nguồn cội cha ông đầy vẻ vang của đất nước ta, là truyền thuyết mà mãi đến muôn đời sau vẫn còn lưu truyền.

Truyền thuyết kể lại rằng: Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta, có một vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần mình Rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thần sinh sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng lên cạn, giúp nhân dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và dạy nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi.

Cũng khi ấy, ở vùng núi cao phương Bắc, có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc dòng dõi Thần Nông, tên gọi là Âu Cơ. Nàng thích ngao du đây đó, thích đến những nơi có phong cảnh đẹp. Nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền tìm đến thăm. Tại đây, Âu Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, hồng hào, khôi ngô tuấn tú. Cả một trăm người con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một thời gian sau, Lạc Long Quân vì không quen sống trên cạn và nhớ biển cả nên chàng trở về thuỷ cung, để lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Ngày qua ngày, Âu Cơ chờ mãi chờ mãi, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi dạy các con?

Lạc Long Quân nghe vậy, đành phải nói với Âu Cơ rằng:

- Ta vốn nòi Rồng, quen sống ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên, quen sống ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng nào mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chúng ta chia nhau cai quản các phương. Kẻ trên miền núi, người dưới miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng, đưa năm mươi người con lên núi, đến vùng đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết thì con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Nhân dân ta từ đó luôn hết lòng đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau bảo vệ đất nước, đứng lên đánh đuổi nhiều lần giặc ngoại xâm.

Cho đến hôm nay, khi nhiều thập kỉ đã qua đi, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên vẫn được lưu giữ trong nhân dân ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thuyết không chỉ giải thích nguồn gốc cao quý của tổ tiên mà còn khẳng định nhân dâm Việt Nam đều là anh em một nhà, phải đoàn kết yêu thương lẫn nhau, sống xứng đáng với cội nguồn con cháu Rồng Tiên của mình.

Một chiều thu tháng 8-1942, bầu trời xanh ngắt gió nhẹ thổi, không gian thoang thoảng mùi hương của đồng lúa sắp chín. Kim Đồng xách ống nước ở dưới suối lên, thấy anh Ngự Mạn đã đợi ở dưới chân cầu thang. Với nét mặt rạng rỡ, anh Ngự Mạn ghé sát vào tai Kim Đồng nói nhỏ:

– Có một cán bộ cao cấp vừa đến, cho gọi em lên gấp đấy!

– Anh có biết ai không?

– Suỵt…! Nguyên tắc bí mật cơ mà.

Kim Đồng hồi hộp bước theo anh Ngự Mạn lên ngọn núi sau bản. Đến trước cửa hang Nục Én, anh ra hiệu cho Kim Đồng đợi một chút. Lát sau Kim Đồng thấy anh Đức Thanh bước ra, vẫn đôi mắt lúc nào cũng dịu dàng âu yếm, anh đưa Kim Đồng vào trong hang. Trống ngực Kim Đồng bỗng đập rộn lên khi nhìn thấy một “ông Ké” ngồi trên một tảng đá, dựa lưng vào thành hang, chòm râu và mái tóc đã điểm bạc. Trên khuôn mặt gầy, hơi xanh, sáng rực một đôi mắt như hai vì sao ấm áp. “Ông Ké” nhìn Kim Đồng trìu mến. Vẫn còn đang lúng túng chưa kịp chào, Kim Đồng bỗng thấy “ông Ké” hỏi:

– Cháu là Kim Đồng, đội trưởng Đội Thiếu nhi cứu quốc phải không?

– Vâng ạ!

– Lại đây với Bác nào!

“Ông Ké” vẫy Kim Đồng lại gần và kéo vào lòng, đưa tay xoa đầu âu yếm:

– Cháu có ghét bọn Tây không?

– Dạ, có ạ!

– Vì sao nào?

– Vì bọn tay sang cướp nước ta làm cho dân ta khổ.

“Ông Ké” khen Kim Đồng và đề nghị Kim Đồng kể về hoạt động của Đội cho mọi người cùng nghe. Nghe kể xong, “ông Ké” khen Đội đã có nhiều hoạt động phong phú, mưu trí và dũng cảm.

