K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.   Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.  Vả lại ở nhà cũng rét...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

  Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

  Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

  Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?”...

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của thán từ trong đoạn trích trên.

3. Giải thích vì sao trong đoạn trích trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

4. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là các em nhỏ, trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ (gạch chân và chú thích).

5. Em hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về nỗi bất hạnh của những em nhỏ và ghi rõ tên tác giả.                                                                                    

0
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

2. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy, bằng lời kể của nhân vật nào?

3. Các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc trường từ vựng nào?

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “ Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

5. Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu với câu chủ đề “Đến với văn bản “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, ta cảm nhận được bé Hồng có tình yêu thương mẹ sâu sắc”. Trong đoạn văn, em sử dụng thán từ (gạch chân chỉ rõ).

0