K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2020

Mùa đông. Gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.

26 tháng 4 2020

Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ, mùa của sức sống, khát khao đã về rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non, lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân. Trong các vòm cây, kẽ lá, những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân, rộn rã. Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt, tươi vui lạ thường. Trên nền trời, cánh én chao liệng vu vơ, từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi, vui mừng. Ôi! thật là đẹp. Tất cả thật là đẹp.

Bn tham khảo:

Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống, khát khao đã về rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non, lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân. Trong các vòm cây, kẽ lá, những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân, rộn rã. Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt, tươi vui lạ thường. Trên nền trời, cánh én chao liệng vu vơ, từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi, vui mừng.Ôi! Thật là đẹp. Từ những thứ đơn giản đến những thứ phức tạp, Tất cả thật là đẹp.

Câu rút gọn: In đậm

Câu đặc biệt: In nghêng

Trạng ngữ: In đậm, nghiêng

Mô típ từ ... đến ...: Từ những thứ đơn giản đến những thứ phức tạp

26 tháng 4 2020

Tan học. Tôi và Nghi đang thong thả bước trên đường về nhà. Bỗng dưng mây đen kéo đến đen nghịt cả bầu trời. Người đi đường rảo bước về nhà hay tìm nơi ẩn trú. Nghi nắm chặt tay tôi nói như giục: "Mưa! Mưa! Chúng ta chạy nhanh về nhà kẻo ướt!". Nhưng không kịp, chỉ trong chớp mắt, một trận mưa to trút xuống ào ào như thác chảy, phủ cảnh trời màu trắng đục. Mãi gần nửa giờ sau mưa mới bắt đầu nhẹ hột rồi dứt hẳn. Mưa đã tạnh. Qua làn mây trắng mỏng, mặt trời chiếu ánh sáng dịu xuống mặt đường sạch bụi. Ngoài đường xe cộ tấp nập, khách bộ hành lại nhộn nhịp qua lại. Tôi và Nghi nhanh chân bước vội về nhà.

28 tháng 4 2020

càng ít càng tốt bạn ạ

26 tháng 4 2020

a)Văn bản ''Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' của Hồ Chí Minh.

b)PTBĐ: Nghị luận.Phép lập luận chính của văn bản:  chứng minh

c) Luận điểm : ''Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta''

Vai trò : là luận điểm tư tưởng chính ; là linh hồn của bài văn đóng vai trò liên kết các đoạn văn thành văn bản hoàn chỉnh.

26 tháng 4 2020

câu 2 :

Trong các văn bản mà em đã được học,có rất nhiều văn bản gây nhiều ấn tượng với em nhưng ấn tượng nhất đó là tác phẩm "Sống chết mặc bay" do tác giả Phạm Duy Tốn sáng tác. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, "Sống chết mặc bay" đã lên án một cách gay gắt tên quan phủ mang "lòng lang dạ thú" ; độc ác ; không quan tâm;không màng đến dân. Đồng thời phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong lúc người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ hàng năm phải đương đầu với sự tàn phá dữ dội của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình thì bọn quan lai, những người được mệnh dân là phụ mẫu của dân đang chễm chệ trên đình hoặc bên ván cờ.Qua đó ;văn bản lên án, tố cáo gay gắt bọn quan phủ ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc;phê phán xã hội phong kiến có những tên quan vô trách nhiệm trước hàng nghìn sinh mạng của con người mà không thấy ghê tởm chính bản thân của mình.

26 tháng 4 2020

                                                                                        Bài Làm
Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nói, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta  có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”- văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến, với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương.

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, hay chưa có cơ hội được trải nghiệm. Mỗi chúng ta, là con của đất nước Việt Nam đều mang trong mình lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Nhưng trong thời hòa bình, ấm no, tình cảm ấy dường như đã bị ngủ quên. Khi ấy, những áng văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh chính là minh chứng rõ nhất. Bác đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tính cảm ấy luôn sôi nổi, mãnh liệt và chân thành. Từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu; từ người già đến người trẻ, từ chiến sĩ đến nhân dân, từ nam nữ công nhân cho đến chính phủ, … Tình yêu nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Khi ấy, ta chợt thấy hình như, một làn sóng mới, hình như tình yêu nước cũng đang dâng trào trong ta. Từ đó, có ý thức trách nhiệm với tổ quốc.