“Ông Ké” còn khen Kim Đồng nói đúng và các đội viên vừa hoạt động, vừa phải học văn hóa, học chính trị để mai này nước nhà độc lập, có đủ tài sức xây dựng đất nước.

Buổi chiều đó, Kim Đồng được “Ông Ké” giữ lại ăn cơm. Chờ đêm xuống, Kim Đồng được cử theo ba anh đưa “Ông Ké” vào Pác Pó an toàn. Do nguyên tắc bí mật, ngày đó, Kim Đồng chưa được biết rằng “ông Ké” đó chính là Bác Hồ kính yêu.

 

22 tháng 9 2019

Đây là đoạn văn thuyết minh các bạn nhé, ko phải bài văn hay câu chuyện đâu.

Sau khi chia cho Mai,mẹ còn số phần táo là:

    1-1/4=3/4(tổng số táo)

Mẹ chia cho Hoa số phần táo là:

   3/4 X 2/7=3/14(tổng số táo)

Mẹ chia cho Mai số táo là:

    (3/14+1/4)X 2/3=13/42(số táo)

Vì 13/42>1/4>3/14 nên Mai được chia nhiều táo nhất

                            Đ/S:Mai

22 tháng 9 2019

- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.

- Đất có lề, quê có thói.

- Nước có vua, chùa có bụt.

- Ở quen thói, nói quen sáo.

- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.

- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

- Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

- Dột từ nóc dột xuống.

- Nhà dột tại nóc.

- Đục từ đầu sông đục xuống.

- Tôn ti trật tự.

Bài làm

- Tiên học lễ, hậu học văn

- Thương em anh để trong lòng 
Việc quan anh cứ phép công anh làm 

- Muốn tròn phải có khuôn,muốn vuông phải có thước

- Đất có lề, quê có thói.
- Nước có vua, chùa có bụt.
- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

# Học tốt #

17 tháng 10 2019

Cò  không  tiến  là  tiền  không  có 

Có 23 cái đầu 

cò ko tiến=tiền ko có

Cái này mình lấy trên mạng nhé!

Bài làm1

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng.


Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua , cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.


Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ : năm nay chắc được mùa to.


Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.


Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.


Bài làm 2 :

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.


Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi.Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.


Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.



Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.


Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.


Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

21 tháng 9 2019

1

Đem mẫu đến cơ quan chuyên môn xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. Nếu thực sự nghiêm túc trong việc trồng cây hoặc muốn tăng độ axit trong đất vì lý do nào đó, bạn sẽ thấy rằng việc lấy mẫu đất đem đến cơ quan chuyên môn để xét nghiệm sẽ chính xác hơn là tự thực hiện tại nhà. Có thể bạn không nghĩ như vậy, nhưng sự chênh lệch giữa 5.5 và 6.5 trên thang đo độ pH là khá lớn!

  • Nếu đang ở Mỹ, bạn hãy liên hệ với phòng phát triển nông thôn gần nhất trong hạt. Họ sẽ giúp bạn làm các xét nghiệm đất cơ bản bao gồm cả việc đo độ pH miễn phí hoặc lấy phí rất nhỏ.
  • 2

    Thử dùng dụng cụ đo độ pH tại nhà. Nếu không muốn đem đất đi xét nghiệm chuyên môn, bạn có thể dễ dàng đo độ pH trong đất tại nhà, nhưng lưu ý rằng kết quả sẽ không chính xác bằng kết quả xét nghiệm chuyên môn. Có một số cách để thu được kết quả tương đối chính xác tại nhà như sau:

