K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2019

Tham khảo ak : 

Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng cuả bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề

"Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen là đá cheo hoa"

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.

"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ "lom khom" khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ "vài" nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

"Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ "dừng chân ngắm lại" thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình "một mảnh tình riêng ta với ta". Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé "một mảnh tình riêng" của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.

Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:

Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

31 tháng 10 2019

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Dàn ý bài viết số 2 lớp 6 đề 4

a. Mở bài.

  • Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
  • Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

  • Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
  • Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.
  • Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
  • Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

  • Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 1

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Bài văn mẫu kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 2

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi.

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi mẫu 3

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

Bước vào năm 1969, cuộc chiến khốc liệt và căng thằng hơn. Sau thất bại trong chiến lược Chiến tranh cục bộ, quân Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Thực hiện chính sách này, Mỹ rút dần quân số trên chiến trường Đông Dương và tăng cường chiêu mộ, bắt bớ người Việt Nam đi lính. Đồng thời, chúng tiến hành các chiến lược bình định trên toàn miền Nam. Một không khí khủng bố vô cùng căng thẳng bao trùm lên kháp miền lãnh thổ. Nhiệm vụ chiến đấu giải phóng miền Nam cũng đối mặt với những khó khăn vô cùng lớn.

Không để miền Nam đơn độc trong cuộc chiến đấu ác liệt với kẻ thù, quân và dân miền Bắc gắng hết sức mình chi viện và cùng quân dân miền Nam anh dũng chiến đấu.

Tôi là một chiến sĩ lái xe. Cuối năm 1968, tôi được điều động về đại đội 1 ô-tô vận tải, thuộc tiểu đoàn 59, trung đoàn 35, Đoàn 471, Bộ Tư lệnh Đoàn 559. Nhiệm vụ của đại đội là vận chuyển những chuyến hàng vào chiến trường miền Nam. Không những đưa hàng hóa đến tận chiến trường, phục vụ nhanh chóng và kịp thời cho cuộc chiến đấu, chúng tôi còn phải cung ứng quân trang, quân dụng, thuốc men và những thứ cần thiết khác mà quân và dân miền Nam đang cần.

Trong những năm khó khăn ấy, nhân dân miền Bắc đã dốc hết sức mình vì miền Nam ruột thịt. Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước mà bà con miền Bắc đã không quản ngại gian khổ hy sinh. Từng lớp thanh niên đã hăng hái lên đường tham gia chiến đấu. Ngày ra đi còn vẫy chào tạm biệt, hứa xong nhiệm vụ với tổ quốc mới trở về.

Bao nhiêu nông phẩm thu được, nhân dân chỉ giữ lại phần ít. Phần lớn còn lại gửi vào miền Nam cho bà con và các chiến sĩ. Chính phủ còn nhận được sự hỗ trợ của các nước anh em ủng hộ cuộc chiến.

Chúng tôi lên đường bất kể ngày đêm. Hễ có hàng là chúng tôi chạy. Từng đoàn xe nối đuôi nhau xuôi ngược trên tuyến đường Trường Sơn, nhộn nhịp như mùa hội. Tấm chân tình của nhân dân miền Bắc đối với quan và dân miền Nam thật nói sao cũng không hết.

Năm ấy, phát hiện tuyến đường huyết mạch Trường Sơn, quân Mỹ tiến hành đánh phá ác liệt. Chúng rải thảm bom đạn nhằm ngăn chặn dòng tiếp viện. Con đường bị cày xới dữ dội. Rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh.

Những chiếc xe băng trong mưa bom bão đạn của kẻ thù không chiếc nào còn nguyên vẹn. Khung cửa kính bị hơi bom ép vỡ. Đèn pha cũng bị cháy. Thùng xe lỗ rỗ vết bom. Mui xe bị đánh bật quang mất từ bao giờ. Sau những chuyến đi trở về, xe của chúng tôi bị biến dạng ghê gớm.

Thế nhưng, chúng tôi không hề nản lòng. Các đòng chí động viên nhắc nhở nhau cùng hứa sẽ giữ vững tay lái, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chúng phá đường thì ta sửa. Chúng đánh ngày thì ta chạy đêm. Những đoàn xe lại nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Tuyến đường Trường Sơn như sợi chỉ thần kí nối liền miền Nam, miền Bắc. Nơi đâu cũng nhộn nhịp bóng người. Có thể nói, mọi sức mạnh đều tập trung về đây để bảo vệ tuyến đường, bảo vệ mạch máu của dân tộc.

