K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2020

I. Mở bài: Giới thiệu về mẹ

- Mẹ là người gần gũi với em nhất.

- Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi.

II. Thân bài: Tả về mẹ

a) Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.

- Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.

- Tính tình ôn hoà, nhã nhẵn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

- Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.

- Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

III. Kết bài

Mẹ luôn tận tuỵ, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.

- Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

                                                 Nguồn vndoc.com

5 tháng 1 2020

Vịt màu trắng vì vịt xanh lá bị ốm,vịt vàng bị nhiễm mầm bệnh nên chỉ còn vịt trắng là có thể tới đích trước.

Họ đang ở bàn cờ vua.

5 tháng 1 2020

sao bạn biết

5 tháng 1 2020

- Mưa

- Măt trăng ngày giữa và cuối tháng

-Cầu vồng

7 tháng 3 2021

Mưa bạn nha :))

5 tháng 1 2020

- Không biết

- Bàn tay

- Cây tầm gửi

HỌC TỐT !

1.Con Sam 

2.Ăn cơm

3.....Hơi khó....(KO thể trả lời)

5 tháng 1 2020

Bộ máy nhà nước thời Trần: 

5 tháng 1 2020

Bộ máy nhà nước thời Lý: 

5 tháng 1 2020

Nguyên nhân thắng lợi của nhà Trần[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc Nhà Trần có những người phản bội, theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng.

Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của Nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc Nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc Nhà Trần, ngoài lòng yêu nước và bảo vệ quyền lợi dòng tộc, số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như Nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản,...[9].

Theo một số các nhà nghiên cứu, chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh Nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông Cổ mà đánh vào các đạo quân người Hán bị ép buộc và uy hiếp phải theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận[10].

Sử liệu của nhà Nguyên thường quy kết cho khí hậu nóng ẩm và địa hình nhiều rừng núi khiến quân Nguyên phải thất bại. Trần Xuân Sinh cho rằng: Đúng là có sự ảnh hưởng ít nhiều của khí hậu và địa hình đối với quân Nguyên, nhưng phải thấy rằng những khó khăn này không phải là điều chủ yếu làm cho quân Nguyên thất bại. Bởi thực tế cho thấy quân Mông Cổ vẫn chiến thắng Nam Tống và Miến Điện trong những điều kiện tương tự.

Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông Cổ bại trận lúc đó đều phần nhiều là bởi lý do khách quan, như Ai Cập thì quá xa xôi và binh lực khá ít, Nhật Bản và Nam Dương đều có biển cả ngăn cách trong khi quân Mông không kinh nghiệm đánh đường thủy, lại xui xẻo gặp bão to (Thần phong ở Nhật Bản) nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Đông Á, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á – Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Tổng cộng 3 đợt xuất quân, Mông-Nguyên huy động khoảng 600.000 tới 1 triệu lượt quân, trong khi dân số Đại Việt khi ấy chỉ khoảng 3 - 4 triệu. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông Nguyên của Nhà Trần.

Theo giáo sư Đào Duy Anh thì có 4 nhược điểm khiến quân Mông Nguyên thất bại ở Đại Việt[11]:

  1. Người Mông Cổ đi đánh xa, lương thực không được vận chuyển đầy đủ mà chỉ mong cướp bóc của dân bản địa để nuôi quân, nếu đối phương áp dụng chiến lược "vườn không nhà trống thì quân Mông Cổ dễ bị khốn đốn vì thiếu lương do không cướp được của dân bản địa (Trong lần đánh Đại Việt thứ 3, quân Nguyên rút kinh nghiệm điều này và đã cho đoàn thuyền chở nhiều lương thực sang hỗ trợ, nhưng đoàn thuyền này lại bị Đại Việt phục kích tiêu diệt nên quân Nguyên lại tiếp tục thất bại).
  2. Quân Mông Nguyên là người phương bắc, không hợp thuỷ thổ.
  3. Quân lính Nguyên phần lớn là người Trung Hoa bị chinh phục, tinh thần chiến đấu không có, gặp khó khăn là chán nản. Quân kỵ binh gốc Mông Cổ thiện chiến thì lại không phát huy được sở trường do chiến lược của Đại Việt là chọn đánh quân Nguyên ở những vùng bến sông hoặc rừng rậm, tránh giao chiến ở vùng bằng phẳng.
  4. Quân đội đông và giỏi nhưng chuẩn bị không tốt về mặt tinh thần cho quân sỹ mà chỉ lo đem quân đội đi đánh vì nghĩ quân đội càng đông càng áp đảo lực lượng Đại Việt. Nhưng rốt cục quân càng đông thì lại càng khó điều phối, càng nhanh hao tổn lương thực.