  • Dùng băng giấy thử độ pH. Phương pháp này sẽ chỉ cho biết đất có tính axit hay tính kiềm, nhưng đây cũng là một cách thú vị mà bạn có thể áp dụng với nhiều cây hoa, rau củ và thảo mộc khác nhau.
  • Dùng giấm và muối nở để thử độ pH. Phương pháp này là một cách thô sơ khác để thử xem đất có tính axit hay kiềm. Bạn sẽ lấy khoảng 1 cốc đất và chia vào hai vật đựng, sau đó cho thêm giấm vào một bên, bên kia cho thêm muối nở và nước. Quan sát xem bên nào sủi bọt. Nếu bên cho thêm giấm sủi bọt thì tức là đất có tính kiềm; nếu bên cho muối nở sủi bọt thì tức là đất có tính axit.
  • Mua bộ dụng cụ thử pH tại nhà. Bộ thử pH tại nhà sẽ cho bạn biết độ pH của đất bằng những con số. Con số này cho biết nhiều thông tin hơn là kết quả “có tính axit” hoặc “có tính kiềm” của các phương pháp trên.
  • 3

    Nhớ thử cả độ pH trong nước. Độ pH trong nước ngầm mà bạn có thể dùng để tưới cây thường trong khoảng 6.5 đến 8.5, nhưng thường có tính kiềm nhiều hơn nên không ăn mòn đường ống.[1] Nếu nước dùng để tưới cây ban đầu có tính kiềm và đất cũng vậy, bạn sẽ cần một chút tác động để tạo hiệu ứng axit mong muốn cho cây trồng.

  • Một cách để xử lý vấn đề này là dùng nước lọc tinh khiết. Nước tinh khiết có độ pH 7, gần như tuyệt đối trung tính. Sử dụng nước lọc tinh khiết là một cách hiệu quả, nhưng chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy cách này rất tốn kém.
  • 4

    Biết cách đọc kết quả đo độ pH của các bộ thử mà bạn sử dụng. Độ pH là chỉ số cho biết nồng độ axit hoặc nồng độ kiềm của một chất. Phép đo này có thang độ từ 0 đến 14, trong đó 0 là cực axit (như axit trong pin) và 14 là cực kiềm (như nước thông cống).[2] Độ pH 7 được xem là "trung tính" trên thang đo độ pH.

  • Ví dụ, nếu bạn đo được độ pH là 8.5 thì nghĩa là đất có độ kiềm nhẹ. Bạn cần phải bổ sung một ít vật liệu có tính axit vào đất để giảm bớt độ kiềm. Chỉ số 6.5 trên thang đo độ pH cho thấy đất có tính axit nhẹ. Nếu muốn tăng thêm độ axit, bạn cần cho thêm vật liệu có tính axit vào đất.
  • Nếu muốn biết thông tin chi tiết hơn, bạn có thể tính độ pH theo thang logarit, tức là mỗi độ có giá trị tăng lên gấp 10 lần. Như vậy, độ pH 8 sẽ có độ kiềm cao gấp 10 lần độ pH 7, độ pH 8.5 có độ kiềm cao gấp 15 lần, và cứ tương tự như vậy.
  • 4

    Biết cách đọc kết quả đo độ pH của các bộ thử mà bạn sử dụng. Độ pH là chỉ số cho biết nồng độ axit hoặc nồng độ kiềm của một chất. Phép đo này có thang độ từ 0 đến 14, trong đó 0 là cực axit (như axit trong pin) và 14 là cực kiềm (như nước thông cống).[2] Độ pH 7 được xem là "trung tính" trên thang đo độ pH.

  • Ví dụ, nếu bạn đo được độ pH là 8.5 thì nghĩa là đất có độ kiềm nhẹ. Bạn cần phải bổ sung một ít vật liệu có tính axit vào đất để giảm bớt độ kiềm. Chỉ số 6.5 trên thang đo độ pH cho thấy đất có tính axit nhẹ. Nếu muốn tăng thêm độ axit, bạn cần cho thêm vật liệu có tính axit vào đất.
  • Nếu muốn biết thông tin chi tiết hơn, bạn có thể tính độ pH theo thang logarit, tức là mỗi độ có giá trị tăng lên gấp 10 lần. Như vậy, độ pH 8 sẽ có độ kiềm cao gấp 10 lần độ pH 7, độ pH 8.5 có độ kiềm cao gấp 15 lần, và cứ tương tự như vậy.
  • Xác định loại đất. Bước này khác với bước xác định độ pH trong đất, và là một bước rất quan trọng. Phương pháp làm tăng độ axit trong đất sẽ tùy thuộc vào loại đất cần xử lý.
  • Đất có độ thoát nước tốt và tương đối tơi xốp sẽ giúp cho việc tăng độ axit dễ dàng hơn nhiều. Với loại đất này, bạn có thể dùng số lượng lớn các hợp chất hữu cơ có tác dụng tăng độ axit khi chúng phân hủy.
  • Đất sét vón cục và bị nén chặt sẽ khiến quá trình tăng độ axit khó hơn nhiều. Việc bổ sung chất hữu cơ vào loại đất này sẽ chỉ làm tăng thêm độ kiềm chứ không giảm đi.
  • 2