Ngồi trong những chiếc xe không kính, cả bầu trời như đến gần với tôi. Dù trời không có gió nhưng hề xe chạy thì gió cứ thế mà lùa vào ào ạt. Gió thổi xoát mặt, cay xè cả hai mắt, thổi bồng mái tóc của chúng tôi. Cứ mỗi lần bước ra khỏi buồng lái là tóc tôi dựng ngược hẳn lên như vừa được bôi một thứ keo dán tóc nào đó.

Ban đêm xe chạy, sao sáng vằng vặc trên trời cao, rõ ràng hết mức vì không bị kính che mờ. Những cánh chim trời tinh nghịch cứ bay ngay buồng lái. Đôi khi chúng làm tôi hết hồn vì ngỡ bóng máy bay của địch.

Sợ nhất là bụi đường. không có kính, bụi phun tóc trắng xóa như người già. Cả đầu tốc lẫn mặt mũi của chúng tôi như trát mọt lớp phấn trắng. Chỉ còn hai con mắt là khác màu thôi. Mỗi lần nghỉ ngơi, nhìn các chiến sĩ ai cũng bạc phết mà cười ngất ngây.

Hết bụi thì đến mưa. Mưa rừn trường Sơn đọt ngột và dữ dội lắm. Không hề báo trước, cơn mưa từ đâu phía bên kia núi ào ào kéo đến trút nước lên đầu. Không có kính, nước mưa cứ thế mà tuôn, mà xối vào. Ngồi trong xe mà tôi cứ ngỡ đang ở ngoài trời. Nhưng mưa cứ kệ mưa. Xe chạy vẫn cứ chạy. Quần áo ướt rồi lại khô, cần chi phải nghỉ ngơi lôi thôi. Cuộc sống như thế chúng tôi đã quen từ lâu, có chi mà quản ngại gió sương.

Vui nhất là những lần đồng đội khắp muôn phương cùng nhau hội tụ. Những đoàn xe nối đuôi nhau mấy cây số. Chúng tôi bắt tay thân ái qua ô cửa kính vỡ, hỏi han và động viên nhau. Tôi chúc mừng các anh đã hoàn thành nhiệm vụ trở về. Những chiến sĩ trở về động viên và cầu chúc tôi may mắn.

Những cuộc dừng chân giữa rừng kết nối biết bao trái tim. Dù ở những đơn vị khác nhau, từ nhiều vùng quê của đất nước, nhưng gặp nhau ở đây, chúng bếp lửa hồng, chung bữa cơm vui thì chúng tôi xem nhau là anh em đồng chí cả.

Đường Trường Sơn dược xây dựng bằng sức người, bằng đôi bàn tay của hàng vạn thanh niên yêu nước. Trên núi cao, dưới vực thẳm thách thức mọi tinh thần. Những con dốc cao đến nỗi đứng dưới nhìn lên mỏi cả cổ. Tôi nhớ rất rõ lần chạy xe xuyên đêm vượt dốc Pô Phiên vô cùng hiểm trở. Con dốc sừng sững thách thức các đồng chí lái xe đã từng vận chuyển hàng hóa trên cung đường này.

Đêm ấy trời mưa to, đường bị xói lở nhiều. Đại đội trưởng lệnh chúng tôi dừng lại tìm nơi ẩn nấp. Đến đêm mai lại chạy tiếp. Nhưng chúng tôi đang ở giữa vùng trống, không có nơi ẩn nấp an toàn cho cả đoàn xe. Lại thêm trời cứ mưa thế này, đến đêm mai chưa chắc đã hết. Tôi khuyên đại đội trưởng cho đoàn xe vượt dốc. Sau phút suy nghĩ, đại đội trưởng đồng ý.