Đến với văn chương, ta còn được sống trong những trang thơ đẫm lệ, được chứng kiến cảnh chia li sầu thảm và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sau giây phút tiễn chồng ra trận:

           “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

            Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

            Ngàn dâu xanh ngắt một màu

            Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Cả không gian nhuỗm màu xanh buồn thảm, từ xanh xanh nhẹ nhàng đẩy lên xanh ngắt cực điểm như nỗi sầu buồn của người chinh phụ cứ ngày thêm chồng chất không thể hóa giải. Câu hỏi cuối đầy day dứt: Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn? Thiếp đâu thể biết lòng chàng, ngay cả sự sống của chàng cũng không biết. Nhưng rõ ràng nỗi sầu của thiếp đã đong đầy cả đất trời, ngấm vào cảnh vật. Những câu thơ ngắn gọn, dẫu không ở trong xã hội phong kiến bấy giờ, ta cũng có thể thấu hiểu nỗi lòng của con người thuở trước.

Không chỉ vậy, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nỗi yêu ghét, buồn vui ngày thương ai chẳng có, nhưng đến với văn chương, ta được sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc. Khi tình yêu quê hương hòa cùng với tình yêu đôi lứa, ta có những câu thơ như những câu hát phất lên đầy sức sống:

            “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

             mênh mông bát ngát

            Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng

            bát ngát mênh mông

           Thân em như chẽn lúa đòng đòng

           Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

Khung cảnh đất nước quê hương mới bát ngát, rộng lớn làm sao! Câu hò của ta cứ ngang dọc, thênh thang trong biển rộng sông dài. Hình ảnh cô gái hiện lên như “chèn lúa đòng đòng” đầy sức sống và xinh tươi dưới ngọn “nắng hồng ban mai” trong mùa gặt hái. Câu thơ căng tràn sức sống, niềm tin yêu đối với quê hương cũng như con người.

Nhưng có lúc, ca dao cho ta sống với những số phận bi thảm, những tiếng kêu đau thương của con người:

          “Thương thay thân phận con tằm,

           Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

          Thương thay lũ kiến li ti,

          Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

          Thương thay hạc lánh đường mây,

          Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

          Thương thay con cuốc giữa trời,

          Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”

Số phận người nông dân trong xã hội cũ chỉ là con sâu, cái kiến, kêu trời trời không thấy, kêu đất mà đất chẳng nghe. Cuộc đời của họ chỉ như những con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc để cho bè lũ phong kiến áp bức, bóc lột. “Thương thay” hay là thương cho chính mình, cho số kiếp của mình để rồi cất thành tiếng kêu bi phẫn:

             “Ai làm cho bể kia đầy

             Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

Như vậy, đến với văn chương, chúng ta đã được sống trong thế giới của tình cảm, cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những nỗi đau của con người cách ta hàng trăm năm, yêu và giận hết mình với con người. Như thế, ta biết sống đẹp hơn, biết trân quý cuộc sống của mình và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học, cũng là bí quyết để nó nằm ngoài quy luật băng hoại của cuộc sống
  Ok rồi đó!#hoctot

25 tháng 4 2020

Em ở nhà

26 tháng 4 2020

Em ở nhà ôn bài

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng...
Đọc tiếp

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”                (Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.                                     B. Nguyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.                    D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ              B. Hai từ                        C. Ba từ                            D. Bốn từ

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ            B. Động từ                   C. Tính từ                            D. Đại từ

Câu 4: Trong các thông tin sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

3
25 tháng 4 2020

Mik chỉ biết câu 1 la Nguyễn Trãi thui vì mik học lớp 6

26 tháng 4 2020

Trả lời :

Câu 1 : A . Nguyễn Trãi 

Câu 2 : A . 1 từ 

Câu 3 : D . Đại từ 

Câu 4 : C . Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha , ông cáo quan về ẩn ở Côn Sơn .

                       ~ hok tốt ~

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào...
Đọc tiếp

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất!

A,Văn bản đc viết theo thể loại nào 

B,Xét về cấu tạo câu Lo thay! Nguy thay thuộc kiểu câu j ? Nêu tác dụng

C,Chỉ ra hình ảnh tương phản và nêu tác dụng

1
27 tháng 4 2020

A, Văn bản sống chết mặc bay đc viết theo thể loại truyện ngắn hiện đại, kể theo ngôi 3

=>Lmà cho câu chuyện thêm sinh động và khách quan hơn.

B, Câu cảm thán, tác dụng:dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết.

C, 2 mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn vs bão lũ, chống chọi vs mưa lũ>< Bọn quan lại hộ đe ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bạc bỏ mặc dân chúng đang chịu cực khổ.

Tác dụng: làm cho bài văn thêm nổi bật và phong phú.

Bạn đọc qua và sửa lại nhé mình mới làm sơ qua thôi. ~ chúc học tốt~

25 tháng 4 2020

Các bạn ơi giúp mình với ạ !