    Bón vật liệu hữu cơ vào đất tơi xốp và thoát nước tốt. Bổ sung vật liệu hữu cơ là cách tốt nhất để tăng độ axit cho loại đất này. Các vật liệu hữu cơ sẽ tăng độ axit trong đất khi chúng phân hủy, tuy nhiên bạn cần phải sử dụng một lượng lớn để hạ độ pH trong đất.[3] Sau đây là một số vật liệu hữu cơ rất tốt màn bạn nên cân nhắc:

  • Rêu than bùn sphagnum
  • Lá sồi đã được ủ
  • Phân trộn và phân chuồng
  • 3

    Bón lưu huỳnh nguyên tố vào đất có độ nén chặt hoặc pha nhiều đất sét. Như đã nói ở trên, việc bổ sung vật liệu hữu cơ vào đất nén chặt có thể khiến tình trạng xấu đi vì đất sẽ giữ lại độ ẩm nhiều hơn khiến cho độ kiềm tăng thêm. Vì vậy, cách chắc chắn nhất để tăng độ axit cho loại đất có thành phần đất sét nặng là bón lưu huỳnh nguyên tố hoặc sắt sulfat vào đất.

  • Lưu huỳnh nguyên tố giúp tăng độ axit trong đất khi vi khuẩn biến hóa chất này thành axit sulfuric.[4] Bạn sẽ cần khoảng 1kg lưu huỳnh nguyên tố cho mỗi 10 m2 đất để giảm độ pH trong đất từ 7 xuống 4.5.[5]
  • Vì lưu huỳnh nguyên tố có tác dụng chậm, tốt nhất là bạn nên cho vào đất trước khi trồng cây khoảng 1 năm để có kết quả tốt nhất.[6]
  • Cho lưu huỳnh nguyên tố vào đất, đào sâu xuống khoảng 15 cm.
  • 4

    Bổ sung sắt sulfat vào đất nén chặt hoặc có nhiều đất sét. Sắt sulfat dựa vào phản ứng hóa học để tạo axit. Do đó, hóa chất này ít lệ thuộc vào điều kiện nhiệt độ hơn lưu huỳnh nguyên tố vốn dựa vào vi khuẩn để tạo ra phản ứng sinh học.[7]

  • Có thể bạn cần đến 5 kg sắt sulfat cho mỗi 10 m2 đất để giảm độ pH xuống một đơn vị.[8]
  • Nếu định bổ sung hơn 5 kg sắt sulfat cho mỗi 10 m2, bạn sẽ phải chia ra hai lần, mỗi lần bón cách nhau 1 hoặc 2 tháng để đất sẽ có thời gian để hấp thụ sắt sulfat.
  • Sắt sulfat tác dụng nhanh hơn nhiều so với lưu huỳnh nguyên tố. Hóa chất này có thể giảm độ pH đáng kể trong vòng 3-4 tuần thay vì nhiều tháng.[9] Điều này có nghĩa là sắt sulfat có thêm lợi thế là có thể dùng ngay trong mùa chuẩn bị trồng cây.
  • Cẩn thận khi sử dụng sắt sulfat. Hóa chất này có thể làm ố bẩn quần áo, vỉa hè và sân nhà. Tốt nhất là bạn nên tách quần áo dính sắt sulfat ra giặt riêng để tránh lây sang các món đồ khác.
  • 5

    Dùng phân bón có chứa amoniac. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần dùng phân bón có chứa amoniac. Nhiều loại phân bón chuyên dành cho cây ưa axit có chứa amoni sulfat hoặc u-rê bọc lưu huỳnh.