Tôi lái xe đi đầu. Lấy hết bình tĩnh, tôi đạp mạnh chân ga. Chiếc xe lừ lừ chạy tới. Biết mặt đất trơn, tôi có gắng giữ ga thật đều. Bánh xe bám chặt vào mặt đường giữ xe vững chắc. Bỗng chiếc xe lắc lư dữ dội vì vấp phải rãnh sâu. Tôi đạp mạnh ga hơn cho xe vươt qua nhưng không thể. Xe bị tuột ga rồi. Tôi đạp mạnh thắng để giữ xe lại nhưng mặt đường như rải dầu trơn tuồn tuột. Đuôi xe lệch về một bên, đầu xe quay ngang. Phía sau là con vực sau đến nghìn mét.

“Chắc chắn xe sẽ lao xuống vực”. Tôi nghĩ thế và thầm mong có một sức mạnh nào đó nâng đỡ. Bỗng chiếc xe khựng lại. Tôi nghe tiếng đại đội trưởng thét lớn: “cho xe lao lên mau!”.

Tiếng thét làm tôi sực tỉnh. Tôi lấy hết sức đạp mạnh chân ga. Bánh xe chà xát trên mặt đường đưa đầu xe từ từ quay lên, bùn đất văng rào rào hai bên. Tiếng xe gầm thét dữ dội. Chiếc xe khựng lại rồi từ từ quay đầu lên dốc. Tôi hít một hơi dài, nhấn ga thêm nữa, xoay vô lăng đều đều đưa xe lên. Cuối cùng, tôi cũng đưa xe lên đến đỉnh dốc an toàn. Bước xuống xe, tôi thở phảo nhẹ nhòm.

Nhìn đại đội trưởng và các đồng đội mình mẩy đầy bùn đất tôi nghẹn ngào xúc động vô cùng. Thì ra, khi thấy xe tôi trượt dốc, đại đội trưởng và các chiến sĩ đã vội đi tìm đá kê. Mỗi người một hòn kê vào bánh xe. Hết hòn này đến hòn khác cho đến khi xe lên hẳn trên dốc.

Đêm ấy, đoàn chúng tôi vượt dốc thành công nhờ mưu trí của đồng đội, kịp đưa xe về nơi trú ẩn an toàn.

Bình tĩnh, quả cảm, xử lý các tình huống mau lẹ, chính xác là những yếu tố cần có ở người lính lái xe. Người lái xe mặt trận không chỉ bình tĩnh vững vàng trong buồng lái, mà cần cả mưu lược, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống trên thực địa.

Có khi còn phải biết làm “tham mưu” đề xuất với chỉ huy cấp trên các phương án khai thông khi tắc đường. Phải biết hợp đồng tác chiến với công binh, với bộ đội phòng không, phải hiểu rõ thủ đoạn và quy luật hoạt động của kẻ địch trên trời dưới đất để đưa hàng tới đích. Đó là lời dạy của đại đội trưởng mà tôi còn nhớ mãi cho tới bây giờ.

Chiến tranh là phải có hy sinh. Chúng tôi đã xác định điều mỗi khi lên đường. Người đồng đội thân nhất, đã cùng tôi vào sinh ra tử bao nhiêu trận đã hy sinh. Anh ra đi như một người lính thật sự, không hề hối tiếc.

Hôm ấy, sau một đêm vận chuyển, trên đường đi ra, trời sáng, đơn vị phải giấu xe che mắt địch. Chiều, bọn thám báo đã “đánh hơi”, gọi máy bay ném bom. Dứt đợt oanh kích của địch, ba đồng chí công binh gọi anh đi kiểm tra hiện trường. Tôi ngăn anh, để tôi đi trước, nhưng anh không chịu. Đến nơi giấu xe, anh đụng bom bi vướng nổ. Quả bom hất tung anh rơi xuống vực sâu. Anh ra đi, đồng đội vô cùng thương tiếc.

Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc chúng tôi khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất là vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng cao chúng tôi lại càng quyết tâm chiến thắng.

Không thể nhớ hết bao nhiêu tình huống trên đường vận chuyển. Những chuyến xe lấy đêm làm ngày vượt qua những bãi bom phá, bom từ trường, bom bi trong vòng lượn của máy bay tiêm kích suốt ngày đêm lồng lộn xoi mói, oanh kích bắn phá các trọng điểm dọc đường Trường Sơn.