Chiến công của Nhà Trần nhìn chung được nhiều thế hệ nhân dân ca ngợi qua các thần tích, vè và những lời truyền tụng trong dân gian. Sang thế kỷ 20, Trần Trọng Kim và Phan Kế Bính cũng ca tụng nhiều về chiến thắng đó[12].

Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ ca ngợi chiến công đánh quân Nguyên, nhưng chê trách việc dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan là hạ sách[9].

Trương Phổ – một học giả đời Minh, khi bình luận sách Nguyên sử kỷ sự bản mạt của Trần Bang Chiêm đã viết:

Trấn Nam vương Thoát Hoan tiến binh, vua An Nam là Trần Nhật Huyên (chỉ Thượng hoàng Trần Thánh Tông) đem quân chông lại, quân Thoát Hoan tuy có ngựa mạnh, rong ruổi nhanh như chớp, đánh thành phá ấp, nhưng giữa đưòng quay giáo lui, quân lính tan nát trong chốn của quân kia, Toa Đô, Lý Hằng đồng thời tử chiến... Thoát Hoan xuất quân lần nữa, Nhật Huyên chạy đi để rồi đón lúc về, đánh lúc mệt, quân Nguyên lại thất bại. Đó là vì quân kia tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, đánh cái khí tàn lụi lúc buổi chiều, giấu mình nơi biển khơi, phục quân chốn ải hiểm, quân Nguyên tuy hùng hổ kéo đến, chưa từng thắng được một trận. Có thể nói là Nhật Huyên có tài dùng binh vậy.

Những lãnh đạo kháng chiến thời Trần đã thành công trong việc thực hiện rút lui chiến lược thì cũng đã thành công trong việc phản công chiến lược. Nếu cuộc rút lui chiến lược của quân Trần có ý nghĩa là “tránh cái thế hăng hái lúc ban mai” thì phản công chiến lược chính là “đánh cái khí tàn lụi lúc buổi chiều” của địch như Trương Phổ nói.

Thượng tướng Văn Tiến Dũng viết: “Các cuộc kháng chiến đời nhà Trần chống quân Nguyên do đã phát động được toàn dân đánh giặc, do đã kết hợp được các hành động chiến đấu của các lực lượng vũ trang chủ lực, địa phương và dân binh, kết hợp đánh du kích với đánh tập trung, nên cả ba lần đều thắng lợi”

Riêng Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Nhà Nguyễn, vua Tự Đức không khen ngợi mà cho rằng Nhà Trần "gặp may" vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Tuy nhiên sử sách nhà Nguyên đã ghi rõ ràng những tướng Nguyên như Ngột Lương Hợp Thai, Toa Đô, Ô Mã Nhi hay Lý Hằng đều là những tướng lính dày dạn trận mạc, từng tham gia diệt Nam Tống và Đại Lý đặc biệt là Ngột Lương Hợp Thai, được xếp vào hàng công thần thứ ba của Nhà Nguyên, từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô, thôn tính đế quốc Ả Rập cùng Húc Liệt Ngột, và diệt nước Đại Lý chỉ trong vài tuần. Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần phản bác quan điểm của Tự Đức và cho rằng những lời bình luận đó là "ngớ ngẩn"[13]:

Nguyên chúa Hốt Tất Liệt anh hùng, rất giỏi quân sự, đâu có sai đi Nam chinh những đồ vô dụng. Quân Mông Cổ hùng mạnh, đã thắng quân ta ở Lạng Sơn, Nội Bàng và Vạn Kiếp, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, lại thắng lớn ở ngoài khơi Quảng Yên... thế rất lớn, nhiều nơi lâm nguy... Vua quan Triều Nguyễn đã làm lệch lạc lịch sử. Các tướng nhà Nguyên không phải không giỏi,... thua chỉ vì gặp các tướng Nhà Trần giỏi hơn mà thôi.

5 tháng 1 2020

* Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...).
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

5 tháng 1 2020

1. / - Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo "tiến công trước để tự vệ". 

      - Ý nghĩa lịch sử:

    + Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.

    + Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời.

    + Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

2./

Xã hội

- Bộ máy thống trị: vua quan, quý tộc.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

Văn hóa

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo.

 Giáo dục :

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

5 tháng 1 2020

Nhớ k cho mk nha

3 tháng 1 2020

bạn hãy cố vặn đầu óc ra mà suy nghĩ nhé những câu hỏi có thể làm được thì hãy làm

3 tháng 1 2020

trả lòi nhiều thôi