  • Canxi nitrat và kali nitrat không nên dùng như phân bón, ngay cả khi chúng không chứa amoniac. Các loại phân bón này thực ra sẽ làm tăng độ pH trong đất.[10]
  •  
  • 1

    Nếu đã lỡ trồng cây và hoa, bạn hãy dùng lưu huỳnh nguyên tố. Hóa chất này có tác dụng chậm nên bạn không sợ dùng sai liều lượng. Bón lưu huỳnh nguyên tố vào đất ẩm càng nhiều càng tốt, cố gắng đừng làm xáo trộn bộ rễ của cây. Tiếp tục theo dõi độ pH trong đất sau vài tháng.

  • Tiêu đề ảnh Acidify Soil Step 11

    2

    Đừng làm theo cảm tính mà cho giấm vào đất. Giấm sẽ giảm độ pH trong đất, nhưng trong trường hợp này thì điều đó là không tốt. Sự thay đổi diễn ra quá đột ngột, biến mất cũng nhanh chóng và điều này sẽ giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất.[11] Hãy tránh xa giấm, trừ khi bạn chấp nhận nguy cơ gây chết cây.

  • Tiêu đề ảnh Acidify Soil Step 12

    3

    Dùng bã hạt bông vải như một loại phân bón giúp tăng độ axit trong thời gian một năm. Như vậy, giả sử bạn đã xử lý đất bằng sắt sulfat và vừa trồng cây việt quất, bạn có thể duy trì độ pH thấp bằng cách bổ sung một lượng lớn phân bón tự nhiên như bã hạt bông vải. Bã hạt bông vải, một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất bông vải, đặc biệt có lợi cho các loại cây ưa axit như cây đỗ quyên và hoa trà.[12]

  • Tiêu đề ảnh Acidify Soil Step 13

    4

    Kiểm tra độ pH tối thiểu mỗi năm một lần. Bạn nên kiểm tra độ pH trong đất gần gốc cây, bổ sung các loại phân bón như nhôm sulfat (đặc biệt đối với hoa cẩm tú cầu) và tránh làm tổn thương rễ cây. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên dùng bộ thử độ pH bán trên thị trường hoặc gửi mẫu đất để nhờ xét nghiệm chuyên môn.
    • Các loại rau và cây cảnh phần lớn đều ưa môi trường axit nhẹ trong khoảng 6.5 và 6.8.
    • Cẩm tú cầu, đỗ quyên và việt quất ưa môi trường axit cao hơn – khoảng 5 -5.5.
  • Tiêu đề ảnh Acidify Soil Step 14

    5

    Tăng độ pH trong đất bằng vôi nếu cần thiết. Trong một số trường hợp, các nỗ lực của bạn để tăng độ axit trong đất tỏ ra hiệu quả quá mức khiến độ axit quá cao đối với các loại rau và cây trồng. Khi đó bạn sẽ cần tăng độ kiềm trong đất bằng cách bổ sung vôi. Vôi có ba loại cơ bản – đá vôi, vôi sống/vôi tôi, còn gọi là hydrated lime —và liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại đất cũng như loại vôi mà bạn chọn. Bạn có thể đọc hướng dẫn trên bao bì hoặc trao đổi với những người làm vườn để biết thêm thông tin.

  • Lời khuyên

  • Hoa lưu huỳnh là một loại bột lưu huỳnh mịn và tinh khiết. Bạn có thể tìm mua hóa chất này tại các trung tâm làm vườn hoặc đặt mua trên mạng.
  • Các loại muối sắt cũng hữu ích; đất có tính kiềm quá cao có thể "khóa chặt" sắt, khiến sắt không đến được với những cây có nhu cầu. Bạn cũng nên chờ kết quả của lần xử lý đầu tiên trước khi bổ sung thêm sắt.
20 tháng 9 2019

291 và 535

Ta có : 291 > 290 = ( 25 )18 =3218 > 2518 = ( 52 )18 = 536 > 535

Vậy 291 > 535