Những quả đồi đất thành bột, vách đá thành vôi, những sông bùn, những vực thẳm chồng chất xác xe cháy đổ. Dù kẻ thù rình rập, đường di nguy hiểm, dù có bao nhiêu hy sinh đi chăng nữa nhưng không gì thể cản bước đoàn xe chạy tới.

Xe vẫn chạy. Những đoàn xe nặng trĩu chuyến hàng vẫn ngày đêm chạy tới. Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Tất cả vì sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước của dân tộc. Mỗi khi ngồi vào buồng lái, tôi lại nhớ đến các anh, nhớ đến nhiệm vụ thiêng liêng mà nhắc mình giữ vững tay lái, sống và chiến đấu xứng đáng với những người đã mãi mãi ra đi để bảo vệ đất mẹ thiêng liêng này.

31 tháng 10 2019

Tham khảo ak: :)

Bước vào năm 1969, cuộc chiến khốc liệt và căng thằng hơn. Sau thất bại trong chiến lược Chiến tranh cục bộ, quân Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Thực hiện chính sách này, Mỹ rút dần quân số trên chiến trường Đông Dương và tăng cường chiêu mộ, bắt bớ người Việt Nam đi lính. Đồng thời, chúng tiến hành các chiến lược bình định trên toàn miền Nam. Một không khí khủng bố vô cùng căng thẳng bao trùm lên kháp miền lãnh thổ. Nhiệm vụ chiến đấu giải phóng miền Nam cũng đối mặt với những khó khăn vô cùng lớn.

Không để miền Nam đơn độc trong cuộc chiến đấu ác liệt với kẻ thù, quân và dân miền Bắc gắng hết sức mình chi viện và cùng quân dân miền Nam anh dũng chiến đấu.

Tôi là một chiến sĩ lái xe. Cuối năm 1968, tôi được điều động về đại đội 1 ô-tô vận tải, thuộc tiểu đoàn 59, trung đoàn 35, Đoàn 471, Bộ Tư lệnh Đoàn 559. Nhiệm vụ của đại đội là vận chuyển những chuyến hàng vào chiến trường miền Nam. Không những đưa hàng hóa đến tận chiến trường, phục vụ nhanh chóng và kịp thời cho cuộc chiến đấu, chúng tôi còn phải cung ứng quân trang, quân dụng, thuốc men và những thứ cần thiết khác mà quân và dân miền Nam đang cần.

Trong những năm khó khăn ấy, nhân dân miền Bắc đã dốc hết sức mình vì miền Nam ruột thịt. Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước mà bà con miền Bắc đã không quản ngại gian khổ hy sinh. Từng lớp thanh niên đã hăng hái lên đường tham gia chiến đấu. Ngày ra đi còn vẫy chào tạm biệt, hứa xong nhiệm vụ với tổ quốc mới trở về.

Bao nhiêu nông phẩm thu được, nhân dân chỉ giữ lại phần ít. Phần lớn còn lại gửi vào miền Nam cho bà con và các chiến sĩ. Chính phủ còn nhận được sự hỗ trợ của các nước anh em ủng hộ cuộc chiến.

Chúng tôi lên đường bất kể ngày đêm. Hễ có hàng là chúng tôi chạy. Từng đoàn xe nối đuôi nhau xuôi ngược trên tuyến đường Trường Sơn, nhộn nhịp như mùa hội. Tấm chân tình của nhân dân miền Bắc đối với quan và dân miền Nam thật nói sao cũng không hết.

Năm ấy, phát hiện tuyến đường huyết mạch Trường Sơn, quân Mỹ tiến hành đánh phá ác liệt. Chúng rải thảm bom đạn nhằm ngăn chặn dòng tiếp viện. Con đường bị cày xới dữ dội. Rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh.

Những chiếc xe băng trong mưa bom bão đạn của kẻ thù không chiếc nào còn nguyên vẹn. Khung cửa kính bị hơi bom ép vỡ. Đèn pha cũng bị cháy. Thùng xe lỗ rỗ vết bom. Mui xe bị đánh bật quang mất từ bao giờ. Sau những chuyến đi trở về, xe của chúng tôi bị biến dạng ghê gớm.

Thế nhưng, chúng tôi không hề nản lòng. Các đòng chí động viên nhắc nhở nhau cùng hứa sẽ giữ vững tay lái, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chúng phá đường thì ta sửa. Chúng đánh ngày thì ta chạy đêm. Những đoàn xe lại nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Tuyến đường Trường Sơn như sợi chỉ thần kí nối liền miền Nam, miền Bắc. Nơi đâu cũng nhộn nhịp bóng người. Có thể nói, mọi sức mạnh đều tập trung về đây để bảo vệ tuyến đường, bảo vệ mạch máu của dân tộc.

Ngồi trong những chiếc xe không kính, cả bầu trời như đến gần với tôi. Dù trời không có gió nhưng hề xe chạy thì gió cứ thế mà lùa vào ào ạt. Gió thổi xoát mặt, cay xè cả hai mắt, thổi bồng mái tóc của chúng tôi. Cứ mỗi lần bước ra khỏi buồng lái là tóc tôi dựng ngược hẳn lên như vừa được bôi một thứ keo dán tóc nào đó.

Ban đêm xe chạy, sao sáng vằng vặc trên trời cao, rõ ràng hết mức vì không bị kính che mờ. Những cánh chim trời tinh nghịch cứ bay ngay buồng lái. Đôi khi chúng làm tôi hết hồn vì ngỡ bóng máy bay của địch.

Sợ nhất là bụi đường. không có kính, bụi phun tóc trắng xóa như người già. Cả đầu tốc lẫn mặt mũi của chúng tôi như trát mọt lớp phấn trắng. Chỉ còn hai con mắt là khác màu thôi. Mỗi lần nghỉ ngơi, nhìn các chiến sĩ ai cũng bạc phết mà cười ngất ngây.

Hết bụi thì đến mưa. Mưa rừn trường Sơn đọt ngột và dữ dội lắm. Không hề báo trước, cơn mưa từ đâu phía bên kia núi ào ào kéo đến trút nước lên đầu. Không có kính, nước mưa cứ thế mà tuôn, mà xối vào. Ngồi trong xe mà tôi cứ ngỡ đang ở ngoài trời. Nhưng mưa cứ kệ mưa. Xe chạy vẫn cứ chạy. Quần áo ướt rồi lại khô, cần chi phải nghỉ ngơi lôi thôi. Cuộc sống như thế chúng tôi đã quen từ lâu, có chi mà quản ngại gió sương.

Vui nhất là những lần đồng đội khắp muôn phương cùng nhau hội tụ. Những đoàn xe nối đuôi nhau mấy cây số. Chúng tôi bắt tay thân ái qua ô cửa kính vỡ, hỏi han và động viên nhau. Tôi chúc mừng các anh đã hoàn thành nhiệm vụ trở về. Những chiến sĩ trở về động viên và cầu chúc tôi may mắn.

Những cuộc dừng chân giữa rừng kết nối biết bao trái tim. Dù ở những đơn vị khác nhau, từ nhiều vùng quê của đất nước, nhưng gặp nhau ở đây, chúng bếp lửa hồng, chung bữa cơm vui thì chúng tôi xem nhau là anh em đồng chí cả.

Đường Trường Sơn dược xây dựng bằng sức người, bằng đôi bàn tay của hàng vạn thanh niên yêu nước. Trên núi cao, dưới vực thẳm thách thức mọi tinh thần. Những con dốc cao đến nỗi đứng dưới nhìn lên mỏi cả cổ. Tôi nhớ rất rõ lần chạy xe xuyên đêm vượt dốc Pô Phiên vô cùng hiểm trở. Con dốc sừng sững thách thức các đồng chí lái xe đã từng vận chuyển hàng hóa trên cung đường này.

Đêm ấy trời mưa to, đường bị xói lở nhiều. Đại đội trưởng lệnh chúng tôi dừng lại tìm nơi ẩn nấp. Đến đêm mai lại chạy tiếp. Nhưng chúng tôi đang ở giữa vùng trống, không có nơi ẩn nấp an toàn cho cả đoàn xe. Lại thêm trời cứ mưa thế này, đến đêm mai chưa chắc đã hết. Tôi khuyên đại đội trưởng cho đoàn xe vượt dốc. Sau phút suy nghĩ, đại đội trưởng đồng ý.

Tôi lái xe đi đầu. Lấy hết bình tĩnh, tôi đạp mạnh chân ga. Chiếc xe lừ lừ chạy tới. Biết mặt đất trơn, tôi có gắng giữ ga thật đều. Bánh xe bám chặt vào mặt đường giữ xe vững chắc. Bỗng chiếc xe lắc lư dữ dội vì vấp phải rãnh sâu. Tôi đạp mạnh ga hơn cho xe vươt qua nhưng không thể. Xe bị tuột ga rồi. Tôi đạp mạnh thắng để giữ xe lại nhưng mặt đường như rải dầu trơn tuồn tuột. Đuôi xe lệch về một bên, đầu xe quay ngang. Phía sau là con vực sau đến nghìn mét.

“Chắc chắn xe sẽ lao xuống vực”. Tôi nghĩ thế và thầm mong có một sức mạnh nào đó nâng đỡ. Bỗng chiếc xe khựng lại. Tôi nghe tiếng đại đội trưởng thét lớn: “cho xe lao lên mau!”.

Tiếng thét làm tôi sực tỉnh. Tôi lấy hết sức đạp mạnh chân ga. Bánh xe chà xát trên mặt đường đưa đầu xe từ từ quay lên, bùn đất văng rào rào hai bên. Tiếng xe gầm thét dữ dội. Chiếc xe khựng lại rồi từ từ quay đầu lên dốc. Tôi hít một hơi dài, nhấn ga thêm nữa, xoay vô lăng đều đều đưa xe lên. Cuối cùng, tôi cũng đưa xe lên đến đỉnh dốc an toàn. Bước xuống xe, tôi thở phảo nhẹ nhòm.

Nhìn đại đội trưởng và các đồng đội mình mẩy đầy bùn đất tôi nghẹn ngào xúc động vô cùng. Thì ra, khi thấy xe tôi trượt dốc, đại đội trưởng và các chiến sĩ đã vội đi tìm đá kê. Mỗi người một hòn kê vào bánh xe. Hết hòn này đến hòn khác cho đến khi xe lên hẳn trên dốc.

Đêm ấy, đoàn chúng tôi vượt dốc thành công nhờ mưu trí của đồng đội, kịp đưa xe về nơi trú ẩn an toàn.

Bình tĩnh, quả cảm, xử lý các tình huống mau lẹ, chính xác là những yếu tố cần có ở người lính lái xe. Người lái xe mặt trận không chỉ bình tĩnh vững vàng trong buồng lái, mà cần cả mưu lược, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống trên thực địa.

Có khi còn phải biết làm “tham mưu” đề xuất với chỉ huy cấp trên các phương án khai thông khi tắc đường. Phải biết hợp đồng tác chiến với công binh, với bộ đội phòng không, phải hiểu rõ thủ đoạn và quy luật hoạt động của kẻ địch trên trời dưới đất để đưa hàng tới đích. Đó là lời dạy của đại đội trưởng mà tôi còn nhớ mãi cho tới bây giờ.

Chiến tranh là phải có hy sinh. Chúng tôi đã xác định điều mỗi khi lên đường. Người đồng đội thân nhất, đã cùng tôi vào sinh ra tử bao nhiêu trận đã hy sinh. Anh ra đi như một người lính thật sự, không hề hối tiếc.

Hôm ấy, sau một đêm vận chuyển, trên đường đi ra, trời sáng, đơn vị phải giấu xe che mắt địch. Chiều, bọn thám báo đã “đánh hơi”, gọi máy bay ném bom. Dứt đợt oanh kích của địch, ba đồng chí công binh gọi anh đi kiểm tra hiện trường. Tôi ngăn anh, để tôi đi trước, nhưng anh không chịu. Đến nơi giấu xe, anh đụng bom bi vướng nổ. Quả bom hất tung anh rơi xuống vực sâu. Anh ra đi, đồng đội vô cùng thương tiếc.

Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc chúng tôi khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất là vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng cao chúng tôi lại càng quyết tâm chiến thắng.

Không thể nhớ hết bao nhiêu tình huống trên đường vận chuyển. Những chuyến xe lấy đêm làm ngày vượt qua những bãi bom phá, bom từ trường, bom bi trong vòng lượn của máy bay tiêm kích suốt ngày đêm lồng lộn xoi mói, oanh kích bắn phá các trọng điểm dọc đường Trường Sơn.

Những quả đồi đất thành bột, vách đá thành vôi, những sông bùn, những vực thẳm chồng chất xác xe cháy đổ. Dù kẻ thù rình rập, đường di nguy hiểm, dù có bao nhiêu hy sinh đi chăng nữa nhưng không gì thể cản bước đoàn xe chạy tới.

Xe vẫn chạy. Những đoàn xe nặng trĩu chuyến hàng vẫn ngày đêm chạy tới. Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Tất cả vì sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước của dân tộc. Mỗi khi ngồi vào buồng lái, tôi lại nhớ đến các anh, nhớ đến nhiệm vụ thiêng liêng mà nhắc mình giữ vững tay lái, sống và chiến đấu xứng đáng với những người đã mãi mãi ra đi để bảo vệ đất mẹ thiêng liêng này.

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

hồi em còn lớp 4 em đã đấm vỡ đầu 1 bạn nào đó chỉ vì không kiềm chế được bản thân và bị bạn ấy trên trọc quá mức nhưng em vẫn thấy lỗi lầm vì không kiềm chế được mà bạn ấy đã ra đi mãi mãi

31 tháng 10 2019

4,3-(-1,2)= 5,5 nha

31 tháng 10 2019

ai cho bán hàng trên này

31 tháng 10 2019

Ngày ấy, đất nước ta đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, ở bên ngoài kia bọn giặc nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Nhà vua lo lắng cho đất nước cho muôn dân thiên hạ nên đã cử một viên quan đi khắp đất nước để tìm người tài. Viên quan ấy đã đi khắp nơi, đến nhiều chỗ, gặp qua rất nhiều người và ra những câu hỏi hóc búa nhưng ông vẫn không tìm được người nào cả.

Một hôm ông đi qua một cánh đồng thấy hai cha con nọ đang đi cày ruộng ông đứng lại hỏi "Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?" đây là một câu hỏi khó bởi nào có ai đếm lại xem mình đã cày bao nhiêu đường, người cha loay hoay không biết trả lời làm sao thì đứa con đã của người nông dân kia đã hỏi ngược lại: Con sẽ trả lời câu hỏi của ngài nếu ngài cho con biết chính xác một ngày đường ngựa của quan đi được bao nhiêu bước? Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì sửng sốt ông ngạc nhiên với tài năng của cậu bé ông nghĩ đây nhất định là thiên tài rồi và ông liền hỏi lại tên địa chỉ quê quán rồi về tâu lại với nhà vua.

Ngày ấy, đất nước ta đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, ở bên ngoài kia bọn giặc nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Nhà vua lo lắng cho đất nước cho muôn dân thiên hạ nên đã cử một viên quan đi khắp đất nước để tìm người tài. Viên quan ấy đã đi khắp nơi, đến nhiều chỗ, gặp qua rất nhiều người và ra những câu hỏi hóc búa nhưng ông vẫn không tìm được người nào cả.

Một hôm ông đi qua một cánh đồng thấy hai cha con nọ đang đi cày ruộng ông đứng lại hỏi "Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?" đây là một câu hỏi khó bởi nào có ai đếm lại xem mình đã cày bao nhiêu đường, người cha loay hoay không biết trả lời làm sao thì đứa con đã của người nông dân kia đã hỏi ngược lại: Con sẽ trả lời câu hỏi của ngài nếu ngài cho con biết chính xác một ngày đường ngựa của quan đi được bao nhiêu bước? Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì sửng sốt ông ngạc nhiên với tài năng của cậu bé ông nghĩ đây nhất định là thiên tài rồi và ông liền hỏi lại tên địa chỉ quê quán rồi về tâu lại với nhà vua.v

tham khảo nhé:https://vietjack.com

31 tháng 10 2019

1. Chữa lỗi dùng từ trong câu sau:

a)  Hùng là một người cao ráo

b) Nó rất ngang bướng

c) Bài toán này hóc búa thật

31 tháng 10 2019

trả lời hộ mk 2 câu còn lại nhed. Cảm ơn bn nhiều

31 tháng 10 2019

Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.

31 tháng 10 2019

“Thời thơ ấu”, mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! “những cánh diều” thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, cố gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ. Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu “vua thả diều”. À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi.

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

31 tháng 10 2019

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.